Xe nội gặp khó, sẽ nghiên cứu giảm thuế để hỗ trợ?
Trong lúc thị trường xe đang gặp khó, các hãng xe lắp ráp trong nước ít nhiều bám vào “phao cứu sinh” mới khi Bộ Tài chính cho biết đang nghiên cứu để trình các cấp thẩm quyền về thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước, trong đó có xét tới ưu tiên các dòng xe chiến lược dung tích nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu.
Trước đó, một số cơ quan, doanh nghiệp, cử tri đã có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị có chính sách ưu đãi để phát triển dòng xe ô tô chiến lược dung tích nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường (các dòng xe chiến lược Việt Nam ưu tiên phát triển), trong đó có các đề xuất về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô nội địa.
Trước đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng, hiện các dòng xe ô tô chiến lược ưu tiên phát triển của Việt Nam (dưới 9 chỗ từ 2.0 trở xuống) đã có các chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi tăng thuế với xe cỡ lớn từ 3.0 trở lên, áp dụng từ năm 2018 tới nay.
Cụ thể, xe động cơ dưới 1.5 được giảm 10% thuế tiêu thụ đặc biệt so với quy định (chỉ chịu mức thuế 35%); loại 1.5 - 2.0 chịu thuế 40% (giảm 5%). Với ô tô điện, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng giảm từ 5 - 10% so với quy định. Với xe ô tô sử dụng kết hợp động cơ xăng dầu và điện, năng lượng sinh học được giảm thuế từ 30 - 50% so với xe cùng loại chỉ dùng xăng dầu... Bên cạnh đó, các loại ô tô nhập khẩu sử dụng động cơ thân thiện với môi trường như điện, hybrid, nhiên liệu sinh học, khí thiên nhiên đã được ưu đãi thuế nhập khẩu. Với linh kiện sản xuất trong nước hiện đã được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính, Bộ Công thương nghiên cứu trình Chính phủ các chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích đối với sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước với các dòng ô tô chiến lược.
Trong đó có giải pháp về thuế tiêu thụ đặc biệt, trên cơ sở đánh giá tác động của các biện pháp đề sản xuất, so sánh với kinh nghiệm các nước, phù hợp với cam kết quốc tế, đảm bảo tính khả thi của các chính sách, biện pháp được đề xuất. Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu, đánh giá và đề xuất chính sách thuế với ô tô chiến lược trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thời gian tới qua.
Theo Tạp chí GTVT
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mặc dù nhiều mẫu ô tô đang được giảm giá tới cả trăm triệu đồng, nhưng tác động kép từ dịch bệnh Covid-19 và tâm lý kiêng mua xe trong “tháng ngâu” có thể khiến doanh số bán xe bị sụt giảm trong thời gian tới.
" alt=""/>Nghiên cứu giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để “cứu” xe nội, giảm nhập khẩu?Đại lý Toyota Long Biên nằm trong khuôn viên Trung tâm thương mại Savico Mega Mall tại quận Long Biên (Hà Nội). Ảnh: Lam Anh
Hệ thống của Savico (mã SVC) gồm 28 công ty con, 17 công ty liên kết, hiện đang phân phối hầu hết các thương hiệu ô tô tại thị trường Việt Nam như Ford, Toyota, Huyndai, Volvo, VinFast, Mitsubizhi, Isuzu, xe máy Yahama, Suzuki…
Năm ngoái, Savico đạt doanh thu 16.085 tỷ đồng, lợi nhuận 258 tỷ đồng; tổng cộng 34.994 xe ô tô được hệ thống Savico phân phối đến người tiêu dùng trong năm 2020.
VEAM là tổng công ty cổ phần do nhà nước nắm phần vốn chi phối, góp vốn vào 3 liên doanh lớn gồm 30% cổ phần tại Honda Việt Nam, 20% Toyota Việt Nam và 25% Ford Việt Nam.
Năm ngoái VEAM thu lãi chỉ riêng từ các liên doanh lắp ráp ô tô đạt con số 5.110 tỷ đồng, đưa lợi nhuận sau thuế của tổng công ty lên mức 5.676 tỷ đồng.
Ngày 1/12/2021, Nghị định 103/2021 quy định mức thu lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực, Chính phủ đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô nội trong 6 tháng, áp dụng từ ngày 1/12/2021 đến 31/5/2022.
Khi sức cầu về ô tô bị kìm nén lại trong suốt tháng 11, được “giải nén” bởi nghị định 103/2021, khách hàng ồ ạt chốt đơn, thanh toán tiền mua ô tô, đi nộp phí trước bạ để bấm biển.
Lượng xe đi nộp phí trước bạ chỉ tính riêng ngày 1/12/2021 là trên 12 nghìn chiếc, theo Tổng Cục thuế. Phản ứng của thị trường chứng khoán với nhóm doanh nghiệp ô tô biểu hiện ngay bằng việc 3 mã HAX, SVC và VEA tăng gần kịch trần trong phiên giao dịch hôm 1/12.
Trong tuần qua, bất chấp thị trường chứng khoán có lúc mất 70 điểm trong 2 phiên giao dịch, bộ ba mã chứng khoán ngành ô tô chỉ giảm nhẹ.
Trong phiên “đỏ sàn” ngày 6/12, thị trường mất 29 điểm, mã HAX vẫn trụ vững ở tham chiếu và bật tăng trở lại mạnh mẽ ngay trong phiên sáng 7/12.
Đặc biệt, cổ phiếu SVC của Savico tăng trần liên tục 3 phiên liên tiếp từ ngày 2/12 đến nay, đưa thị giá của cổ phiếu này từ mức 96.000 đồng (ngày 1/12), đạt thị giá 126.000 đồng - mức giá đạt đỉnh lịch sử của cổ phiếu này vào phiên sáng ngày 7/12/2021.
Việc giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước được xem là cú hích mạnh mẽ với thị trường vốn ảm đạm cả năm qua, khiến dòng tiền quay trở lại với các nhà phân phối ô tô.
Trong 6 tháng tới, dự báo thị trường ô tô sẽ tiếp tục khởi sắc, một phần do nhu cầu đi lại cá nhân tăng nóng trong đại dịch, lãi suất ngân hàng vẫn ở mức hấp dẫn, đồng thời mức giảm 50% lệ phí trước bạ giúp người dùng tiết kiệm được hàng chục triệu đồng khi mua xe nội.
Theo Báo Giao thông
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nữ chủ nhân cũng tiết lộ số khung và số máy của chiếc Mercedes-Benz GLC 200 cũng có số đuôi 49 và 53.
" alt=""/>Cổ phiếu ô tô tăng vọt sau 1 tuần giảm phí trước bạ