6 thất vọng lớn về HP TouchPad
HP TouchPad chưa tốt như kỳ vọng
Video cận cảnh TouchPad của HP
Trên thị trường, tỷ lệ chi phí logistics so với GDP quốc gia của Việt Nam là 18% GDP, trong khi con số này ở các nước phát triển chỉ 9-14%. Chi phí logistics của Việt Nam vẫn khá cao so với các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan,… Nguyên do có thể đến từ những hạn chế về kết cấu hạ tầng cảng biển gắn liền với dịch vụ sau cảng; công tác quy hoạch hạ tầng logistics gồm cảng biển, cảng cạn, trung tâm logistics, depot, bãi đậu xe tải, xe container… chưa hiệu quả. Do đó, ứng dụng công nghệ số hóa là yêu cầu cần thiết để cắt giảm chi phí.
Ngoài ra, chuyển đổi số logistics sẽ giúp nâng cao hiệu suất trong các quy trình vận chuyển. Giá cước vận chuyển tính theo thời gian thực, vận đơn không cần giấy tờ và tự động hóa tối đa các quy trình sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động. Việc số hoá trong ngành logistics chính là một giải pháp minh bạch và hiệu quả trong tình hình dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài.
Chuyển đổi số logistics sẽ đem tới cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội khác nhau. Trước hết là tiết kiệm chi phí và thời gian hiệu quả thông qua tự động hóa. Thời gian là một trong những yếu tố giá trị nhất trong ngành logistics. Mọi bước và quy trình trong chuỗi cung ứng phải được lên thời gian hoàn hảo, đảm bảo giao hàng đúng hạn không có bất kỳ sự gián đoạn nào.
Khi áp dụng biện pháp chuyển đổi số phù hợp, các hoạt động rất phức tạp tổng thể trong chuỗi cung ứng hàng hải có thể được tăng hiệu suất đáng kể. Chuyển đổi số logistic giúp hạn chế rủi ro, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, tạo được uy tín trong lòng khách hàng. Với nguồn nhân lực hạn chế, doanh nghiệp có thể cân nhắc tối ưu hóa bằng cách tự động hóa những hoạt động tại văn phòng như email hoặc fax, tự động hóa quy trình thực hiện các cuộc gọi để theo dõi vận chuyển hàng hóa, tính giá cước hoặc hoàn thành thủ tục giấy tờ. Mặt khác, các doanh nghiệp có thể quản lý giá cả một cách hiệu quả, minh bạch tuyệt đối, nhờ đó tỷ lệ lỗi và chi phí dư thừa cũng được giảm đáng kể.
Số hóa không chỉ làm cho các hoạt động quản lý tại văn phòng trở nên hiệu quả hơn mà còn giúp doanh nghiệp có những phản ứng linh hoạt về sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Trong tình hình đại dịch còn diễn biến phức tạp, theo dõi thời gian thực giúp hiểu được sự cố có thể xảy ra và do đó lập kế hoạch chính xác, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cho khách hàng.
Một lợi thế quan trọng khác của khả năng hiển thị đầu cuối là định tuyến động. Thông qua việc chia sẻ dữ liệu vĩnh viễn, có thể giảm tối đa tỉ lệ giao hàng chậm trễ qua việc tối ưu hóa tuyến đường, chọn ra tuyến đường thuận lợi. Điều này giúp tiết kiệm thời gian trong trường hợp bị gián đoạn như tắc nghẽn hàng hải, tắc nghẽn cảng hoặc không có thuyền.
Đông Phong
Ngày 25/8/2021, hội thảo trực tuyến “Chuyển đổi số ngành vận tải và logistics” do Tổng Công ty Công nghệ và giải pháp CMC (CMC TS) và Salesforce tổ chức đã diễn ra với sự tham dự của gần 200 đại diện doanh nghiệp trong ngành.
" alt=""/>Ứng dụng công nghệ số hóa trong ngành logistics Việt NamChọn phương án nào?
Đưa ra khuyến nghị trong trường hợp này, chia sẻ với PV VietNamNet,ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cho hay, cần tùy từng thời điểm, hoàn cảnh để đưa ra quyết định cuối cùng cho phù hợp.
“Ở thời điểm hiện tại, khi lãi suất đang ở mức cao, giá nhà cũng đã tăng cao, nếu mua nhà rồi cho thuê sẽ không hiệu quả. Bởi lẽ, chung cư ở nội thành Hà Nội rất cao, tầm 3 tỷ đồng chỉ có thể mua được căn hộ 2 phòng ngủ. Nếu cho thuê chỉ được khoảng 10-12 triệu đồng/căn/tháng.
Trong khi đó, nếu gửi tiết kiệm ngân hàng với mức lãi suất 7%/năm thì sẽ hiệu quả hơn là đi mua chung cư rồi cho thuê”, ông Toản nói.
Tuy nhiên, ông Toản cho rằng, nếu trường hợp lạm phát tăng cao, mua chung cư đôi khi người ta cũng kỳ vọng thu được tiền thuê sẽ bù trừ một phần chi phí tài chính. Cùng với đó, kỳ vọng vào việc tăng giá nhà và giữ tài sản, chống lạm phát. Trường hợp không cho thuê được có thể về ở, đó cũng là một phương án.
“Khẩu vị mỗi người khác nhau, quan trọng là lựa chọn được bất động sản phù hợp để mua. Nhưng trong ngắn hạn không nên mua nhà mà nên gửi tiết kiệm ngân hàng là phương án an toàn. Bởi giá nhà đã cao thì mức độ tăng giá tương lai không được nhiều. Trong vòng 2-3 năm tới có thể mua chung cư, còn trong vòng một năm tới mua cũng không hiệu quả. Mua chung cư giai đoạn này, nguồn cung khan hiếm, giá cả chung cư mới và cũ đều tăng cao nên sẽ thiệt hại về tài chính”, ông Toản phân tích thêm.
Trong khi đó, báo cáo của Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) chỉ ra trong những năm qua, ngân hàng vẫn là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả, đem lại lãi suất cao, dễ thực hiện đối với tất cả nhà đầu tư và xu hướng này đã tiếp tục đến giữa quý I/2023.
Dự báo, đây vẫn là kênh đem lại lợi nhuận tốt, an toàn và hấp dẫn so với các kênh đầu tư khác trong năm 2023, trong bối cảnh những rủi ro, bất định từ môi trường vĩ mô quốc tế vẫn chưa chấm dứt.
Tuy nhiên, từ tháng 3/2023 đến nay, lãi suất gửi tiết kiệm có xu hướng giảm dần. Các ngân hàng thương mại thực hiện giảm lãi suất huy động để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, xu hướng của Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh giảm các mức lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, khiến lãi suất huy động dự báo có thể sẽ giảm.
Do đó, các chuyên gia của VIRES cho rằng, các nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu kênh gửi tiết kiệm với kỳ hạn linh hoạt, phù hợp để có thể nhanh chóng chuyển đổi sang các kênh đầu tư khác với tỷ lệ sinh lời cao hơn.
Bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai
May mắn hơn trường hợp trên là nam thanh niên 27 tuổi ở Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Từ ngày 16/8, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục 39 - 40 độ, đau mỏi người, không ho, không khó thở.
Bệnh nhân có yếu tố dịch tễ là đi công tác Đà Nẵng từ ngày 30/7 đến 7/8 nên ban đầu cả bệnh nhân và bác sĩ đều nghĩ ngay đến Covid-19, tuy nhiên làm xét nghiệm RT-PCR cho kết quả âm tính SARS-CoV-2.
Trong khi đó, xét nghiệm công thức máu phát hiện tiểu cầu hạ kèm da xung huyết đỏ, xét nghiệm test Dengue khẳng định dương tính với sốt xuất huyết.
May mắn được đưa vào viện kịp thời, bệnh nhân được truyền dịch, hạ sốt. Sau 4 ngày điều trị theo phác đồ, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, rất nhiều trường hợp dù có triệu chứng sốt xuất huyết (sốt, đau mỏi người...) nhưng vì quá lo lắng trước sự lây nhiễm của Covid-19 nên không dám tới bệnh viện thăm khám và điều trị hoặc chỉ đi khám sàng lọc Covid-19.
Đây là một trong những sai lầm thường gặp của người dân trước nguy cơ “dịch chồng dịch” của Covid-19 và sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng.
Theo PGS Cường, sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: Sốt, đau đầu, đau mỏi người.
Tuy nhiên, đây là 2 bệnh có yếu tố dịch tễ, đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.
Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền. Ngoài ra sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc.
Trong khi đó, bệnh nhân mắc Covid-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.
Các chuyên gia khuyến cáo, triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Nặng hơn có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu...
Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.
Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, tuy nhiên khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong.
Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19 như: sốt, đau mỏi cơ.
Do đó nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc.
Thúy Hạnh
- Nghĩ mệt mỏi, sốt thông thường nên anh P. không đi khám, đến khi vào viện, bác sĩ thông báo bệnh nhân đã xuất huyết não do sốt xuất huyết.
" alt=""/>Nam thanh niên Hà Nội tử vong vì sốt xuất huyết