Học sinh bậc THCS ở TPHCM được miễn, hỗ trợ học phí năm học 2024-2025 (Ảnh: V.D).
Nhóm 2 là học sinh Nhà Bè, Hóc Môn, Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh thu 30.000 đồng/học sinh.
Mức hỗ trợ được áp dụng trong 9 tháng của năm học 2024-2025, với kinh phí được lấy từ nguồn ngân sách TPHCM.
Học sinh THCS ngoài công lập áp dụng mức hỗ trợ như trên, ngoại trừ các trường có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, đây là năm thứ 4 liên tiếp TPHCM thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh trên địa bàn thành phố.
Năm học 2021-2022, thành phố hỗ trợ 100% mức học phí công lập với tổng số tiền ngân sách hỗ trợ là 604,5 tỷ đồng.
Năm học 2022-2023, hỗ trợ phần chênh lệch do điều chỉnh mức học phí với tổng số tiền ngân sách thành phố thực hiện hỗ trợ là 1.518,8 tỷ đồng.
Năm học 2023-2024, hỗ trợ phần chênh lệch do điều chỉnh mức học phí đối với mầm non, THPT và hỗ trợ 100% học phí đối với THCS với kinh phí thực hiện chính sách là 1.847 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện miễn học phí cho học sinh THCS là 1.108 tỷ đồng (công lập: 1.042 tỷ đồng, ngoài công lập: 66 tỷ đồng).
UBND TPHCM đánh giá chính sách hỗ trợ học phí hợp lòng dân, tạo sự an tâm và động lực cho phụ huynh, người dân có điều kiện phát triển kinh tế và sản xuất kinh doanh phục hồi kinh tế sau thời gian dài đối phó dịch bệnh; học sinh an tâm đến trường không phải nghỉ, bỏ học vì điều kiện kinh tế không có khả năng đóng học phí.
" alt=""/>Học sinh lớp 6Theo tạp chí Y học Lối sống Mỹ, một người đàn ông 33 tuổi đã giảm lượng cholesterol “xấu” lên tới 52,8% chỉ bằng những điều chỉnh đơn giản trong 6 tuần. Cholesterol “xấu” làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ.
Khi nghiên cứu bắt đầu, người đàn ông có mức cholesterol tăng vừa phải và tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch. Anh làm công việc văn phòng nên phải ngồi nhiều và chỉ có thể tập thể dục sau giờ làm việc.
Chế độ ăn uống thông thường của anh trước đây bao gồm bánh mì và các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như bơ và phô mai - cả hai đều chứa chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc cholesterol “xấu”. Bữa tối của anh thường có các loại protein như bít tết và gà nướng, kèm theo nguồn carbohydrate như khoai tây.
Tình nguyện viên này đã được đưa một kế hoạch ăn kiêng kết hợp với tập thể dục, không bổ sung các chất làm giảm cholesterol như statin.
Anh sử dụng các loại thực phẩm được chứng minh làm giảm cholesterol như yến mạch thô, hạnh nhân, quả bơ và dầu ô liu nguyên chất.
Yến mạch và hạnh nhân là nguồn cung cấp chất xơ có tác dụng giảm lượng cholesterol cao, trong khi bơ và dầu ô liu chứa nhiều chất béo không bão hòa có thể giảm mức cholesterol “xấu”. Anh cũng đưa thực phẩm bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống.
Trước khi tham gia thử nghiệm, anh đã sử dụng axit linoleic liên hợp (CLA), vitamin C và một loại vitamin tổng hợp. Các nhà khoa học đánh giá: “500mg vitamin C mỗi ngày có tác động tích cực đến quá trình oxy hóa chất béo khi tập thể dục vừa phải, nên vẫn có thể sử dụng tiếp”.
Tình nguyện viên tập tối thiểu 30 phút, hai lần mỗi tuần, bao gồm tập cardio (các bài vận động tốt cho tim mạch).
Sau đó, nhóm tác giả đã tiến hành đánh giá sức khỏe của tình nguyện viện sau 6 tuần thay đổi lối sống. TheoExpress, kết quả ghi nhận, người đàn ông giảm 40% tổng lượng cholesterol, 52,8% lượng cholesterol “xấu”.
Các nhà nghiên cứu kết luận: "Trường hợp này cho thấy ở một số cá nhân, chỉ cần thay đổi lối sống là đủ để giảm mức cholesterol". Tuy nhiên, họ lưu ý, đây là chỉ kết quả dựa trên nghiên cứu đơn lẻ về một trường hợp có mức cholesterol tăng vừa phải.