Đối với phân khúc nhà đất, giá thứ cấp trung bình một số khu vực giảm khoảng 5% svck trong quý I/2022. Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng chung, phần còn lại của thành phố là khu Tây Bắc, giá đất lại có chiều hướng tăng mạnh.
Còn tại Hà Nội, báo cáo cho biết, nguồn cung mới nhà xây sẵn quý I cũng sụt giảm 24,7% svck còn 296 căn. Lượng tiêu thụ căn hộ sơ cấp trong quý I/2022 tăng 16% (svck) lên 4.800 căn, trong khi nguồn cung mới giảm 20,3% svck còn 3.525 căn. Giá trung bình căn hộ sơ cấp trong quý tăng ấn tượng 13,3% svck lên 1.655 USD/m2.
Đối với phân khúc nhà đất, giá thứ cấp của 12/15 quận, huyện tại Hà Nội ghi nhận giảm mạnh, trung bình giảm 7,7% so với quý trước, nhưng vẫn tăng 5,7% svck.
"Ngành BĐS đang đối mặt với nhiều thách thức làm ảnh hưởng đến triển vọng ngành từ lãi suất tăng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà, giá vật liệu tăng có thể làm tăng giá nhà ở đến việc thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào lĩnh vực BĐS và giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN)” - VNDirect Research nhận định.
Đơn vị này cũng đánh giá, trong bối cảnh thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực BĐS và giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành TPDN, các chủ đầu tư có thể sẽ gặp thách thức trong việc huy động vốn trong vài quý tới.
“Do đó, hoạt động bán hàng có thể sẽ được đẩy mạnh trong khi mở rộng quỹ đất sẽ chậm lại, điều này có thể sẽ giúp giá nhà đất hạ nhiệt trong các quý còn lại năm 2022", VNDirect Research dự báo.
Nhận định về rủi ro của ngành, VNDirect Research đặt vấn đề về giá nhà đất tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt là tại khu vực ngoại thành khiến gia tăng các mối lo ngại và có thể vượt khả năng của người mua nhà.
Cùng với đó, chi phí xây dựng tăng cao trong quý II/2022, đặc biệt giá thép đã tăng hơn 20% svck điều này sẽ kéo theo giá nhà tăng nếu giá vật liệu duy trì ở mức cao như hiện tại trong hai năm tới. Lạm phát và lãi suất vay mua nhà tăng cao hơn dự kiến có thể gây ra các tác động tiêu cực đối với giao dịch căn hộ đặc biệt là phân khúc trung cấp và bình dân.
Về chính sách, đơn vị này cho rằng Luật Đất đai 2013 sửa đổi đã bị lùi trình Quốc hội lần thứ 4 (trước đó dự kiến trình vào tháng 5/2022). Tuy nhiên trong quá trình chờ sửa đổi, Chính phủ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung 6 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
“Nghị định mới này cùng với Nghị định 148 ban hành năm 2020, Thông tư 09 ban hành năm 2021 được kỳ vọng sẽ giải quyết được những nút thắt trong việc phê duyệt dự án khu dân cư và rút ngắn thời gian cấp phép. Thị trường có thể sẽ sôi động trở lại sau một thời gian dài ảm đạm và khó khăn” - VNDirect Research đánh giá.
Loạt địa phương đề nghị công an điều tra về "thổi giá" đất
Ghi nhận thực tế cho thấy, thị trường bất động sản thời gian qua bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá nhà ở ở hầu hết các phân khúc tại các địa phương đều liên tục tăng, có những khu vực còn xảy ra hiện tượng tăng “nóng”.
Trước thực trạng sốt đất diễn ra thời gian qua, nhiều địa phương đã đề nghị công an vào cuộc làm rõ các chiêu trò "thổi giá" đất.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2022 của UBND TP Đà Nẵng vào chiều 18/4, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP Đà Nẵng cho biết Sở đã có văn bản gửi công an thành phố đề nghị vào cuộc điều tra xem có hay không đường dây thông đồng giữa "cò" đất, cơ quan và cán bộ quản lý Nhà nước để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, tạo cơn "sốt" đất tại huyện Hòa Vang.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký Chỉ thị số 10 về tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong đó chỉ đạo hàng loạt cơ quan chức năng có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm.
Đặc biệt, chỉ đạo Công an tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường kiểm tra, xử lý theo quy định. Công an tỉnh tổ chức theo dõi các khu vực có dấu hiệu giá đất tăng đột biến, tình trạng chuyển mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, "sốt ảo"; điều tra các đối tượng có hành vi đầu cơ, "thổi giá", làm thị trường tạo cơn "sốt đất" ảo để kiếm lời.
Trước cơn sốt nóng bất động sản tại Gia Lai, cơ quan chức năng tỉnh này đã đề nghị công an vào cuộc tăng cường điều tra, làm rõ các dấu hiệu, hành vi đẩy giá, thổi giá đất để thu lợi bất chính, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản nếu có...
Thanh Sơn
Với những gì đang có trong tay về lực lượng, kinh nghiệm… tuyển Việt Nam chắc chắn không “ngán” đối thủ nào ở Đông Nam Á vào thời điểm hiện tại.
Đồng thời, điều khiến các đội bóng khác trong khu vực khó có thể so với đoàn quân của chiến lược gia người Hàn Quốc là tính ổn định rất cao từ sự quyết tâm, đến nhân sự với 2/3 quân số còn góp mặt trong đội hình kể từ chức vô địch AFF Cup 2018.
Với những gì đang sở hữu, nếu tuyển Việt Nam không thể bảo vệ được chức vô địch chắc chắn là một bất ngờ đối với người hâm mộ Đông Nam Á.
![]() |
Hàng phòng ngự vẫn là điểm tựa của HLV Park Hang Seo |
2. Thành công của tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang Seo dựa trên khá nhiều yếu tố như cầu thủ tốt, khả năng cầm quân tài tình từ chiến lược gia người Hàn Quốc hay cả sự may mắn.
Nhưng yếu tố quan trọng nhất để tạo ra nhiều vinh quang suốt 4 năm qua vẫn nằm ở lối chơi “biết mình, biết người” mà thuyền trưởng tuyển Việt Nam xây dựng cho đội nhà dựa trên một hàng thủ chắc chắn không dễ công phá.
Một ví dụ như ở AFF Cup 2018, giải đấu mà tuyển Việt Nam đăng quang ngôi vô địch, hàng thủ mà HLV Park Hang Seo xây dựng chỉ lọt 4 bàn/8 trận, thậm chí cả vòng đấu bảng sạch lưới là minh chứng rõ nhất.
nhưng bóng bổng lại đang là vấn đề đối với chiến lược gia người Hàn Quốc |
Hoặc như ở Asian Cup 2019, tuyển Việt Nam khi đó cũng chơi rất hay và lọt vào đến vòng tứ kết cũng dựa trên hàng thủ chắc chắn, với số bàn thua phải nhận ít đến khó tin dù đối đầu trước những Iran, Nhật Bản…
3. Sau 4 năm tuyển Việt Nam lúc này cũng vẫn dựa trên nền tảng hàng thủ để từng bước tiến ra sân chơi châu lục như Asian Cup, vòng loại World Cup 2022, nhưng có vẻ như đang không còn được như trước.
Chính xác hơn, việc hàng thủ chắp vá đã khiến HLV Park Hang Seo thực sự mệt mỏi khi lộ ra nhiều điểm yếu, bất chấp các trụ cột ở khu vực thi đấu này chơi cùng nhau chẳng phải ngắn.
![]() |
Và để giảm bớt âu lo, xem chừng HLV Park Hang Seo đang cần Đình Trọng trở lại |
Nói như thế không phải chuyện nhận 16 bàn thua/7 trận gần nhất (thực tế kết quả ấy đã là một nỗ lực quá lớn trước các đội bóng hàng đầu châu lục) mà ở chỗ luôn để thủng lưới vì những sai lầm một cách có hệ thống nơi hàng phòng ngự.
Quá nhiều bàn thua xuất phát từ các tình huống bóng tầm cao theo kiểu “câu bổng vào giữa” rồi các trung vệ chọn điểm rơi sai, hoặc tự phạm lỗi… rõ ràng đang là điểm yếu chí mạng của tuyển Việt Nam.
Điểm yếu này không chỉ xuất phát trước các đối thủ mạnh hàng đầu châu lục, mà kể cả khi gặp những đội bóng trong khu vực, như gần nhất trước Malaysia ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022 cũng đã xảy ra.
Cơn đau đầu nói trên chỉ hết nếu Đình Trọng quay trở lại, nhưng không dễ khi mà trung vệ Hà Nội FC có vẻ như chưa tìm được chính mình sau chấn thương nên HLV Park Hang Seo thực sự âu lo ở AFF Cup 2020 tới đây.
Xuân Mơ
Đỗ Hùng Dũng không được các cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà Singapore giải quyết thủ tục xin cấp phép nhập cảnh tham dự AFF Cup 2020.
" alt=""/>Khi âu lo nằm ở chính điểm tựa của thầy Park