Chạo chân giò hay còn được gọi là nem chạo, nem thính. Không rõ món ăn có tên gọi như thế tự bao giờ, chỉ biết rằng, người địa phương gọi như vậy để dễ phân biệt nem chạo Kim Sơn với các món nem chạo khác.
Cùng với thịt dê cơm cháy, chạo chân giò được làm từ những nguyên liệu dân dã nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân Kim Sơn đã trở thành món ngon trứ danh, hút khách gần xa (Ảnh: Thảo Trinh)
Thay vì làm từ bì lợn, thịt nạc như một số món nem khác, chạo Kim Sơn được chế biến từ nguyên liệu chính là thịt chân giò. Để món ăn này chuẩn vị nhất, người ta thường chọn đi chợ sáng, lựa mua chân giò tươi với trọng lượng vừa phải. Nếu sử dụng chân giò to quá thì phần thịt có thể bị dai, bì dày, khi chế biến nem chạo sẽ không ngon.
Chân giò được làm sạch, đem thui rơm cho đến khi phần bì và thịt ngả màu vàng nâu. Nếu không có rơm thì thay bằng than hoa hoặc bã mía nhưng thịt thui rơm vẫn ngon và bắt mắt hơn.
Chế biến chạo chân giò tuy không khó nhưng cũng cần những bí quyết riêng trong khâu tuyển chọn nguyên liệu và cách làm (Ảnh: Nguyễn Sinh)
Công đoạn này cũng đòi hỏi sự khéo léo, phải thui đều tay với mức lửa vừa để thịt vàng đều, không bị cháy xém, giúp món chạo dậy mùi thơm. Sau đó đem chân giò đã thui đi rửa sạch, lọc thịt ra khỏi xương, cắt thành từng miếng to cỡ bàn tay.
Tiếp tục cho chân giò vào áp chảo cùng lá chanh và sả lót phía dưới đáy, đến khi miếng thịt có màu vàng sậm, thấm đậm mùi thơm từ sả, chanh.
Ngoài chân giò, món ăn này còn được chế biến từ nhiều nguyên liệu dân dã khác như riềng, sả, xoài xanh, vừng và rau thơm các loại như lá đinh lăng, lá sung,... Riềng, xoài rửa sạch, thái sợi chỉ còn sả thái lát mỏng vừa ăn.
Các nguyên liệu được thái lát mỏng, nhỏ vừa ăn (Ảnh: Thảo Mắt Nâu)
Chân giò sau khi áp chảo xong thì để nguội rồi thái thành các lát thật mỏng, đều tay sao cho thịt nạc dính liền với phần da. Tẩm ướp thịt chân giò với xoài, riềng, sả và chút muối. Tùy từng nơi, người ta cho thêm khế để món ăn có độ chua. Chờ chân giò thấm gia vị thì cho thêm vừng, lá chanh thái sợi,... vào rồi trộn đều lên là có thể thưởng thức được ngay.
Không giống các món nem ăn kèm nước chấm chua ngọt, nem chạo Kim Sơn được thưởng thức cùng nước tương (tương bần). Tùy khẩu vị và sở thích từng người mà có thể pha chế nước tương đặc hoặc loãng khác nhau bằng cách cho thêm lạc giã nhỏ, đường, chanh.
Nhiều thực khách cho hay, món chạo chân giò chuẩn vị nhất phải chấm kèm nước tương đặc sánh và uống cùng loại rượu Kim Sơn trứ danh.
Cách thưởng thức chạo Kim Sơn khá đơn giản, thực khách chỉ cần lấy lá sung, rau thơm kèm với chút chuối xanh hoặc khế chua, cho thêm thịt chân giò vào giữa rồi cuộn chặt lại, quệt vào bát nước tương.
Món chạo chân giò có độ mềm và đậm đà từ thịt, độ dai, giòn từ lớp bì, kết hợp với vị bùi ngậy của nước tương cùng chút xoài chua hay vị thanh mát, chan chát từ lá sung, rau sống.
Đĩa chạo Kim Sơn có màu sắc bắt mắt, dậy mùi thơm ngây khiến ai nhìn cũng muốn được thưởng thức ngay (Ảnh: Bếp Bố Khá)
Tới Ninh Bình, thực khách có thể dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức chạo chân giò nổi tiếng ở Kim Sơn hoặc tại một số nhà hàng, quán ăn trong trung tâm thành phố. Mỗi suất nem chạo có giá khoảng 100.000 - 120.000 đồng cho khẩu phần ăn 3-4 người.
Không chỉ là đặc sản nức tiếng của vùng kinh đô xưa, chạo chân giò ngày nay còn trở thành món ngon được thực khách thập phương yêu thích. Nhiều bà nội trợ cũng trổ tài làm món ăn này để “giải ngấy” hay chiêu đãi khách quý ghé thăm.
Không chỉ trở thành đặc sản được nhiều người biết đến mà món chạo chân giò còn là niềm tự hào, thể hiện nét tinh tế trong văn hóa ẩm thực của người dân vùng biển Kim Sơn (Ảnh: Nguyễn Sinh)
Chị Phương Liên (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, vài lần được thưởng thức chạo chân giò Kim Sơn đã khiến chị say mê món ăn dân dã này. “Mỗi dịp có cơ hội về công tác tại Ninh Bình, tôi lại được người quen chiêu đãi ăn chạo chân giò. Món này rất dễ ăn, lại có công dụng giải ngấy. Về Hà Nội, tôi từng thử mua chạo người ta làm, giá 25.000 đồng/lạng nhưng vị không ngon và chuẩn như ở Kim Sơn. Sau đó, tôi tự học hỏi và chế biến món ăn này theo công thức người địa phương mách, các thành viên trong gia đình ai cũng khen ngon”.
Phan Đậu
Hình ảnh những du khách 'lao ra giữa đường', vô tư tạo dáng bên hàng cây bàng lá nhỏ tại nút giao Quốc lộ 5 lối lên Quốc lộ 1 đi Bắc Ninh - Bắc Giang đang khiến nhiều người bức xúc.
" alt=""/>Chạo chân giò trứ danh của mảnh đất nổi tiếng đất Ninh BìnhKhông chỉ trường hợp này, bệnh viện cũng thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân nhiễm giun sán do thói quen sinh hoạt, ăn uống không bảo đảm vệ sinh. Các bệnh nhân thường nhiễm cùng lúc nhiều loại giun sán khác nhau.
Ba tháng đầu năm 2023, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận và điều trị 172 ca bệnh áp xe gan do sán lá gan lớn. Toàn bộ bệnh nhân đều có thói quen ăn rau sống.
Tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội), cơ sở y tế chuyên ngành ký sinh trùng, các bác sĩ cũng thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân vào viện do thói quen ăn uống thiếu đảm bảo an toàn thực phẩm.
Điển hình là chị P.T.D (27 tuổi, Lạng Sơn). Chị được bác sĩ ở địa phương chẩn đoán tổn thương gan nghi do ký sinh trùng. Bác sĩ Bệnh viện Đặng Văn Ngữ kết luận bệnh nhân mắc sán lá gan lớn.
Nữ bệnh nhân chia sẻ có thói quen thích ăn rau sống, đặc biệt yêu thích lá diếp cá và xà lách. Khi làm rau sống, cô thường xuyên rửa sạch rau rồi ngâm với nước muối. Vì thế cô gái trẻ rất bất ngờ vì mình đã rửa rau rất sạch nhưng vẫn nhiễm ký sinh trùng.
Cách ăn rau sống để đảm bảo an toàn thực phẩm
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Nhưng nếu rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc hay phân chuồng chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng qui định...) lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp tính và mạn tính.
Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, để đảm bảo rau sạch cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch. Rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.
Việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo loại trừ sạch mầm bệnh. Qua một số thí nghiệm cho thấy trong môi trường thuốc tím, nước muối loãng thì không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần.
Như vậy, nên áp dụng cách rửa rau sống bằng nước sạch nhiều lần rồi vớt rau vẩy ráo trước khi ăn.
Bác sĩ Phan Thị Thu Phương, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, giải thích 3 nguyên nhân rau trên cạn nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn:
- Rau trồng gần nguồn nước nhiễm ký sinh trùng, ấu trùng sán lá gan cư trú lên các loài rau này.
- Người dân lấy nguồn nước không an toàn tưới lên rau vô tình nhiễm phải ký sinh trùng này.
- Người bán rau bày bán các loại rau sống cùng nhau. Quá trình tiếp xúc cũng khiến các loại rau cạn nhiễm ký sinh trùng từ rau thủy sinh.
" alt=""/>Ngăn nguy cơ vào viện vì thói quen ăn rau sốngRất nhiều bạn đã đăng tải những bức ảnh cùng chú chó trên từng hành trình phượt của mình. Nhưng nổi bật nhất gần đây nhất chính là đôi bạn Hải Yến - Bun, một lần nữa làm cho trào lưu này xôn xao trên khắp cộng đồng mạng.
![]() |
Cùng Bun checkin biển mây Tà Xùa (Sơn La). |
Thời gian gần đây, những bức ảnh của cô nàng Dư Hải Yến (sinh năm 1995, sinh viên Học viện Tài chính) dắt chó đi phượt khiến dân mạng vô cùng thích thú.
Với nhiều người, khi đi phượt bạn nên có 1 người bạn đi kèm, dân phượt vẫn gọi với cái tên “xế” (người cầm lái) và “ôm” (người ngồi sau). Tuy nhiên, với cô nàng Dư Hải Yến thì “ôm” của mình lại là một chú chó.
Hải Yến chia sẻ: "Mình bén duyên với những cung đường cách đây gần 2 năm. Khi ấy, mình đồng hành cùng các anh chị lớn hơn mình, đa số mọi người đều đã đi làm. Hiện tại, mình vẫn đi cùng mọi người nhưng thay vì làm “ôm” thì mình trở thành “xế” và “ôm” của mình thì chú chó vô cùng thú vị”.
9X gọi “ôm” của mình là với cái tên thân mật “người đồng hành bé nhỏ” và tên thật của chú chó là Bun. Và thế là "người đồng hành bé nhỏ" đã phượt cùng Hải Yến trong khá nhiều cung đường như: Hà Giang, Mộc Châu, Tà Xùa (Sơn La), Sa Pa (Lào Cai), Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Hội An...
![]() |
Bun và Hải Yến ở vườn hoa tam giác mạch ở Hà Giang. |
Đôi bạn thân này đã cùng nhau đi đến nhiều tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Hải Yến chia sẻ thêm: "Gặp những người bạn phượt trên đường, họ đều rất thích thú khi nhìn thấy Bun và thường xin chụp ảnh, quay video rồi vẫy tay chào thân thiện. Nhiều lần trên đường đi, đôi khi mệt, cô nàng dừng lại, ngủ vội trên xe, Bun lại loanh quanh ở cạnh thức và trông đồ cho cô chủ ngủ".
![]() |
Check-in ở cánh đồng hoa hướng dương Nghệ An. |
Trên những chuyến hành trình thú vị của đôi bạn này, chắc chắn tràn ngập niềm vui của sự trải nghiệm và cũng không thể thiếu những câu chuyện đáng nhớ.
![]() |
Hình ảnh của Bun trong chuyến đi đảo Ngọc Vừng. |
Đối với cô nàng 9X, Bun không chỉ là bạn đồng hành trên những ngả đường nữa mà dường như đã là bầu bạn, tri kỷ trong cuộc sống. Trong chuyến đi đảo Ngọc Vừng, Quảng Ninh gần đây, có một kỷ niệm khiến cô nàng thấy vô cùng đáng yêu và hạnh phúc khi đã cố ý “lừa” chú chó của mình.
Cô nàng bơi ra xa một chút và ngụp xuống nước giả vờ vùng vẫy, lúc đó Bun đang trên bờ, thấy vậy liền lao xuống kéo áo cô chủ vào. Và sau đó, Bun không dám chơi nữa mà chỉ chăm chú ngồi trông chừng cô chủ của mình.
![]() |
Gần đây, giới trẻ đua nhau với trào lưu toy-travel. |
Không chỉ là người bạn đồng hành trên những cung đường phượt, Bun và cô nàng Hải Yến giờ đây trở thành những người bạn trong cuộc sống.
Hải Yến cũng chia sẻ cô đang ấp ủ dự định sẽ cùng “người đồng hành bé nhỏ” của mình đi xuyên Việt từ Hà Nội đến Sài Gòn trong thời gian tới.
(Theo Dân Việt)
" alt=""/>Trào lưu toy