Từ ngày chuẩn bị làm đám cưới. Chính cái hôm mà gã dẫn vợ về xem xét cái “tổ chim cúc cu” của hai đứa với cái nguýt dài: “Đàn ông với chả mày râu, chỉ giỏi quen thói bừa bộn!”. Rồi vợ tuyên bố sẽ chính thức chuyển đổi cái “tổ” bừa bộn của gã thành tổng hành dinh của mình. Và cũng chính từ giây phút ấy, vợ nói là làm, cái tổ bừa bộn dần được lột xác. Chăn, ga, gối, đệm, đèn ngủ, đèn trang trí, khung tranh, giấy dán tường… mỗi hôm vợ lôi đến một thứ và “đắp” vào nó. Thế là cái tổ tồi tàn của gã thành nơi thơm phức mùi xa hoa, tráng lệ… chỉ trước ngày cưới có vài hôm.
Nhìn cái “tổ cú” lột xác thành “tổng hành dinh” của vợ, gã đắc thắng cười khùng khục, bụng nghĩ thầm: “Có vợ. Đời khác rồi. Bày ra thì lại sẽ ngăn nắp, sạch như lau li, thơm như… rượu nhậu”. Gã mơ màng tưởng tượng ra cảnh mỗi tối mình loạng choạng chân chiêu, quần áo vứt tung, giày dép bày bừa còn vợ khuôn mặt đặc sệt lo lắng, vội vàng chạy lại đỡ chồng. Rồi vợ cuống cuồng đi pha nước gừng mật ong, rồi khăn lạnh lau mặt… để gã giải rượu. Giấc mơ của gã quá hoàn mĩ!
Thế nhưng gã nhầm. Gã quên mất căn phòng đó không còn là cái tổ cú của mình mà giờ đây đã là tổng hành dinh của vợ. Chỉ có vợ mới có quyền tối thượng trong đó. Còn gã từ chủ nhân sẽ trở thành một “vai phụ” trên chính lãnh địa của mình.
Ngày đầu tiên về sống ở tổng hành dinh. Vợ xúng xính trong trang phục cô dâu. Vợ xinh đẹp, lộng lẫy như nữ hoàng. Gã mê mẩn, vội cởi caravat, lột áo, toan vồ vập thì vợ giơ tay chặn lại. Điều khoản thứ nhất “Cấm vứt bừa bộn trong tổng hành dinh. Bày ra thì tự dọn vào” buộc phải được thực thi khi gã đang hừng hực khí thế. Làm gì còn lựa chọn nào khác cho gã nếu muốn được vợ chiều!
Ngày thứ hai trong tổng hành dinh. Tức là một tuần sau ngày cưới, khi kì trăng mật vừa kết thúc được 1 ngày. Gã đi làm về, rón rén băng qua cầu thang, “né” mẹ gã đang chăm chú ngồi xem tivi trong phòng. Gã tính kế toan lên phòng vòng tay ôm nàng từ phía sau, hôn chụt một cái cho đỡ nhớ thì nhìn quanh, căn phòng trống trơn. Vợ không thấy đâu. Lúc này gã mới nghe loáng thoáng tiếng cười nói của vợ với mẹ gã vọng lên. Âm mưu thất bại, gã ném phịch mình xuống giường. Gã ngủ quên mất cho đến khi vợ lục dậy bằng bằng cách vừa vò vò đầu gã, vừa lấy khăn lau mặt để chồng tỉnh táo.
![]() |
Gã thấy hài hước nhất là một đấng nam nhi hào hoa, bóng bẩy như gã lại răm rắp nghe lời vợ... (Ảnh minh họa) |
Còn đang lâng lâng trìu mến thì vợ gã phụng phịu liếc chồng từ đầu đến chân: “Thế này thì hai ngày là giặt chăn ga gối một lần rồi”. Gã giật thót mình, đứng bật dậy. Gã quên mất đây là tổng hành dinh của vợ. Quên mất điều khoản “Nếu muốn cùng vợ giặt chăn ga gối sau giờ làm thì cứ tự nhiên mặc đồ đã ‘tẩm’ bụi bên ngoài ‘lăn’ lên trên giường”. Gã gãi đầu, mặc cả với vợ: “Lần đầu, không tính!”, rồi chạy biến vào phòng tắm. Gã bắt đầu thấm thía thế nào là “gông”, thế nào là “Nhất vợ, nhì trời”.
Tắm táp xong xuôi, gã khệ nệ lê bước xuống phòng ăn. Nhìn mâm cơm công phu, gã tròn mắt ngưỡng mộ vợ. Bố mẹ gã cũng nức nở khen con dâu đảm đang, khéo léo. Gã hứng khởi, thế là được dịp tự công kênh mình: “Chuyện, con đã kén vợ thì chỉ có nhất!” rồi cười ha hả. Gã không hay biết, cái nháy mắt đầy ẩn ý của mẹ gã với con dâu trong lúc gã đang híp mí vì sung sướng.
Bụng no căng, gã buông đũa định đứng dậy theo sau chân bố thì mẹ và vợ gã – hai người phụ nữ của gia đình, đứng hai bên, ấn vai gã ngồi xuống. Thế là người đàn ông vừa được dịp hả hê trước đó phải loay đánh vật với đống bát đĩa. Trong khi vợ và mẹ gã khoác tay nhau ra phòng khách thì gã đứng ôm đầu kêu thất thanh: “Trời ơi, đây mà là phụ dọn dẹp ư?”. Và đó là điều luật thứ ba của vợ gã có sự thông qua của mẹ chồng. Gã cứ thử không dọn?! Bụng no mà đêm “đói” thì… thôi rồi!
Cuối tuần, được ngày nghỉ hiếm hoi, gã toan tính ngủ nướng thì vợ dựng dậy, yêu cầu ra khỏi tổng hành dinh, lấy xô, pha nước lau sàn. Gã bị vợ buộc phải tham gia “nghĩa vụ công ích” tổng vệ sinh với lý do vừa sạch nhà lại khỏe người. Càu nhàu thì sợ vợ dỗi. Thế là trong lúc vợ đi chợ, gã qua cơn than thân trách phận, tỉnh ngủ, không biết làm gì, đành hút bụi, lau nhà.
Điều khoản thứ 4, thứ 5, thứ n cứ thế lần lượt ra đời từ tổng hành dinh của vợ rồi lan cả ra đại tổng hành dinh. Vợ gã không hiểu có chiêu gì mà lôi kéo được cả bố mẹ chồng vào công cuộc cải biến gã. Đôi lúc gã thấy hơi mệt, hơi khó xử, hơi bức bối nhưng khi được ai đó khen “Có vợ rồi trông chững chạc, ra dáng đàn ông, đủ chuẩn mực để làm bố trẻ con” gã lại tươi như hoa.
Ngẫm ra thì tổng hành dinh là của vợ nhưng gã vẫn có những lúc được “hét ra lửa”. Nhậu với bạn tới khuya mới mò về mà không bị vợ ca thán miễn là không được bày bừa bãi trong tổng hành dinh và đúng hẹn. Một tháng đôi lần vợ vẫn vờ quên, không gọi gã vào buổi sáng sớm cuối tuần để gã được ngủ nướng. Ăn uống xong xuôi vợ cũng không bỏ mặc gã một mình xoay xở với đống bát đĩa. Gã thấy thật hài hước, thật bi kịch! Tại sao một người đàn ông đào hoa, bóng bẩy như gã lại răm rắp nghe lời vợ trong “tổng hành dinh” của cô ấy!?
(Theo Pháp luật Xã hội)" alt=""/>Chuyện bi hài của gã đào hoa trong 'tổng hành dinh' của vợMột người сhồng tốt sẽ сó tám đặc điểm dưới đâу, hãу хem сhồng bạn trúng được bao nhiêu điểm:
1. Bất kể tình huống nào, sẽ không tơ tưởng haу ngoại tình. Bạn được anh ấу сho biết những việc хảу ra trong сác mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, việc сơ quan сủa anh ấy. Chồng bạn không сó gì giấu bạn hết và đặc biệt trung thành với hôn nhân. Bạn bè khác giới сủa anh ấу sẽ không quá nhiều và sẽ giữ một khoảng сách, không để bạn hiểu lầm.
![]() |
2. Chịu trách nhiệm gia đình, biết сhia sẻ сác сông việc nhà với bạn, bạn nấu ăn anh ấу rửa bát, bạn giặt quần áo anh ấу lau nhà.
3. Trong khả năng kinh tế, sẵn sàng сhi tiền vì bạn. Anh ấу sẽ luôn dành сho bạn những thứ tốt hơn, сòn với bản thân thì sao сũng được, quần áo đều là hàng сhợ nhưng đối với bạn thì khác, miễn là bạn muốn thì sẽ mua.
4. Anh ấу sẽ nói сho bạn biết anh ấу đi đâu làm gì, không để bạn lo lắng, không thể về nhà đúng giờ sẽ gọi сho bạn trước. Bạn không hỏi anh ấу сũng sẽ nói сho bạn biết rõ nơi anh ấу đã đi, gặp những ai.
5. Đối với bạn сó tình yêu, trong сuộc sống vợ сhồng, đặc biệt tôn trọng bạn nhưng сũng rất quan tâm đến сảm хúc сủa bạn.
6. Cho dù сó tranh сãi, сũng sẽ không сhiến tranh lạnh với bạn. Sau mâu thuẫn, bất kể ai đúng ai sai, anh ấу sẽ сhủ động nói сhuyện với bạn, giữa đạo lý và người phụ nữ, anh ấу сhọn phụ nữ.
7. Đối với сha mẹ đối phương rất tốt, хem trọng quan hệ gia đình, khi сuộc хung đột сủa mẹ сhồng và nàng dâu хảу ra anh sẽ сố gắng điều сhỉnh. Trước mặt сha mẹ, người thân và bạn bè anh ấу biết сách khen ngợi bạn.
8. Cho dù đó là ở bên ngoài haу ở nhà, anh ấу sẽ vẫn tốt với bạn, sẽ trò сhuyện với bạn, хem TV, thời gian rảnh đi ra ngoài tản bộ сùng bạn, không hà tiện thời gian dành сho bạn và сon сái!
Theo Phụ nữ và Gia đình
Phát hiện vợ nhắn tin với một người đàn ông, người chồng đã đánh đập, cạo đầu vợ rồi đăng lên mạng xã hội.
" alt=""/>Người сhồng tốt sẽ сó 8 đặс điểm này, trúng 3 điểm trở lên, bạn sẽ là người hạnh phúс
Tiếng là hai vợ chồng nhưng từ ngày kết hôn, Thảo chẳng bao giờ biết chồng mình thu nhập như thế nào. Thảo vốn là con gái út trong gia đình có 3 chị em gái. Vì thế, Thảo không phải đảm nhiệm vai trò "tay hòm chìa khóa" trong gia đình.
Chồng Thảo vin vào lý do đó nên lúc nào anh cũng cho là Thảo đểnh đoảng, không có kỹ năng quản lý. Sau khi kết hôn, anh tự cho mình quyền giữ chi tiêu, cầm trịch mọi việc từ lớn đến bé. Ban đầu, Thảo cũng nghĩ, vợ chồng bình đẳng, người này giữ tiền thì người kia thôi. Nào ngờ, khi đã về sống chung một nhà rồi, Thảo mới biết chồng mình không phải là người tiết kiệm mà thực chất rất hà tiện.
Nghĩ đến đây, Thảo lại càng muốn rơi nước mắt. Từ chỗ đang có việc làm, lương tuy không cao nhưng cũng ổn định, sau khi sinh con, cô nghe lời chồng nghỉ hẳn ở nhà. Chồng cô phân tích, nếu thuê người trông con thì chi phí cũng bằng, thậm chí tốn hơn lương của cô mà vợ chồng vẫn không yên tâm. Trong khi đó, chẳng gì tốt bằng mẹ trông con. Thảo thấy chồng nói phải nên đồng ý.
Một ngày ở nhà, Thảo làm luôn chân luôn tay mà không hết việc. Hết trông, chăm con lại dọn dẹp nhà cửa, lo cơm nước. Thảo cứ nghĩ chồng mình sẽ hiểu và thương vợ nhưng hóa ra, anh lại coi đấy là việc đương nhiên, thậm chí lúc nào cũng nghĩ cô vung tay quá trán rồi nghĩ thêm nhiều việc cho vợ làm chỉ để đỡ phải tiêu tốn tiền.
Một việc tưởng như đương nhiên nhưng với anh lại cho là điều vô lý. Đó là vào giữa tháng nắng nóng, tiền điện tăng lên, đến kỳ thanh toán, anh đã càu nhàu: "Tháng này em làm gì mà tốn tiền điện vậy. So với tháng trước, bị phụ trội thêm 200.000 đồng. Em cứ tiêu pha thế này thì lấy đâu tiền mà trả".
Tháng ấy là đợt nắng nóng kéo dài, Thảo nghĩ thương con nên trưa đến bật điều hòa lên cho con ngủ, khi con dậy là cô vội tắt ngay. Thảo nào có dám xa xỉ vì cô biết, chồng mình cũng vất vả đi làm, tiết kiệm chi tiêu được đồng nào là tốt đồng đó. Thế nhưng, với chồng Thảo như vậy vẫn chưa được.
Đêm đến, chồng Thảo cũng cứ thấp thỏm không dám ngủ sâu chỉ để "canh giờ tắt điều hòa". Nhiều hôm, điều hòa vừa bật, hơi lạnh phả chẳng được bao lâu thì anh đã lại tắt luôn, sau đó đóng nguyên cửa vậy cho mát, khiến cả nhà ngột ngạt không chịu nổi...
Mỗi tháng, chồng chỉ đưa cho Thảo 3,5 triệu để chi tiêu trọn gói. Theo tính toán của anh, mỗi ngày, hai vợ chồng chỉ ăn 50.000 vì chỉ có một bữa buổi tối, con nhỏ thì... chỉ là thêm bát thêm đũa. Anh đâu có biết, để chi tiêu trong khoản tiền đó, Thảo phải vất vả tính toán như thế nào.
Thấy Thảo vất vả, bố mẹ và các chị gái rất thương, thường hỗ trợ thêm Thảo. Chồng Thảo dần dần coi đó là việc đương nhiên, lâu lâu anh lại nhắc, sao không thấy ông bà, các bác gửi cho vợ chồng mình thứ gì.
Nếu có về nhà ngoại chơi, anh lại quan sát, xin được gì là xin, lấy được thứ gì về là lấy. Mà không chỉ là lấy mấy món rau dưa, trứng gà trứng vịt bà ngoại gói ghém, anh còn xin cả các đồ dùng trong nhà, kể cả nhà đang có anh cũng xin rồi về cất dưới gầm giường với lý do "nhỡ khi mai này đồ nhà mình hỏng thì có cái mà thay".
Con đến tuổi tập đi, anh bóng gió muốn mua cho con cái xe tập đi mà chưa có tiền để mua. Bà ngoại, các chị thấy vậy lại dúi cho Thảo ít tiền. Số tiền được cho lớn hơn nhiều lần tiền mua xe cho con nhưng anh vẫn cầm hết. Anh ra hiệu để Thảo không được từ chối rồi nói thầm vào tai Thảo: "Nhà mình còn khối thứ phải tiêu đến tiền, đã giàu có đâu mà em sĩ diện không nhận".
Thảo ban đầu chỉ nghĩ, thôi thì người trong nhà đùm bọc nhau. Nhưng càng ngày, cô lại càng ngượng với người nhà vì cái tính "hà tiện", "tăng xin, giảm mua" lúc nào cũng kêu khó, kêu khổ của chồng. Anh sẵn sàng chở một xe máy đầy các loại đồ xin được về nhà theo kiểu càng nhiều càng ít.
"Vợ chồng mình phải có tiền để sau này mua nhà to, rồi còn có tiền vốn lo cho con gái. Vì vậy, phải năng nhặt chặt bị nữa em ạ", một tối, anh hứng chí bàn chuyện tương lai với Thảo. Anh đâu biết rằng, cô đã mệt mỏi với sự tính toán, hà tiện, khắc khổ của anh đến thế nào...
Theo Phụ Nữ Việt Nam
Dung không xinh đẹp, không duyên dáng, cũng chẳng có tài năng gì đặc biệt, nhưng nhìn vào cuộc sống hiện tại của cô, người ta chỉ có thể thốt lên: "Thật đáng ngưỡng mộ".
" alt=""/>Chồng đưa vợ 3,5 triệu tiền chợ và đêm nào cũng canh giờ tắt điều hòa