Theo đó, qua các đợt kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế và báo cáo từ một số tỉnh thành, đã có hiện tượng người hành nghề tự ý bỏ vị trí công tác, không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Để khắc phục tình trạng trên, bảo đảm nhân lực thực hiện phòng chống dịch Covid-19 và khám chữa bệnh thường quy, Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn (cả công lập và tư nhân) thực hiện một số nội dung.
Thứ nhất, bảo đảm nhân lực làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý người hành nghề khám, chữa bệnh tại đơn vị. Xây dựng phương án, kế hoạch bố trí nhân lực phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế để dự phòng có tình huống lây nhiễm phải cách ly y tế, gây ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh.
Thứ hai, tăng cường tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người hành nghề khám chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Cần biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ, viên chức, người hành nghề tích cực tham gia và có nhiều đóng góp cho công tác phòng, chống dịch và hoạt động khám chữa bệnh.
Thứ ba, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh việc quản lý người hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tổng hợp những trường hợp tự ý bỏ việc hoặc vi phạm quy định về đạo đức hành nghề, gửi Bộ Y tế để xem xét. Bộ Y tế sẽ có hình thức kỷ luật hành chính hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đối với trường hợp vi phạm.
Hồng Phúc - Nguyễn Liên
Bộ Y tế giao BV Bạch Mai và BV Việt Đức khẩn trương triển khai kế hoạch thành lập Trung tâm hồi sức tích cực quốc gia điều trị Covid-19, đặt tại Hà Nam.
" alt=""/>Bộ Y tế: Có hiện tượng y bác sĩ tự ý bỏ vị trí công tácTheo kết luận điều tra bổ sung, ông Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo, áp đặt, buộc ông Lê Văn Dục (cựu Giám đốc Sở Xây dựng) phải giao các lãnh đạo, cán bộ liên quan thuộc Sở Xây dựng đặt hàng Công ty Sinh Thái Xanh thực hiện xây dựng vườn ươm, trồng cây tại nút giao Quốc lộ 21A.
Khi các sở có tờ trình đề xuất, phê duyệt dự toán hình thành giá gói thầu, báo cáo thẩm định và đề xuất UBND TP phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện công tác trồng cây ven các trục đường Quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn TP, ông Chung giao cho ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND TP chỉ đạo xử lý.
Tuy nhiên, trong khi Văn phòng UBND TP chưa tham mưu, đề xuất, ông Toản cũng chưa có ý kiến chỉ đạo thì ông Nguyễn Đức Chung lại “chỉ đạo miệng” ông Dục làm tờ trình thay đổi phương thức lựa chọn nhà thầu từ “đấu thầu” sang “đặt hàng”, giao cho Công ty Sinh Thái Xanh thực hiện.
Khi liên sở Xây dựng, KH&ĐT, Tài chính có tờ trình đề xuất thay đổi phương án lựa chọn nhà thầu thực hiện trồng cây keo ven các trục quốc lộ, tỉnh lộ từ đấu thầu sang đặt hàng Công ty Sinh Thái Xanh thì ông Chung cho ý kiến: “Tôi đồng ý, giao anh Toản, Phó Chủ tịch chỉ đạo, quyết định. Cần khẩn trương cho trồng tất cả các tuyến đường ngoại ô”.
Đối với nội dung yêu cầu điều tra bổ sung đấu tranh làm rõ động cơ vụ lợi của ông Nguyễn Đức Chung về việc Vũ Kiên Trung (Chủ tịch Công ty Cây xanh Hà Nội) khi đưa tiền vào các dịp lễ, tết tổng cộng 2,6 tỷ đồng và Bùi Văn Mận (Giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh) khai đã mua và thực hiện trồng cây cho người thân thiết của ông Chung tổng cộng hơn 2 tỷ đồng, phía VKS cho rằng cần thiết đối chất để đảm bảo chặt chẽ.
Với nội dung này, CQĐT thông tin đã cho đối chất giữa ông Nguyễn Đức Chung với Vũ Kiên Trung và Bùi Văn Mận. Kết quả đối chất, các bị can giữ nguyên lời khai.
CQĐT đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến VKSND Tối cao đề nghị truy tố 15 bị can về 5 tội danh theo bản kết luận điều tra trước đó.
Hồi tháng 4, VKSND Tối cao có quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an để điều tra bổ sung đối với vụ án liên quan đến cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và 14 người khác.
Những người này bị đề nghị truy tố các tội Buôn lậu; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.
Trong vụ án này, ông Nguyễn Đức Chung bị đề nghị truy tố tội Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ. Đây là vụ án thứ 4 ông Chung bị khởi tố.
" alt=""/>Đối chất việc đưa tiền cho ông Nguyễn Đức ChungĐúng 0h ngày 30/12/2016, 8 tỉnh thuộc giai đoạn 2 của Đề án Số hóa truyền hình đã chính thức tắt sóng truyền hình analog gồm: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang. Trước đó vào 24 giờ ngày 15/8/2016 (tương đương với 0h ngày 16/8/2016) tại 4 thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Cần Thơ cũng đã ngừng phát sóng các kênh truyền hình tương tự mặt đất. Đà Nẵng là địa phương hoàn thành sớm nhất số hóa truyền hình mặt đất và ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất từ ngày 1/11/2015, trở thành thành phố đầu tiên của ASEAN thực hiện thành công số hóa truyền hình. Như vậy tính đến hết năm 2016 đã có 13 tỉnh, thành phố hoàn thành số hóa truyền hình, đánh dấu sự thành công lớn của Đề án Số hóa truyền hình.
Việc ngắt sóng các kênh truyền hình analog sẽ ảnh hưởng tới những hộ đang thu xem truyền hình quảng bá (thu bằng anten), những hộ gia đình này phải chuyển đổi sang thu xem truyền hình kỹ thuật số bằng tivi số có tích hợp tính năng thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 hoặc dùng đầu thu kỹ thuật số DVB-T2 kết nối với các tivi đời cũ để thu xem truyền hình số quảng bá.
Hơn 500.000 đầu thu truyền hình được hỗ trợ cho người nghèo
Một phần việc quan trọng khi triển khai Đề án Số hóa truyền hình, đó là Nhà nước đã trợ cấp cho các hộ nghèo, cận nghèo đầu thu truyền hình kỹ thuật số DVB-T2 để thu xem truyền hình số từ nguồn tiền của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích. Tính đến hết năm 2016, Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích đã triển khai hỗ trợ hơn 540.000 đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn Trung ương. Trong đó, Giai đoạn 1 đã hỗ trợ cho 460.232 hộ gia đình đủ điều kiện nằm trong vùng ảnh hưởng của việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, có 16.052 hộ nghèo, cận nghèo tại Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam; 444.180 hộ nghèo, cận nghèo tại 4 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và địa bàn của 19 tỉnh lân cận. Giai đoạn 2 tiếp tục triển khai hỗ trợ 80.248 bộ đầu thu bổ sung cho 8 tỉnh tắt sóng truyền hình analog vào ngày 30/12/2016. Bên cạnh hỗ trợ từ nguồn tiền của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, một số thành phố như Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương cũng đã triển khai hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn riêng của địa phương từ nguồn ngân sách địa phương, hoặc huy động doanh nghiệp tham gia hỗ trợ. Các hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện hỗ trợ theo tiêu chuẩn Trung ương đã được hỗ trợ đầu thu DVB-T2 với tình trạng hoạt động và chất lượng thu tín hiệu tốt. Các hộ gia đình nhận hỗ trợ đầu thu đều rất phấn khởi vì được xem nhiều kênh truyền hình chất lượng cao mà không phải trả phí.
Kết thúc giai đoạn 1 và một phần của giai đoạn 2 Đề án số hóa truyền hình hiện đã có khoảng 50% dân số dân số cả nước nằm trong vùng phủ sóng truyền hình số DVB-T2.
Rút kinh nghiệm từ các đợt hỗ trợ đầu thu trước khi tắt sóng truyền hình số, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho rằng, hỗ trợ đầu thu cho người nghèo là phần việc quan trọng và phát sinh nhiều khó khăn. Trong đó, thành công của công tác hỗ trợ đầu thu phụ thuộc lớn vào triển khai, phối hợp của chính quyền địa phương các cấp. Nhiệm vụ của địa phương là phải cung cấp danh sách các hộ thụ hưởng, cử người phối hợp với nhà thầu để giám sát quá trình lắp đặt và nghiệm thu. Nguồn kinh phí hỗ trợ lắp đặt đầu thu không có từ Trung ương nên các địa phương phải chi khoản này.
“Khi lắp đặt phải đúng đối tượng hỗ trợ, đảm bảo là người nhận hỗ trợ thu được tín hiệu truyền hình số, gia đình họ phải có tivi và đang thu xem truyền hình ngoài analog. Phía địa phương phải giám sát thực hiện các tiêu chuẩn này cho đúng”, ông Hoan nói.
" alt=""/>Năm 2016: 13 tỉnh đã triển khai thành công số hóa truyền hình