Theo thoả thuận hợp tác, Viện nghiên cứu Tâm Anh (Tamri) sẽ tiếp nhận đào tạo về kỹ thuật xét nghiệm viêm gan siêu vi D từ Viện Nghiên cứu vi sinh và phòng chống dịch của Đại học Stanford (ViRx@Stanford).
Việt Nam hiện có khoảng hơn 10 triệu người nhiễm viêm gan siêu vi B mạn tính. Các nghiên cứu cho thấy, người nhiễm đồng thời virus viêm gan B và D thì nguy cơ xơ gan và ung thư gan còn tăng gấp nhiều lần. Một trong những nguyên nhân được nghĩ tới là do virus viêm gan D. Tuy nhiên Việt Nam chưa thực hiện được xét nghiệm viêm gan D này.
Từ đó, hợp tác giữa ViRx@Stanford và Tamri sẽ có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược quản lý bệnh viêm gan do virus tại Việt Nam, mang lại những lợi ích lớn cho người bệnh. Đặc biệt, hiểu biết rõ về bệnh cảnh viêm gan siêu vi D tại Việt Nam cũng đóng góp nhiều thông tin quan trọng cho nhà khoa học trên thế giới hoàn thiện các thuốc tiềm năng điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Đại diện Viện nghiên cứu Tamri, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, GS. Nguyễn Văn Tuấn - Viện trưởng cũng nhấn mạnh, việc triển khai các hoạt động đào tạo, cập nhật khoa học và tiến tới triển khai xét nghiệm viêm gan D vừa giúp các bác sĩ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các hoạt động khoa học mới, đồng thời cũng giúp các nhà khoa học Hoa Kỳ có thêm nhiều thông tin từ thực tế lâm sàng, đóng góp cho quá trình nghiên cứu các bệnh lý và các phương pháp khám, chữa bệnh hiệu quả.
Để chuẩn bị cho sự kiện này, Tamri đã lựa chọn các chuyên gia, bác sĩ giỏi của Hệ thống ở Hà Nội và TP.HCM để đưa sang tiếp nhận đào tạo tại Stanford về cả lâm sàng (khám, chữa bệnh) và Labo (phòng xét nghiệm). Với lợi thế sở hữu 3 bệnh viện đa khoa lớn tại Hà Nội và TP.HCM, Tamri có hệ thống phòng Labo hiện đại, đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, sẽ thuận lợi và nhanh chóng triển khai các kỹ thuật xét nghiệm quan trọng như viêm gan siêu vi D trên số lượng lớn ngay khi hoàn thành tiếp nhận đào tạo từ Stanford.
Chia sẻ tại lễ ký, ông David Entwistle, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Stanford Medicine, khẳng định, trong cuộc cách mạng công nghệ y sinh hiện nay, sự nỗ lực hợp tác về hệ thống y khoa của Đại học Stanford cùng với Bệnh viện Tâm Anh và Viện nghiên cứu Tâm Anh cho thấy việc tập hợp được những đơn vị đẳng cấp thế giới để tạo ra các nghiên cứu hàng đầu và tin rằng sự hợp tác với Tâm Anh sẽ tạo ra những phát minh khoa học mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe cộng đồng trong tương lai.
GS. Jeffrey Glenn - Viện trưởng Viện Vi sinh và chống dịch Stanford, chia sẻ, ông đã đến thăm Hệ thống BVĐK Tâm Anh và rất ấn tượng với cơ sở vật chất khám chữa bệnh hiện đại cũng như đội ngũ y bác sĩ và nhân viên tại đây. GS. Jeffrey Glenn đánh giá, việc Tâm Anh sở hữu hệ thống bệnh viện hàng đầu Việt Nam, viện nghiên cứu, hàng trăm trung tâm tiêm chủng vắc xin trên toàn quốc và còn xây dựng trường Đại học, chú trọng đặc biệt đến vấn đề chuẩn bị cho đại dịch và xây dựng năng lực khoa học cơ bản. Những điều này cho thấy Tâm Anh là một đối tác lý tưởng của Stanford.
Ngọc Minh
" alt=""/>Tâm Anh bắt tay Đại học Stanford đào tạo kỹ thuật xét nghiệm viêm gan DGiải mã gene là việc dùng DNA (Deoxyribonucleic Acid) có trong các tế bào của cơ thể con người để xác định những gì liên quan đến di truyền như tiềm năng, thể chất, dinh dưỡng, nguy cơ bệnh trong mỗi người. Không chỉ là tìm hiểu về huyết thống, giải mã gen cho chúng ta cái nhìn toàn diện về những cơ chế ẩn sâu bên trong cơ thể.
Sau khi thực hiện giải mã gene tại Genetica, dữ liệu gene sẽ được mã hoá, lưu trữ, bảo mật và quản trị trên hệ thống của Gene Friend Network.
Người dùng có thể kiểm tra GeneNFT bằng cách truy cập ứng dụng Genetica, vào Genetica Wallet (Ví Genetica), mở tab GeneNFT. Sau đó, họ sẽ nhìn thấy chứng nhận GeneNFT và có thể kiểm tra NFT token trực tiếp trên mạng Blockchain.
Theo Tiến sĩ Cao Anh Tuấn - nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Genetica: “GeneNFT là một loại tài sản kỹ thuật số, đại diện cho dữ liệu gene của một cá nhân”.
“Bộ gene của mỗi người là duy nhất, vì vậy GeneNFT của mỗi người cũng chỉ có một. GeneNFT có vai trò như một chứng chỉ đảm bảo bạn thực sự sở hữu bộ gene độc nhất của chính mình”, Tiến sĩ Cao Anh Tuấn chia sẻ.
Với việc nắm giữ GeneNFT, người xét nghiệm gene hoàn toàn tự quyết định về việc có chia sẻ dữ liệu di truyền của bản thân cho bên thứ ba hay không. Đây chính là lời giải cho câu chuyện minh bạch trong việc sử dụng dữ liệu gene vốn gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng khoa học trước đó.
Dù được xem như một loại tài sản, GeneNFT không ra đời với mục đích buôn bán để thu lại lợi ích kinh tế. Thay vào đó, người sở hữu có thể đồng ý cấp quyền truy cập dữ liệu gene của mình cho các nghiên cứu y học, dược phẩm hoặc bào chế thuốc… vì sự phát triển của nền y học Việt Nam và khu vực.
“Trong trường hợp này, các tổ chức nghiên cứu thường sẵn lòng tài trợ một khoản chi phí nhỏ cho quyền truy cập phân tích dữ liệu di truyền”, ông Tuấn cho biết thêm.
Bắt đầu hoạt động và mở văn phòng tại Việt Nam năm 2018, Genetica hiện cung cấp bốn nhóm dịch vụ giải mã gene cho người Việt.
Startup này cũng đang sở hữu CLIA, CAP - những chứng chỉ nghiêm ngặt bậc nhất tại Mỹ cho các phòng thí nghiệm về xét nghiệm gene. Kết quả báo cáo được thẩm định bởi đội ngũ khoa học thuộc các trường đại học hàng đầu tại Mỹ như Harvard, Stanford, California San Francisco, Cornell.
Trọng Đạt
" alt=""/>Người Việt đã có thể sở hữu gene di truyền được NFT hóaKhi Dan Buettner, chuyên gia về tuổi thọ, tác giả cuốn sách Sống tới 100 tuổi: Bí mật của những vùng đất Blue zones, hỏi Moraitis bí quyết, ông từng nói: “Tôi không biết! Tôi đoán là tôi đã quên mình phải chết”.
Không rõ điều gì đã khiến Moraitis sống thêm được ba thập kỷ sau khi được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối. Có thể ông có một số phẩm chất di truyền đặc biệt thường thấy ở những người sống “siêu trường thọ”, giúp họ tránh được các bệnh như ung thư.
Tuy nhiên, Buettner nghi ngờ rằng rất có thể yếu tố chính tạo nên tuổi thọnằm ở môi trường xung quanh, con người, cây cỏ, không khí, lối sống. Một nghiên cứu về các cặp song sinh người Đan Mạch cho thấy di truyền chỉ quyết định khoảng 20-25% tuổi thọ chúng ta.
Theo tác giả Buettner, ông Moraitis không cố gắng làm bất cứ điều gì một cách có ý thức để khỏe mạnh hơn. Tất cả những gì ông làm là thay đổi môi trường của mình. Ví dụ, thúc đẩy việc đi bộ và tập thể dục, xây dựng làn đường dành cho xe đạp, cung cấp thực phẩm lành mạnh hơn tại các cửa hàng tạp hóa và nhà hàng, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động kết nối cộng đồng như tình nguyện hoặc vẽ tranh tường, theo Insider.
Đối với Moraitis, môi trường sống hàng ngày đã cho ông mục đích vận động mỗi ngày cho đến cuối đời. Nếu muốn nấu ăn với dầu ô liu hoặc nho, ông sẽ phải đi ra ngoài và leo lên thang để hái chúng.
Lệ Hà