
Với hơn 20 triệu học sinh cùng với đó là hàng triệu gia đình, 1,4 triệu giáo viên, việc thực hiện dân chủ trong nhà trường sẽ góp phần to lớn góp phần kiến tạo dân chủ trong xã hội.Thiếu dân chủ, trường học thành “ốc đảo”
Dân chủ trong nhà trường luôn được xã hội và nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thực hiện dân chủ tại nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo còn hình thức, sơ sài, chưa hiệu quả, chất lượng chưa cao, vẫn còn xảy ra tình trạng mất dân chủ. Cá biệt có cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo, có tình trạng khiếu nại vượt cấp.

|
Các đại biểu tại hội nghị về thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục đào tạo (Ảnh: Lê Văn)
|
Tuy trường nào vể hình thức cũng có khẩu hiệu, hô hào về công khai và dân chủ, kết thúc các cuộc họp, ai cũng nhất trí nhưng trong lòng còn bộn bề tâm tư, nghĩ suy về việc đánh giá giáo viên không công bằng, về thưởng phạt, phân công, chi tiêu mua sắm công, xây dựng cơ sở vật chất, thái độ của hiệu trưởng đối với giáo viên…
Điều đáng ngại là sự im lặng ngồi nghe về những khoản thu chi sai luật, mua sắm bất minh, thu của học sinh những món tiền vô lý. Quyền lợi của tập thể và quyền lợi của chính bản thân bị xâm phạm. Tại sao các thầy cô biết bệnh thành tích, gian lận trong thi cử nhưng lại lặng im!?
Thực tế, việc “trên nói dưới gật” bất kể đúng sai không hề hiếm trong môi trường giáo dục. Giáo viên không dám nói khác, chứ chưa nói là nói trái ý của hiệu trưởng, dẫn đến việc mọi người che giấu ý kiến, quan điểm của mình.
Ở môi trường thiếu dân chủ, chỉ cần khác đi sẽ được lãnh đạo “chú ý”. Nhiều trường học trở thành một “ốc đảo” khép kín về thông tin, thiếu hẳn tư duy phản biện, nhiều nơi bùng nổ đấu đá phe phái mất đoàn kết triền miên,chủ yếu không thống nhất với nhau về quyền lợi.
Rất nhiều quy định, chủ trương tháo gỡ cho giáo viên đưa xuống trường học bị “tắc nghẽn” ở... ban giám hiệu. Luật vua không qua nổi lệ làng, như về giảm tải hồ sơ sổ sách, về không bắt buộc thi giáo viên giỏi, về không được thu các loại tiền trường... chỉ nằm trên báo cáo.
Nhiều trường học còn có sự “khiếp nhược”
Giáo viên nào thuộc diện “hay ý kiến ý cò” thì càng dễ bị “gạch đít”, cho vào “sổ bìa đen”, đến thời điểm nâng lương hay xét, cho đi bồi dưỡng nghiệp vụ lúc đó sẽ… tính sổ. Nói chung là có hiện tượng trù dập với ai dám đấu tranh. Ban giám hiệu, nhất là hiệu trưởng quyết thế nào thì sẽ như thế, nói khác đi sẽ rước họa vào thân.
Những tiếng nói chỉ được xầm xì, bàn tán sau buổi họp. Giữa hiệu trưởng và giáo viên ngày càng có khoảng cách.
Câu hỏi đặt ra là nhà trường hiện nay có thiếu dân chủ hay không? Có ý kiến cho rằng, không chỉ mất dân chủ mà còn nhiều nơi có sự “khiếp nhược”!
Đúng là giáo viên khiếp nhược, sợ bị trù úm vì họ phải “chạy việc”, nhỡ ra mất việc thì khốn khổ cả nhà. Hiệu trưởng thừa biết điều này nên dễ thao túng.
Giáo viên trẻ mong được hiệu trưởng ưu ái, mong có điều kiện thuận lợi thăng tiến nên đa phần chọn thái độ im lặng, thậm chí a dua theo những sai trái của hiệu trưởng, còn giáo viên già thì thì làm thinh để yên ổn chờ đến ngày nghỉ hưu. Ở đây, đấu tranh vì sự trong sáng dân chủ bị thủ tiêu.
Trong khi đó, Hội đồng trường - một chế định để kiểm soát các cam kết, thực hiện quy định của nhà trường - hiện nay chỉ có không đến 20% cơ sở thành lập. Nhiều nơi thành lập lấy lệ và hoạt động còn hình thức.
Các mối quan hệ giữa hiệu trưởng và giáo viên, giữa hiệu trưởng với các tổ chức đoàn thể, giữa giáo viên và học sinh… ở nhiều nơi bị méo mó.
Nhà trường thiếu dân chủ khó triển khai cải cách giáo dục
Để phát triển, mỗi dân tộc, không còn con đường nào khác là bắt đầu từ chính con người. Một nền giáo dục tốt là một nền giáo dục phong phú, gần cuộc sống và luôn thích ứng với những đòi hỏi của cuộc sống. Môi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm nhân cách, kỹ năng.

|
Thực hiện dân chủ để có môi trường giáo dục thực sự cởi mở, để cho tất cả những giá trị tốt đẹp trong nghiên cứu, trong giảng dạy được bừng nở (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Mục tiêu của giáo dục là trang bị cho nguồn nhân lực những kiến thức đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động.
Cải cách giáo dục là quy hoạch xã hội tương lai, chuẩn bị phần quan trọng nhất cho tương lai của xã hội, người chủ xã hội tức là con người. Mục tiêu của cải cách giáo dục là làm cho người học nắm được kiến thức, có lòng yêu nước và quý trọng văn hóa dân tộc, tinh thần trách nhiệm với xã hội, có tinh thần nhân văn, có tâm hồn và thể chất khỏe mạnh.
Do đó, có thể cho rằng, nguyên lý cơ bản của giáo dục hiện đại là tự do, tự lập và tự trọng. Phương pháp giáo dục hiện đại phải chú trọng giáo dục kỹ năng cho người lao động - đó là tiền đề để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động.
Dân chủvà Tự dolà hai khái niệm gắn liền nhau, cái này có trong cái kia. Tuy vậy, Tự do có thể là khát vọng bẩm sinh của con người, nhưng Dân chủ thì phải được dạy, được học, được thực hành mới dần dần có được.
Muốn “phát triển tự do cho mỗi người để đảm bảo tự do cho mọi người” thì phải có phương tiện (cơ chế, thể chế…) thực hiện các quyền tự do ấy, đó chính là Dân chủ.
Dân chủđồng thời cũng là phương tiện đảm bảo quyền bình đẳng của con người: Bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng trong cơ hội mưu cầu lợi ích riêng phù hợp với lợi ích của cộng đồng.
Vì những lẽ đó, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn, Dân chủ thường được coi là điều kiện tất yếu cho phát triển bền vững, thường được coi là tỷ lệ thuận với phát triển bền vững.
Vì thế, có 2 vấn đề quan trọng nhất mà công chúng quan tâm. Một là, về mặt ý tưởng của cải cách, chúng ta mong muốn tạo nên con người như thế nào. Hai là, khả năng thực hiện ý tưởng ấy trong thực tế ra sao.
Nếu trong môi trường giáo dục thật sự thiếu dân chủ thì khó triển khai cải cách giáo dục.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, ngoài thi cử, sách giáo khoa thì một trong những nội dung phải đổi mới rất mạnh đó là công tác quản lý. Thực hiện dân chủ để làm sao có môi trường giáo dục thực sự cởi mở, để cho tất cả những giá trị tốt đẹp trong nghiên cứu, trong giảng dạy được bừng nở, vì dân chủ là mục tiêu vừa là động lực của đổi mới, của cải cách.
Giải pháp tạo lập dân chủ trong nhà trường
Pháp lệnh dân chủ cơ sở đã được ban hành từ lâu, nơi nào thực hiện nghiêm túc thì ở đó cơ bản có dân chủ.

|
Thực hiện dân chủ cơ sở là trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên nhà trường, là của phụ huynh, học sinh, và toàn xã hội phải chung tay (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Dẫu biết rằng, thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục, đào tạo có những đặc thù không giống ở phường, xã, và trường ĐH, CĐ cũng khác với trường phổ thông, tiểu học, mầm non, nhưng có nhìn thẳng, không tránh né mới có giải pháp và quyết tâm khắc phục. Đây là giải pháp hàng đầu.
Việc thành lập hội đồng trường là “chỉ số" cơ bản, dễ thấy nhất trong thực hiện quy chế dân chủ ở trường. Các bộ phận giám sát trong các cơ sở GD-ĐT khó có thực quyền khi quyền lực tập trung vào một cá nhân lãnh đạo của các cơ sở. Vì thế cần thay đổi các quy định để các hội đồng trường có thực quyền.
Đồng thời, phải có cơ chế để giáo viên đánh giá cơ cấu, chức danh lãnh đạo, học sinh và phụ huynh đánh giá giáo viên. Tránh việc giám sát chung chung, sẽ không hiệu quả.
Dân chủ không tự nhiên mà có. Sẽ có dân chủ khi cải tiến về phương pháp giáo dục, gắn dân chủ với tự chủ thì mới phát huy được vai trò, tính sáng tạo, chủ động của giáo viên vào công việc của nhà trường. Đi kèm với đó phải tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng, xây dựng cách thức đánh giá thực hiện dân chủ trong nhà trường chính xác, khách quan.
Cần chỉ đạo buộc các cơ sở giáo dục đào tạo phải xây dựng các quy định nội bộ trên cơ sở lấy ý kiến, đóng góp tại cơ sở và công khai toàn bộ quy định này. Xây dựng các phần mềm để đánh giá giáo viên, hiệu trưởng, cán bộ nhà trường. Đây là việc khả thi có thể làm ngay.
Thực hiện dân chủ cơ sở nói chung, trong đó có các cơ sở GD-ĐT, là chuyện không phải của riêng ai, mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Nhưng trước hết, đây là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo nhà trường, của cán bộ, giáo viên nhà trường, là của phụ huynh, học sinh, và toàn xã hội phải chung tay.
TS Diệp Văn Sơn (chuyên gia cải cách hành chính, nguyên Phó Vụ trưởng, Bộ Nội vụ)
" alt=""/>Dân chủ là điều kiện đầu tiên để cải cách giáo dục thành công
Chiều 22/9, phiên xử phúc thẩm tranh chấp hợp đồng ca sĩ, diễn viên giữa Miko Lan Trinh và công ty CP Những người bạn chiến thắng (gọi tắt là Amigos) diễn ra tại TAND TP.HCM (Quận 1, TP.HCM). Miko Lan Trinh có mặt với tư cách bị đơn, người yêu chuyển giới Kim Uyên đại diện theo ủy quyền của cô. Ông bầu Hoàng Vũ cử 2 người đại diện theo uỷ quyền tham dự phiên toà. |
Miko Lan Trinh bên bố và bạn trai chuyển giới. |
Luật sư Nguyễn Quốc Cường đại diện công ty Amigos chỉ ra 5 điểm kháng cáo gồm: Một là, hợp đồng không có điều khoản bắt buộc phụ lục phải có chữ ký của Lan Trinh. Hai là, không có chứng cứ nào cho thấy công ty cam kết duy trì nhóm tam ca, việc Ngân Khánh và Phương Trinh rút khỏi nhóm không phải lỗi của công ty.
Ba là, hai album Dance collectionvà Tan mối tình đầukhông có chứng cứ vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ và nằm ngoài phạm vi vụ án. Bốn là, Tòa sơ thẩm nhận định Lan Trinh kiếm 360 triệu đồng về cho công ty là sai vì đây là giá trị hợp đồng, không phải thu nhập của Lan Trinh. Năm là, Toà không xem xét những hành vi vi phạm của Lan Trinh gồm: tự ý giữ cát-xê; đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; và đơn phương huỷ bỏ quan hệ uỷ quyền trái pháp luật.
Từng nội dung tranh chấp được thể hiện qua phần hỏi của đôi bên và phần hỏi của HĐXX.
Về vấn đề bản chiến lược ký dạng phụ lục hợp đồng trị giá 35.000 USD(khoảng 720 triệu VND thời điểm đó), HĐXX cho rằng ngay cả khi không bắt buộc Lan Trinh ký xác nhận nhưng phải có trao đổi giữa đôi bên, cho thấy ca sĩ đồng thuận với hướng phát triển trong bản chiến lược. Luật sư Cường trả lời rằng, việc Lan Trinh ký hợp đồng có nghĩa rằng cô đã xem qua và đồng ý với nội dung bản chiến lược. Hai chứng cứ khác gồm: Lan Trinh từng gửi mail cho Hoàng Vũ thể hiện động thái bàn bạc, đồng thuận; và cô từng trả lời một trang báo xác nhận điều này sau khi Ngân Khánh rời nhóm.
HĐXX hỏi Lan Trinh có trả lời phỏng vấn báo chí không? Cô nói mình không nhớ. Lan Trinh phản biện rằng theo điều khoản của hợp đồng công ty Amigos đại diện phát ngôn mọi vấn đề, cô không được tiếp xúc báo chí. Vì vậy, cô yêu cầu không lấy phát ngôn trên báo làm chứng cứ. HĐXX hỏi phía Amigos đã lập vi bằng bài báo tại cơ quan Thừa phát lại chưa? Luật sư Cường cho biết đây là tình tiết mới nên chưa kịp lập vi bằng.
 |
Bạn trai chăm sóc Lan Trinh. |
Lan Trinh cũng phản biện, địa chỉ email gửi thư "thể hiện sự bàn bạc, đồng thuận" cho Hoàng Vũ thuộc sở hữu của công ty, không phải của cô. Luật sư Cường trả lời rằng công ty Amigos không quản lý nội dung thư từ trong địa chỉ mail của ca sĩ.
Lan Trinh nhấn mạnh "bản chiếc lược" cô xem là bản mẫu mà công ty lấy từ ca sĩ Phương Trinh và Ngân Khánh chứ cô chưa từng thực tế xem bản chiếc lược này. HĐXX hỏi phía Amigos có chứng cứ vật chất trực tiếp nào cho thấy công ty và Lan Trinh đồng thuận với bản chiếc lược này trước khi ký hợp đồng? Đại diện công ty không đưa ra được, chỉ chứng minh qua các chứng cứ gián tiếp. Tương tự, Lan Trinh cũng không cho thấy cô từng có yêu cầu xem qua bản chiến lược trong thời hạn 30 ngày.
Mức đầu tư thực tế và mối quan hệ với bản chiến lược trị giá 35.000 USD cũng gây tranh luận căng thẳng. Con số 35.000 USD gồm đầu tư thực tế hơn 150 triệu đồng cho các khoản như: quần áo, phí đi lại, phí đào tạo tập luyện, phí làm bản phối... mà Lan Trinh thụ hưởng và giá trị chất xám, trí tuệ. Đây là phần mơ hồ, khó chứng minh dẫn đến khó xác định công ty Amigos có thực hiện đúng hợp đồng với Lan Trinh hay không.
Lan Trinh lập luận: "Chi phí quần áo, đi lại... không tính vào mức đầu tư vì đó là điều kiện hiển nhiên để tôi trình diễn một tiết mục trên sân khấu". Luật sư Cường phản hồi: "Quần áo biểu diễn là của NTK Chung Thanh Phong, thể hiện giá trị sáng tạo của đội ngũ ê-kíp".
Về sản phẩm phụ là nhóm tam ca độc quyền với Ngân Khánh và Phương Trinh, HĐXX nhấn mạnh việc 2 thành viên cũ rời nhóm không phải lỗi của Lan Trinh hay Amigos, đồng thời không có điều khoản nào cho thấy công ty phải giữ 2 thành viên cũ hay không được thay thành viên.
Luật sư Cường lập luận, Lan Trinh thể hiện ý chí trở thành ca sĩ solo, MC chứ không phải hoạt động nhóm. Thời điểm Ngân Khánh rời nhóm và thay bằng Đàm Phương Linh, Phương Trinh vẫn còn hoạt động. Lan Trinh là trưởng nhóm, cùng nhau đi diễn hơn 30 show mà không có ý kiến gì.
Lan Trinh phản hồi cô có gửi mail cho giám đốc Hoàng Vũ để đặt vấn đề quyền lợi chính đáng của mình nhưng bị người này phản hồi bằng nhiều mail, tin nhắn chửi mắng, thóa mạ và uy hiếp tinh thần cô.
 |
Lan Trinh ôm lấy mẹ vì quá mệt mỏi. |
Về vấn đề phát hành 2 album Dance collectionvà Tan mối tình đầu vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, luật sư Cường giữ quan điểm rằng Lan Trinh không có quyền đặt vấn đề vì cô không phải tác giả các bài hát hay chủ sở hữu quyền tác giả. Amigos đã làm đúng thỏa thuận trong hợp đồng về việc phát hành album.
Đáp lại, Lan Trinh nói: "Nếu công ty có chuyên gia quốc tế như các ông nói thì vì sao phải hỏi tôi về vấn đề tem phát hành? Công ty đơn giản là đăng album đó lên nền tảng nhạc số, không đúng với phương thức phát hành sản phẩm".
Về sai phạm của Miko Lan Trinh, luật sư Cường chỉ ra Lan Trinh có 3 sai phạm tiêu biểu: Một là, Lan Trinh đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Hai là, cô hủy giấy ủy quyền trái pháp luật. Ba là, cô tự ý giữ cát-xê 2 show (1 chương trình ca nhạc của VTV6 và 1 show diễn bar).
Về việc "tự ý giữ cát-xê", Lan Trinh tố ngược phía Amigos đến nay vẫn chưa thanh toán tháng lương cuối cho mình: "Cát-xê 2 show ấy chỉ vỏn vẹn 6 triệu đồng. Do công ty làm sai, không giải quyết nên tôi không đưa lại. Vậy, tôi không tự ý giữ thù lao mà đơn giản là vào tháng cuối cùng, đôi bên chưa thanh toán cho nhau".
Luật sư Cường nhấn mạnh, Lan Trinh tự ý giữ 100% cát-xê là sai vì thù lao của cô chỉ có 40%. Do đó, cô không có căn cứ chưa thanh toán tháng lương cuối cho mình. Bên cạnh đó, lập luận "yêu cầu hủy hợp đồng" của Lan Trinh là sai với quy định của luật dân sự vì cô không có quyền hủy hợp đồng, chỉ có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng.
Sau khi hai bên tranh luận, chủ tọa phiên xử thông báo cần thêm thời gian thẩm định vụ án này nên sẽ tuyên xử vào phiên kế tiếp. Thời gian mở phiên xử sẽ được thông báo bằng văn bản đến các đương sự.
Trong quá trình xét xử, HĐXX có đưa ra tư vấn cho các đương sự rằng, chính đôi bên đều không thỏa thuận một cách rõ ràng trong hợp đồng dẫn đến việc hiểu sai khiến vụ án kéo dài nhiều năm. Vị thẩm phán nói thêm, việc Lan Trinh rút yêu cầu khởi kiện vào năm 2015 cho thấy ý chí của đương sự. Trong khi đó, Amigos là công ty xây dựng hình ảnh cho nghệ sĩ nên cần cân nhắc việc đi đến cùng vụ kiện nghệ sĩ hay dừng lại. Trả lời HĐXX, đại diện công ty Amigos giữ quan điểm theo đuổi vụ kiện đến cùng. " alt=""/>Thẩm định thêm vụ Miko Lan Trinh và công ty cũ vì có tình tiết mới