Tuy khó tin nhưng Xuân Bắc đã chia sẻ rằng anh nhớ hầu hết kịch bản các vai diễn của mình trong suốt những năm qua.
ămđóngTáoXuânBắcnhớhếtkịchbảnvaidiễncủamìbảng xếp hạng ngoại hạng đứcTuy khó tin nhưng Xuân Bắc đã chia sẻ rằng anh nhớ hầu hết kịch bản các vai diễn của mình trong suốt những năm qua.
ămđóngTáoXuânBắcnhớhếtkịchbảnvaidiễncủamìbảng xếp hạng ngoại hạng đứcChương trình tư vấn trực tuyến “Suy giảm thị lực - nguyên nhân và cách phòng ngừa” được nhãn hàng thuốc nhỏ mắt V.Rohto Vitamin thuộc công ty Rohto- Mentholatum (VN) tài trợ.
![]() |
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Phương và dược sĩ Phạm Thị Hạnh |
- Xin bác sĩ cho biết các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực? Cách phòng ngừa thế nào ạ? (Ngọc Ánh, Hà Nội)
TS.BS Trần Thị Phương Thu: Nguyên nhân chủ quan là do làm việc thường xuyên trong môi trường không có lợi cho mắt như máy lạnh, gió bụi; tiếp xúc liên tục với các thiết bị điện tử; chủ quan không đi khám khi mắt mờ và có dấu hiệu suy giảm thị lực.
Nguyên nhân khách quan là do yếu tố nghề nghiệp, môi trường ô nhiễm, gió bụi, nước sinh hoạt, chế độ ăn uống không hợp lý, lâu ngày ảnh hưởng đến mắt gây suy giảm thị lực.
Cách phòng ngừa: Bạn nên sử dụng các thiết bị điện tử hợp lý, thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, và khám mắt định kỳ. Có thể sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt có chứa Vitamin E, B6, Sodium Chondroitin Sulfate, Potassium L-Aspartate để bổ sung dưỡng chất cho mắt và ngăn ngừa suy giảm thị lực.
- Suy giảm thị lực có thể xảy ra ở người 18 tuổi như cháu không? Có cách nào ngăn ngừa không ạ? (Quỳnh Trâm, TP.HCM)
Dược sĩ Phạm Thị Hạnh: Các khảo sát gần đây cho thấy suy giảm thị lực đang có chiều hướng tăng mạnh trong giới trẻ. Vì vậy độ tuổi của cháu cũng ở mức nguy cơ cao của hội chứng này.
Để ngăn ngừa suy giảm thị lực, cháu nên chăm sóc mắt toàn diện bằng cách: bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin A, C, E; bảo vệ và cho mắt nghỉ ngơi hợp lý; điều trị sớm và triệt để những bệnh về mắt khi mắc phải.
![]() |
Các chuyên gia đang trả lời câu hỏi từ bạn đọc |
- Hiện em đang làm nhân viên IT nên tiếp xúc với màn hình máy tính rất nhiều trong một ngày, mắt em vừa bị cận thị, vừa bị loạn thị. Dạo gần đây em hơi bị thiếu ngủ, cảm thấy mắt bị suy giảm thị lực, tuy nhiên khi đi khám mắt thì lại không bị tăng độ. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em được không ạ? (Hoàng Phương, TP.HCM)
TS.BS Trần Thị Phương Thu: Em bị cận loạn, tiếp xúc màn hình máy tính nhiều, hay bị thiếu ngủ… tất cả đều là những yếu tố dễ dẫn đến suy giảm thị lực. Em cần chú ý cho mắt nghỉ ngơi 5-10 phút mỗi 2 tiếng làm việc và ăn uống hợp lý để bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho mắt. Nếu vẫn không đỡ thì em nên đi khám để được tư vấn và điều trị.
- Tôi nghe nói ăn các loại rau xanh rất tốt cho mắt. Vậy nó có giúp làm hạn chế suy giảm thị lực cho mắt không? (Khánh Huyền, Hà Giang)
Dược sĩ Phạm Thị Hạnh: Các loại rau xanh thường chứa nhiều Vitamin A, C, E, Beta-caroten…, các chất này có khả năng ngăn ngừa đục thủy tinh thể, chống oxy hóa, và tăng cường thị lực cho mắt.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm thuốc nhỏ mắt có chứa vitamin để bổ sung những dưỡng chất mà cơ thể không hấp thu qua đường ăn uống như Sodium Chondroitin Sulfate, Potassium L-Aspartate, nhằm bảo vệ mắt và ngăn ngừa suy giảm thị lực.
![]() |
Thúy Ngà
" alt=""/>Vì sao suy giảm thị lực tăng mạnh trong giới trẻ?Đây là liệu pháp tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư được phía Nhật Bản chuyển giao. Hiện nhóm các nhà khoa học trường ĐH Y Hà Nội đang triển khai ứng dụng liệu pháp này.
GS.TS Tạ Thành Văn, Chủ nhiệm đề tài hợp tác, Phó hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho biết, từ năm 2013, liệu pháp tế bào miễn dịch đã chính thức được Nhật Bản công nhận là một phương pháp điều trị hỗ trợ ung thư.
![]() |
Phương pháp miễn dịch tế bào sẽ giúp cơ thể tạo ra hàng rào miễn dịch đủ mạnh để chống lại các tế bào ung thư |
Theo GS Văn, thông thường khi xuất hiện tế bào ung thư, cơ thể sẽ sẽ phát hiện, tạo ra các đáp ứng miễn dịch, đặc biệt sinh ra kháng thể thể dịch và kháng thể tế bào tấn công tế bào ung thư. Nhưng khi hệ miễn dịch bị mất cân bằng, tế bào ung thư sẽ phát triển mạnh lên.
Do đó khi áp dụng liệu pháp tế bào miễn dịch sẽ giúp cơ thể khôi phục sự cân bằng miễn dịch, tái lập lại và tăng cường số lượng và chức năng các tế bào miễn dịch để tăng khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
Với liệu pháp này, bệnh nhân sẽ được lấy 10-30 ml máu ngoại vi để phân lập các tế bào miễn dịch, nuôi cấy và hoạt hoá các chức năng chuyên biệt của các tế bào này trong môi trường đặc biệt.
Sau khi đủ số lượng và có được các chức năng mong, tế bào miễn dịch sẽ được truyền trở lại cơ thể người bệnh, tạo ra hàng rào tế bào miễn dịch đủ mạnh chống lại các tế bào ung thư.
Tại Việt Nam, bước đầu với sự trợ giúp trực tiếp của các chuyên gia Nhật Bản, trường ĐH Y Hà Nội đã tách chiết, nuôi cấy và hoạt hoá tế bào miễn dịch của một số bệnh nhân ung thư cho kết quả rất tốt, số lượng tế bào sau nuôi cấy đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng (93-99%).
Phương pháp này đã được Nhật áp dụng 10 năm qua tại một số cơ sở y tế đặc biệt với khoảng 10.000 bệnh nhân ung thư thận, phổi, gan, dạ dày... Trong đó đa phần là những bệnh nhân đã ở giai đoạn muộn.
Kết quả, tùy thuộc giai đoạn bệnh và từng loại ung thư, phương pháp này giúp 6% bệnh nhân kiểm soát bệnh, làm nhỏ hoặc biến mất khối u (khoảng 6%), 54% giúp nâng cao chất lượng sống khi tình trạng lâm sàng được cải thiện: bệnh nhân ngủ được, không bị đau đớn, không phải dùng thuốc giảm đau… trong khi vẫn cho phép kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư truyền thống khác như phẫu thuật, xạ trị hay hoá trị liệu.
Đến nay chưa ghi nhận được bất cứ một tai biến hay tác dụng phụ nào khi áp dụng liệu pháp này.
Minh Anh
" alt=""/>Việt Nam triển khai liệu pháp mới điều trị ung thư