Theo Tạp chí An toàn thông tin đưa tin, phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Đỗ Mạnh Hùng chia sẻ, trong những năm qua, việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ đại biểu Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Quốc hội và các đối tượng người dùng khác nhau ở Văn phòng Quốc hội đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Văn phòng Quốc hội cũng đã triển khai một số giải pháp quản lý đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống CNTT của Văn phòng Quốc hội.
Tuy nhiên trước những thách thức, nguy cơ và sự tác động rất lớn từ tình hình mất an toàn thông tin trên thế giới và trong nước, việc đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống mạng CNTT của Văn phòng Quốc hội sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Để làm được việc này, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, có vai trò rất quan trọng của các đơn vị chuyên trách về CNTT, đặc biệt cần sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, với các cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Về phía Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu chia sẻ trong thời gian qua, Ban Cơ yếu với chức năng và nhiệm vụ của mình, đã giúp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống mạng CNTT của Văn phòng Quốc hội. Đặc biệt, hệ thống giám sát an toàn thông tin của Ban Cơ yếu đã phát hiện nhiều hành vi, mã độc tấn công vào cổng thông tin điện tử Quốc hội, gây nguy cơ mất an toàn thông tin, nhưng đã được cán bộ của hai bên phối hợp giải quyết kịp thời.
Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào cũng chia sẻ Hội thảo lần này là hoạt động phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Ban Cơ yếu nhằm triển khai Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin đã được lãnh đạo hai bên ký kết năm 2014; cùng với Hội thảo lần này, trong năm 2018, hai bên cũng sẽ phối hợp tổ chức hội thảo về triển khai chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho Văn phòng Quốc hội.
" alt=""/>Thảo luận về an toàn thông tin cho Văn phòng Quốc hộiTuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway - APG gặp sự cố lần thứ hai trong năm nay vào 6h30 sáng ngày 27/2/2018 tại vị trí cách Hong Kong 125 km. Sự cố này làm ảnh hưởng đến dung lượng kết nối Internet quốc tế từ Việt Nam đi Hong Kong. Ngay sau đó, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam có khai thác tuyến cáp APG đều đã khẩn trương triển khai phương án dự phòng, huy động lưu lượng ứng cứu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới các khách hàng.
Theo kế hoạch sửa chữa, bảo trì tuyến cáp quang biển quốc tế APG đã được các ISP thông tin ngày 13/3/2018, đối tác quốc tế dự kiến thời gian sửa chữa sự cố đứt cáp ngày 27/2/2018 trên cáp nhánh S6 và bảo trì nhánh S1.7 của tuyến cáp quang biển APG được bắt đầu từ 19h ngày 22/3/2018 và dự kiến hoàn thành vào 5h ngày 10/4/2018.
Tuy nhiên, trong thông tin vừa chia sẻ với ICTnews tối nay, 2/4/2018, đại diện VNPT đã cho biết, theo thông tin cập nhật từ đối tác quốc tế, đến 21h40 ngày 1/4/2018, hệ thống cáp biển quốc tế APG đã có lại liên lạc 410G/430G và qua theo dõi đến thời điểm này chất lượng hoạt động ổn định. Như vậy, việc sửa chữa, bảo dưỡng tuyến cáp này đã cơ bản được hoàn thành, khôi phục được khoảng 95% dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.
" alt=""/>Cáp quang biển APG đã khôi phục 95% dung lượng Internet đi quốc tếTheo các chuyên gia, cách tốt nhất để người dùng tránh mua phải một chiếc iPhone ăn cắp là tới các cửa hàng chính hãng hoặc đại lý ủy quyền của Apple hay các nhà mạng.
Tuy nhiên, do giá bán iPhone mới tương đối cao nên một số người đã chọn mua máy cũ để tiết kiệm chi phí. Điều này luôn tiềm ẩn rủi ro là họ sẽ mua phải một chiếc điện thoại đã bị lấy trộm của người khác. Trong tình huống xấu nhất khi bạn chẳng may mua phải đồ ăn cắp, ngoài các vấn đề về đạo đức, bạn rốt cuộc có thể bị khóa máy hoặc bất ngờ phải đối diện với chủ nhân ban đầu của máy hay giải quyết rắc rối tại cơ quan công an.
Để tránh lâm vào tình huống "dở khóc, dở cười" như trên, trước khi mua máy cũ, bạn đơn giản có thể sử dụng một công cục trực tuyến để kiểm tra ngay lập tức xem thiết bị đó có phải là đồ ăn cắp hay không.
Việc truy cập vào trang web stolenphonechecker.org do Hiệp hội công nghệ viễn thông không dây Mỹ (CTIA) lập ra sẽ giúp bạn xác định tình trạng của bất kỳ smartphone nào. Bạn chỉ cần nhập số IMEI (mã định danh độc nhất vô nhị) của chiếc iPhone muốn mua, công cụ của CTIA sẽ đối chiếu với nhiều nguồn cơ sở dữ liệu và cho kết quả ngay lập tức.
Số IMEI của một số thiết bị, kể cả iPhone thường được in ở mặt sau của máy. Nếu không tìm thấy ở đó, bạn có thể vào ứng dụng Settings trong điện thoại (Cài đặt, tùy theo ngôn ngữ bạn đang sử dụng), tìm mục General (Cài đặt chung) > About (Giới thiệu) và xem số IMEI của máy.
Người bán smartphone cũng có thể cung cấp số IMEI để bạn kiểm tra trước khi quyết định mua máy. Bạn nên cảnh giác khi họ từ chối tiết lộ số định danh đặc trưng của iPhone định bán. Người dùng hiện có thể kiểm tra tới 5 thiết bị/ngày trên trang stolenphonechecker.org.
Tuấn Anh(Theo BGR)
" alt=""/>Công cụ trực tuyến giúp phát hiện iPhone sắp mua có phải đồ ăn cắp