Những người nổi tiếng được thuê với giá "trên trời" để quảng cáo tiền mã hóa. Ảnh: Twitter.
Những người nổi tiếng ra giá lên tới hàng chục nghìn USD cho một bài đăng. Cụ thể, tài khoản Twitter có tick xanh của diễn viên Lindsay Lohan với hơn 8,2 triệu người theo dõi tính giá 25.000 USD cho một bài đăng quảng cáo, 20.000 USD cho một lần retweet và 35.000 USD cho một gói bao gồm cả hai hành động trên.
Ngoài ra, diễn viên hài Che Durena cũng bị cáo buộc về một video quảng cáo trên TikTok với giá 20.000 USD và một bài đăng trên Instagram từ rapper Lil Yachty lên tới 50.000 USD.
Mặc dù vậy, danh sách này vẫn chỉ mang tính tham khảo. Bản thân chủ tài khoản zachxbt cũng chưa chắc chắn 100% về độ xác thực của những tài liệu này.
“Không phải mọi người trong danh sách đều được trả tiền để lăng xê tiền mã hóa, nhưng phần lớn những cái tên tôi thấy trên đó đều làm như vậy”, zachxbt cho biết.
Công ty tiếp thị nói trên cũng cung cấp một gói dịch vụ cho các dự án tiền mã hóa có ngân sách lớn. Với 130.000 USD, 114 người nổi tiếng trên Twitter với tổng số lượt theo dõi hơn 19 triệu sẽ đăng 2 bài quảng cáo và 1 bài retweet.
Bắt đầu bị siết chặt
Mặc dù hành động nhận tiền để quảng cáo của những người nổi tiếng không được xem là phạm pháp, nhiều người trong cộng đồng tiền mã hóa vẫn tỏ ra bất bình vì những nhân vật nổi tiếng này đang lợi dụng danh tiếng để lăng xê những dự án tiền mã hóa kém chất lượng, có thể gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin.
Đã có rất nhiều ví dụ về các dự án tiền mã hóa hay NFT được nhiều tên tuổi trong giới giải trí quảng bá sau đó biến mất hoặc thất bại, khiến không ít nhà đầu tư vì tin tưởng vào thần tượng của mình mà mất trắng tài sản. Bản thân những người nổi tiếng kia cũng bị ảnh hưởng ít nhiều khi danh tiếng của họ bị hủy hoại.
Theo Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), tính đến năm 2021, hơn 95.000 người đã báo cáo thiệt hại khoảng 770 triệu USD cho hành vi lừa đảo trên mạng xã hội. Trong báo cáo Tiêu điểm về Dữ liệu Bảo vệ Người tiêu dùng, FTC cũng lưu ý rằng “những tổn thất đó chiếm khoảng 25% tổng số tổn thất được báo cáo do gian lận vào năm 2021 và tăng gấp 18 lần so với số tổn thất được báo cáo năm 2017”.
![]() |
Vào tháng 9/2021, ngôi sao Kim Kardashian bị chỉ trích vì quảng cáo coin "rác". Ảnh: Getty Images. |
Tại Mỹ, FTC yêu cầu các dự án quảng cáo và tiếp thị phải được xác thực. Các công ty cần cho người dùng biết một bài đăng trên mạng xã hội là quảng cáo và công khai bất kỳ mối liên hệ quan trọng nào từ đội ngũ điều hành đến nhân viên của công ty đó.
Ở một số quốc gia, việc che giấu danh tính thành viên công ty hoặc quảng cáo mờ ám trên các nền tảng mạng xã hội có thể cấu thành hành vi vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng.
“Nếu những quảng cáo trên mạng xã hội không được minh bạch, người dùng có thể tin rằng một người nổi tiếng đang quảng bá hoặc đánh giá một sản phẩm hoặc dịch vụ không có mối quan hệ với các doanh nghiệp mà họ được thuê. Người tiêu dùng có thể nghĩ rằng người nổi tiếng đó đã mua sản phẩm của công ty nọ bởi sản phẩm này đáng tiền hoặc có chất lượng tốt”, Cơ quan cạnh tranh và thị trường của Vương quốc Anh cho biết.
(Theo Zing)
" alt=""/>Lộ bảng giá thuê KOLs quảng cáo tiền mã hóaVới quyết định trên, UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và cơ quan liên quan, địa phương thực hiện kế hoạch này.
Động thái này được đưa ra theo hướng phù hợp các định hướng, chỉ tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt. Trên cơ sở đó, xác định cụ thể tỉ lệ các loại nhà ở đầu tư phát triển trong năm 2022. Đây cũng là cơ sở để triển khai các bước chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ tỉnh và huy động mọi nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, tham gia phát triển nhà ở, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh thị trường bất động sản.
Trong kế hoạch đưa ra, tỉnh Khánh Hòa dự kiến, tổng diện tích sàn nhà ở cần đầu tư xây dựng là hơn 1 triệu m2 sàn (tương ứng khoảng 13.400 căn nhà). Trong đó, dự kiến nhà ở thương mại tăng 3.742 căn; nhà ở xã hội tăng 819 căn; nhà ở phục vụ tái định cư là 420 căn và nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây là 8.417 căn.
Để thực hiện phát triển nhà ở trên địa bàn năm 2022, tổng nguồn vốn cần có khoảng 10.390 tỷ đồng. Trong đó, nhà ở xã hội là khoảng 315 tỷ đồng; nhà ở thương mại khoảng 4.403 tỷ đồng; nhà tái định cư trên 270 tỷ đồng, số còn lại là nhà ở của dân.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, dự kiến có các nguồn vốn để phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, bao gồm phát triển nhà ở thương mại bằng nguồn vốn xã hội hóa...; nhà ở riêng lẻ tự xây của các hộ gia đình bằng nguồn vốn tích lũy; vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng ưu đãi…, và một phần từ ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
Cũng theo Thứ trưởng, có những khó khăn mang tính chất thời điểm trong thời gian ngắn là nguồn vốn tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp. Cùng một thời điểm các doanh nghiệp phải đáo hạn, trái phiếu phải trả. Đây là khó khăn lớn tác động đến sản xuất doanh nghiệp.
“Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp dừng triển khai các dự án, nhà thầu doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ việc. Trước thực tế trên, Tổ công tác đã khẩn trương làm việc với địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong đó có đề ra thời hạn cụ thể. Tổ công tác kiến nghị với Chính phủ làm việc với Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng, việc này đã tạo thuận lợi bước đầu cho doanh nghiệp về nguồn vốn. Cùng với đó, Thủ tướng chỉ đạo sửa đội Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp để tháo gỡ cho các doanh nghiệp” – Thứ trưởng cho biết.
Quá trình làm việc, Thứ trưởng cũng cho hay nổi lên vấn đề trách nhiệm của các doanh nghiệp. Giai đoạn thị trường tốt doanh nghiệp cùng lúc thực hiện nhiều dự án, có thời điểm doanh nghiệp triển khai quá nhiều dự án khiến không cân bằng được tài chính.
“Để vượt qua được khó khăn, bên cạnh những giải pháp đồng bộ từ các cơ quan, Bộ, ngành địa phương. Doanh nghiệp cũng cần cơ cấu lại bất động sản, dự án, bán bỏ bớt dự án chưa triển khai để tập trung vào dự án đang triển khai. Từ đó, tạo nên dòng vốn để triển khai các dự án tiếp theo. Về lâu dài việc triển khai dự án phải triển khai theo đúng quy định vay dự án nào phải thực hiện dự án đó tránh đầu tư dàn trải, không đúng dự án tạo sự mất cân bằng như trong thời gian qua” – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đề xuất hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà dưới 2 tỷ
Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đề nghị xem xét khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để giúp cho doanh nghiệp và người mua nhà được vay tín dụng.
Hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định một số chính sách ngắn hạn áp dụng đến hết năm 2023 để hỗ trợ về tín dụng cho doanh nghiệp và người mua nhà.
HoREA đề nghị cho phép tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay khoản tín dụng mới có tài sản bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp có khoản vay đáo hạn chưa thanh toán với điều kiện doanh nghiệp cam kết thực hiện giao dịch qua tổ chức tín dụng cho vay.
Đồng thời, đề nghị cho phép tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay khoản tín dụng mới có tài sản bảo đảm là trái phiếu doanh nghiệp được trị giá tối đa bằng 70% giá trị trái phiếu doanh nghiệp với điều kiện doanh nghiệp cam kết thực hiện giao dịch qua tổ chức tín dụng cho vay.
Ngoài ra, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 31/2022 cho phép người mua nhà ở thương mại có mức giá dưới 1,8 hoặc 2 tỷ đồng/căn được hỗ trợ 2%/năm lãi suất vay tín dụng (hoặc với lãi suất hợp lý do Ngân hàng Nhà nước quy định).
Thời gian hỗ trợ lãi suất này tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2023.