2025-04-27 21:11:09 Nguồn:NEWS Tác Giả:Bóng đá View:303lượt xem
TV 3D và màn hình cong (2010). Sau phim Avatar,ữngsảnphẩmcôngnghệđángquênnhấtthậpkỷtin tennis nhiều dự đoán cho rằng TV 3D sẽ trở thành xu hướng mới. Ngoài TV 3D, các hãng còn thổi phồng công nghệ màn hình cong cho trải nghiệm hình ảnh xuất sắc. Tuy nhiên, cả 2 công nghệ đều thất bại bởi chi phí đắt, không phù hợp với nhu cầu người dùng. Không ai muốn đeo kính 3D trong phòng khách chỉ để xem con khủng long thực hơn cả.
Sony Tablet P (2011). Rất lâu trước khi có Galaxy Fold hay Huawei Mate X, Sony đã sáng tạo ra ý tưởng smartphone gập với mẫu Tablet P, trang bị thiết kế 2 màn hình khi mở ra cho không gian sử dụng lớn hơn. Tuy nhiên phần cứng không đáp ứng, phần mềm tối ưu kém đã khiến Sony Tablet P thất bại.
Nintendo Wii U (2012). Trước khi ra mắt Switch, Nintendo đã mang ý tưởng 2 màn hình từ 3DS lên console với Wii U. Tay cầm của Wii U được thiết kế đặc biệt với màn hình cảm ứng 6,2 inch, thiết kế dày và nặng. Dù có màn hình cảm ứng, bạn không thể chơi game bằng tay cầm khi ra ngoài. Thiết kế độc đáo nhưng khó hiểu của Wii U khiến doanh số máy chỉ dưới 14 triệu, kém xa Wii với hơn 100 triệu chiếc.
Nexus Q (2012). Sản phẩm phát nhạc không dây của Google bị khai tử khi còn chưa bán ra. Thiết bị chỉ hỗ trợ các dịch vụ Google, giá bán 300 USD là quá đắt so với những gì nó mang lại.
Microsoft Surface RT (2012). Trước khi Surface thành công như hiện nay, Microsoft từng trải qua tháng ngày đen tối với thế hệ Surface đầu tiên, đặc biệt là phiên bản Surface RT với hệ điều hành thảm họa Windows RT. CPU chậm, bàn phím Type Cover bị chỉ trích, không thể cài ứng dụng Windows truyền thống là 3 lý do chính cho sự thất bại của chiếc tablet này.
Google Glass (2013). Đây từng là sản phẩm cực kỳ hoành tráng khi có thể nhận thông báo từ điện thoại, dẫn đường, quay phim thông qua màn hình nằm trước mắt bạn. Tuy nhiên, mức giá 1.500 USD và những lo ngại về quyền riêng tư khiến người dùng e dè khi chọn mua sản phẩm.
Mac Pro (2013). Chắc hẳn chúng ta chưa thể quên thiết kế thùng rác của chiếc Mac Pro đời cũ. Một sản phẩm rất đẹp, tuy nhiên việc không thể nâng cấp hầu hết linh kiện bên trong khiến sản phẩm khó bán, thậm chí bị cộng đồng mạng chế giễu.
Amazon Fire Phone (2014). Sau thành công của tablet Fire và loa thông minh Echo, Amazon quyết định nhảy vào thị trường di động với Fire Phone. Được CEO Jeff Bezos dành những từ "tuyệt vời" và "sang trọng", tuy nhiên sản phẩm đã không được đón nhận. Hệ điều hành khó sử dụng, hàng loạt camera kỳ lạ ở mặt trước tạo cảm giác lo sợ hơn là hữu ích.
Apple MacBook 12 inch (2015). Đây từng được xem là bản nâng cấp hoàn hảo của MacBook Air với màn hình đẹp, thiết kế siêu mỏng nhẹ. Tuy nhiên cấu hình quá yếu, giá đắt, bàn phím "bươm bướm" dễ hỏng khiến đây là một trong những sản phẩm thất bại của thập kỷ.
Samsung Gear VR (2015). Trước khi Oculus hay HTC tham gia thị trường kính VR, Samsung đã sáng tạo ra chiếc kính VR có thể gắn điện thoại làm màn hình, không cần máy tính hay dây nhợ lằng nhằng. Tuy nhiên sự hỗ trợ kém cỏi khiến Gear VR không đủ sức cạnh tranh. Những smartphone mới nhất hiện nay như Galaxy Note10 đã không còn hỗ trợ chiếc kính này.
Samsung Galaxy Note7 (2016). Mẫu smartphone cao cấp với chip xử lý mạnh mẽ, công nghệ camera siêu nhanh, quét mống mắt và thiết kế cao cấp. Tuy nhiên chỉ vài tháng sau khi bán ra, tình trạng cháy nổ pin đã khiến Samsung bị chỉ trích nặng nề. Có lẽ khai tử Note7 là cách giải quyết cuối cùng để chấm dứt mọi thứ.
Apple HomePod (2018). Gia nhập thị trường loa thông minh quá trễ, song một số người vẫn tin tưởng HomePod sẽ đánh bại Amazon Echo. Rất tiếc khi điều đó không xảy ra. Dù có chất lượng âm thanh tốt, giá bán đắt và Siri chưa đủ "thông minh" khiến HomePod trở thành sản phẩm đáng quên của Apple.
Võ Ghi Ta – anh chàng vô lo vô nghĩ của ngày trước
Dấu ấn ý chí tại Phái Mạnh Việt 2016
Biết đến Phái Mạnh Việt 2015 khi xem trên Youtube, đầu năm 2016, Ghi Ta quay về Việt Nam và đăng ký tham gia. Với anh, đây có lẽ là một bước ngoặt cho chính mình để rèn luyện ý chí. Đâu ngờ rằng hành trình Phái Mạnh Việt lại cho anh thử thách nhiều hơn những giới hạn đa dạng: sức mạnh, bản lĩnh và sự tự tin của bản thân.
Ghi Ta nổi bật là một chàng trai tự tin, lạc quan, sẵn sàng chiến đấu
Trong suốt quá trình thi, ngoài một thể lực tốt nhờ tự rèn luyện sức khỏe nơi xứ người, Ghi Ta bền bỉ dẫn đầu trong gần như mọi chặng hành trình bằng sự tự tin, lạc quan và sẵn sàng hết mình chiến đấu. Hiểu rõ lợi thế và cả thử thách của mình, Ghi Ta chia sẻ: “Tuy Ghi Ta có sức mạnh về thể lực nhưng lại thấy mình vẫn còn rất non so với sự nhanh trí của Song Luân, hay ý chí vô địch của anh Xiều. Vậy nên mình phải luôn cố gắng để lắng nghe, theo dõi và học hỏi mọi người trong từng thử thách một”.
Ý chí chiến đấu là vũ khí với anh trong những thử thách không tưởng và nhiều khi đến từ những người bạn đồng hành. Anh nhớ mãi “Thử thách vác lốp xe & leo dừa” trong trận chung kết: “…những chiếc lốp xe nặng nề và leo trên thân dừa trở nên quá sức. Tôi gần như bất lực và muốn bỏ cuộc vì quá mệt, quá đuối sức, tay chân đầu óc tê liệt cả. Nhưng vào thời khắc khi những người anh em liên tục gào thét “Cố lên Ghi Ta ơi!”, “Ráng lên còn một chút nữa thôi” tôi như bừng tỉnh và chỉ biết dồn hết toàn bộ 200% năng lượng của mình vào lần cuối cùng ấy. Khoảnh khắc hoàn thành thử thách là giây phút tôi vẫn rùng mình đến tận bây giờ.”
Những thử thách đa dạng về thể lực và trí tuệ đẩy các thí sinh phải vượt qua giới hạn của bản thân
Thử thách trên chỉ là một trong vô số thử thách suốt quá trình cuộc thi, vậy nên chiến thắng của Ghi Ta không hề dễ dàng như khán giả nhìn thấy. “Khi mới bước vào cuộc thi với những thử thách khó và mất sức như tra tấn, tôi đã rất cố gắng bung hết sức của bản thân. Nhưng sau đó tôi dần dần quan sát cách chơi của đồng đội và thay đổi chiến thuật của mình. Không chỉ dùng 100% thể lực như trước nữa mà chỉ có 60% sức khỏe, 20% trí thông minh và 20% còn lại là ý chí - đây cũng là chiến thuật đưa tôi tới ngôi vị quán quân Phái Mạnh Việt 2016”- Ghi Ta chia sẻ.
Hành trình bản lĩnh trong tương lai
Hành trình chiến thắng Phái Mạnh Việt của chàng trai trẻ bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm và không bao giờ bỏ cuộc mang đầy màu sắc. “Không phải cứ trầm tính thì sẽ là người yếu, chỉ cần biết được vị trí của mình ở đâu trong cuộc đấu, kiên trì và quyết tâm theo đuổi mục đích cuối cùng thì bạn sẽ trở thành người chiến thắng. Và Võ Ghi Ta đã làm được điều đó.” -Giám khảo Diệp Lâm Anh chia sẻ.
Phái mạnh là phải luôn mạnh mẽ và bản lĩnh trước mọi thách thức trong cuộc sống
Sau cuộc thi, trở về với cuộc sống thường nhật, Ghi Ta sẽ tiếp tục giữ cho mình hình ảnh này, kể cả trong đời sống cá nhân và công việc. Anh quyết tâm sẽ đầu tư vào công việc kinh doanh cho riêng bản thân, mở ra “một trận chiến mới trên thương trường” để rèn luyện kỹ năng quản lý bán hàng. Anh còn dự định mở phòng tập gym và nhà hàng cho người tập gym trong tương lai.
Anh hy vọng sẽ có thể ghi dấu những thành công của bản thân tại quê nhà nối tiếp sau hành trình trui rèn bản lĩnh đàn ông của Phái Mạnh Việt 2016 và của NESCAFÉ CAFÉ VIỆT, ‘Cà phê mạnh cho phái mạnh’.
Thu Hằng
" alt=""/>Vượt mặt nam thần, Ghi Ta giành quán quân Phái mạnh Việt