Cư dân các tòa nhà ở xã hội CT19A - khu đô thị mới Việt Hưng đang vô cùng bức xúc khi nhà thì đang xuống cấp nhưng giá cho thuê lại tăng cao vô lý, không có sự ưu đãi và không phù hợp với tiền lương của công chức, viên chức nhà nước…Tòa nhà CT19A - khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) là một trong những khu nhà ở xã hội (NOXH) cho thuê dành cho cán bộ công chức, viên chức đầu tiên của Hà Nội. Với trên 500 căn hộ, khu NOXH này chỉ đáp ứng được nhu cầu của số ít cán bộ công chức trên địa bàn Thủ đô.
Để được thuê NOXH tại đây, các công chức, viên chức phải trải qua cuộc xét duyệt chỉ tiêu, chấm điểm khắt khe và chặt chẽ. Các cơ quan sẽ gửi danh sách những cán bộ công chức đạt chỉ tiêu lên Hội đồng xét duyệt TP Hà Nội để xem và xét duyệt trước khi trình UBND TP.
Thế nhưng, hiện người dân sinh sống tại các tòa nhà này đang vô cùng bức xúc khi giá cho thuê nhà tăng bất hợp lý.
 |
Khu nhà ở xã hội CT19A ở khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2011. Ảnh: Minh Thư |
Cụ thể, phản ánh tới Báo điện tử Infonet, đại diện cho các cư dân, bà Nguyễn Thị Doanh, Tổ trưởng tổ dân phố số 19 cho biết: Từ năm 2011, giá thuê NOXH là 29.100 đồng/m2. Như vậy, với căn hộ 52m2 thì tiền thuê một tháng là hơn 1,6 triệu đồng; cộng thêm tiền phí dịch vụ chung cư là 2.400 đồng/m2 thì chi phí người dân phải trả cho căn hộ này khoảng gần 1,8 triệu đồng. Với những căn có diện tích rộng hơn thì chi phí trên 2 triệu đồng/tháng. Đây là mức giá không hề thấp so với mặt bằng lương công chức hiện nay, vậy mà giá cho thuê tiếp tục được tăng cao hơn khiến các cán bộ công viên chức thuê nhà vô cùng bức xúc.
Theo bà Doanh, ngày 19/6/2014, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định số 3250/QĐ-UBND phê duyệt giá cho thuê NOXH tại CT19A – khu đô thị mới Việt Hưng. Theo đó, giá cho thuê áp dụng trong 40 năm trung bình là 54.111 đồng/m2/tháng và tỷ lệ tăng giá mỗi kỳ điều chỉnh tăng lũy tiến là 12%. Như vậy, đến giai đoạn 3 năm cuối, giá cho thuê nhà sẽ là 85.145 đồng/m2/tháng.
“Nhà càng xuống cấp giá cho thuê càng tăng, đó là nghịch lý, thành phố không biết có sự nhầm lẫn nào không mà ra quyết định quá bất hợp lý như thế nên người dân chúng tôi đã kiến nghị lên thành phố. Sau đó, thành phố đã ra văn bản tạm thời chưa áp dụng mức giá cho thuê theo Quyết định số 3250, mà vẫn áp dụng giá cho thuê là 29.100 đồng/m2/tháng đến hết năm 2016”, bà Doanh cho hay.
Cũng theo vị Tổ trưởng tổ dân phố số 19 này thì đến ngày 21/2/2017, UBND TP Hà Nội lại có văn bản số 690/UBND-KT chấp thuận đề xuất của Liên ngành Sở Xây dựng và Sở Tài chính về mức giá cho thuê NOXH tại CT19A là 34.176 đồng/m2/tháng, áp dụng từ ngày 1/1/2017.
“Người dân chúng tôi không đồng tình với mức giá cho thuê là 34.176 đồng/m2/tháng vì không hiểu mức giá này được tính như thế nào. Hơn nữa, công văn số 690/UBND-KT không phải là quyết định hành chính, chúng tôi đề nghị UBND TP cần có quyết định hành chính thay thế cho quyết định 3250 trước đây”, bà Doanh nói.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Thược, Tổ phó Tổ dân phố số 19 còn cho hay: “UBND TP đã có công văn số 1873/VP-KT giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường, Cục thuế TP cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, xử lý, trả lời khiếu nại của cư dân CT19A về giá cho thuê nhà trước ngày 20/3/2017. Ngày 29/3, ông Nguyễn Chí Dũng – Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã giao Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở phối hợp với phòng quản lý nhà và thị trường bất động sản trả lời đơn thư của công dân. Thế nhưng, đến nay người dân CT19A vẫn chưa nhận được phúc đáp nhưng Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở lại triển khai ký phụ lục hợp đồng thuê nhà với người dân là chưa phù hợp”.
Trong khi đó, theo phản ánh của người dân cũng như có mặt tại các tòa nhà cho thuê mới thấy, chất lượng các tòa nhà đang dần xuống cấp, tường bị thấm dột, nhà để xe bong tróc từng mảng, ngập nước… thì giá thuê nhà lại tăng cao hơn.
Đại diện cư dân, bà Nguyễn Thị Doanh, Tổ trưởng tổ dân phố số 19 kiến nghị thành phố cần xem xét, tính toán lại mức giá nhà cho thuê sao cho phù hợp với tiền lương của công chức, viên chức nhà nước. Cần có quyết định thay thế Quyết định 3250 đã hết hạn. Không áp dụng lãi suất bảo toàn vốn cũng như công khai, minh bạch chi tiết các số liệu liên quan đến việc tính toán giá thuê nhà tại CT19A. Đặc biệt, các đơn vị liên quan cần có buổi họp với toàn bộ cư dân trước khi ký phụ lục hợp đồng…
TheoInfonet
" alt=""/>Nhà ở xã hội: Nghịch lý nhà ở càng xuống cấp, thu tiền thuê càng cao
Vừa mới hôm qua, thứ Tư 08/6/2016, nguyên tố mới 113 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố (thường gọi là bảng tuần hoàn Mendeleev) đã được các nhà phát minh ở Viện nghiên cứu Riken (Tokyo, Nhật Bản) đặt tên là “Nihonium” và ký hiệu là Nh. |
GS. Kosuke Morita của trường Đại học Kyushu Morita, đứng đầu tập thể phát minh nguyên tố mới “Nihonium” ở Riken. (Ảnh: Thestar) |
Các nguyên tố tổng hợp nhân tạo mới với 113 proton trong hạt nhân được nhóm nghiên cứu Riken tạo ra bằng cách cho bắn phá ion kẽm lên bia bismuth trên máy gia tốc của viện Riken.
Thí nghiệm tổng hợp nguyên tố mới Nh đề cập trên đây chính thức công bố đầu tiên vào ngày 23/7/2004. Bấy giờ, các nhà khoa học ở Riken đã bắn vào bia Bismuth-209 (có số Z=83) với “đạn” Zinc-70 (với Z=30) và thu nhận được nguyên tử chưa từng biết ununtrium-278 hay Uut (với Z=113). Các tác giả công bố kết quả vào ngày 28/9/2004 với phản ứng: Bi(209,83) + Zn(70,30) →Uut(278,113)+1n.
Việc khó khăn tạo ra và nắm bắt được các hạt nhân của nguyên tố mới là vì thời gian sống sau khi tạo thành của của hạt nhân mới Nihonium chỉ khoảng 0,05 giây.
Trong nhiều năm các nhà nghiên cứu Riken đã tiến hành nhiều thí nghiệm và thu thêm nhiều thông tin mới về nguyên tố mới phát hiện. Một trong những kết quả quan trọng mới, thu được trong thí nghiệm vào ngày 12/08/2012, là chuỗi phân rã của một loạt hạt nhân tiếp theo hạt nhân của nguyên tố mới Nihonium sau đây:
Uut(278,113) →Rg(274,111) + α →Mt(270,109) + α → Bh(266,107) + α →
→Db(262,105) + α → Lr(258,103) + α →Md(254, 101) + α.
Ở đây, các nhà nghiên cứu đã quan sát và thu nhận được sáu phân rã hạt anpha qua các hạt nhân đã biết cho đến đồng vị cuối cùng của hạt nhân Mendelevium Md.
Nhóm các nhà phát minh ở viện nghiên cứu nổi tiếng của Nhật Bản này đề nghị đặt tên nguyên tố mới với danh từ “Nihon” là tên gọi chính gốc nước Nhật và ký hiệu cho nguyên tố tổng hợp siêu nặng mới bằng hai phụ âm “Nh”. Thông tin này phát ra từ Liên hiệp hội Hóa học Ứng dụng Tinh khiết (International Union of Pure Applied Chemistry, viết tắt IUPAC).
Tổ chức quốc tế này nói rằng, tên nguyên tố mới vừa đưa ra nhằm tôn vinh đất nước nơi nguyên tố mới được phát minh ra. Đây cũng là lần đầu tiên tập thể các nhà khoa học tại một quốc gia châu Á đã phát minh và được đặt tên quốc gia này cho nguyên tố mới. Tập thể khoa học gia, dẫn đầu bởi giáo sư Kosuke Morita của trường Đại học Kyushu, đã được trao quyền đặt tên nguyên tố mới vào tháng Chạp năm qua sau ba lần công bố phát minh của mình trong các năm 2004, 2005 và 2012.
Mặc dù, nhóm nghiên cứu Mỹ-Nga thuộc hai phòng thí nghiệm nổi tiếng ở Dubna (Nga) và Livermore (Mỹ) tuyên bố đã ra tuyên bố phát hiện ra nguyên tố 113 sớm hơn so với các đội Riken, nhưng tổ chức quốc tế có thẩm quyền IUPAC vẫn kết luận Riken là tác giả của phát minh nguyên tố mới này.
Thời điểm mà GS. Morita ở Riken đề xuất tên gọi nguyên tố mới lên tổ chức IUPAC vào tháng Ba vừa qua. Một số đơn vị vừa được thành lập để tiến hành xem xét nhằm thu thập ý kiến của cộng đồng khoa học thêm khoảng 5 tháng nữa trước khi chính thức đưa ra quyết định cuối cùng vào cuối năm này. Nhưng theo theo ý kiến từ Riken và các nguồn tin am hiểu, việc IUPAC thay đổi ý kiến sẽ không xảy ra.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ hy vọng "niềm tự hào và niềm tin vào khoa học sẽ thay vào lòng tin đã mất của những người phải chịu đựng từ năm 2011 với thảm họa hạt nhân Fukushima". Morita nói với Kyodo News: "Tôi không muốn đề xuất một tên sẽ không được chấp nhận bởi tất cả mọi người. Tôi hy vọng (người Nhật Bản) sẽ hiểu điều đó ". Và Aiko Shimajiri, Bộ trưởng phụ trách khoa học và chính sách công nghệ của Nhật Bản, cho biết: bà hy vọng những khám phá "sẽ nâng cao nhận thức của trẻ em về khoa học và là một cơ hội cho thanh niên toàn cầu cảm thấy quen thuộc với Nhật Bản."
Minh Trần
" alt=""/>Nguyên tố siêu nặng của bảng tuần hoàn đã có tên