![]() |
Fujitsu MH380 |
![]() |
Fujitsu MH380 |
Tuổi vị thành niên là tuổi có nhiều biến động. Những vụ bạo lực xảy ra là biểu hiện của sự bộc lộ xung năng tuổi mới lớn.
Những nghiên cứu tâm lý trong thời gian qua cho thấy không ít trẻ vị thành niên hay rơi vào trạng thái hoang mang, dao động, mất phương hướng, coi thường, bất chất những quy định, bỏ qua những giá trị sống cơ bản, nông nổi, bốc đồng. Các em hay thích thể hiện và muốn mình là tâm điểm của mọi sự chú ý.
Các em gây sự, bạo hành với đối phương, quay clip nhằm mục đích tung hô cho mọi người biết “chiến tích” của mình… là những đặc điểm tâm lý chung của lứa tuổi này.
![]() |
Nữ sinh gây bạo lực học đường nhiều hơn nam sinh do đặc điểm tâm lý giới tính nữ có những vấn đề đáng lưu ý |
Tuy nhiên, trong các mối quan hệ thì đời sống tâm lý của nữ sinh khác nam sinh.
Nữ sinh thường rất nhạy cảm, hay để ý những điều nhỏ nhen, dễ thay đổi thất thường, cảm xúc không ổn định và khó kiểm soát cả nhận thức và hành vi. Cùng với những biến đổi thất thường ở lứa tuổi vị thành niên thì ở các em hay xảy ra sự hiềm khích, ghen tị, đố kỵ giữa đám bạn nữ cùng trang lứa.
Nguyên nhân của các vụ bạo lực thường không phải xuất phát từ những lý do gì to tát, mà nó được nhen nhóm từ những chuyện nhỏ nhặt, vụn vặt hay bắt nguồn từ các mối quan hệ không thỏa mãn được những mong muốn của bản thân. Sự ghen ghét xuất phát từ ý nghĩ muốn phủ nhận người khác, hạ thấp vị thế của người khác.
Các em nữ đánh nhau nhiều khi vì những lý rất trái khoáy như do tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp, trêu chọc và vu khống cho bạn này có bầu, bạn kia có người yêu lớn tuổi…
Đối với học sinh nam, nếu có xích mích, thì hành động “đối đầu” giữa các em là cách giải quyết mâu thuẫn nhanh gọn. Nhưng với học sinh nữ thì phức tạp hơn nhiều: Từ việc gặp nhau, trao đổi về những mâu thuẫn, rồi đến giai đoạn chỉ rõ mức độ và thỏa thuận.
Nếu việc thỏa thuận dứt khoát, rõ ràng, hợp tình hợp lý thì không xảy ra xô xát (tình huống này rất hiếm, vì cái tôi của các em lứa tuổi này rất lớn). Khi không thỏa hiệp được hoặc một trong hai nhóm không kiềm chế được thì sẽ xúc phạm đối phương.
Tiến trình bạo hành cũng không diễn ra ngay mà còn có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, lúc âm thầm, lúc không khai, thường diễn ra trong thời gian dài (có khi từ một nhóm mà nhóm kia không biết rõ). Vì thế, khá nhiều vụ bạo hành do nữ gây ra không diễn ra ở trong khuôn viên trường học mà ở một địa điểm có lợi cho bên gây sự và thường kèm theo hung khí. Hay để thỏa mãn, các em còn dàn cảnh thực hiện tập thể và quay clip lên mạng.
Gia đình, nhà trường có thể làm gì?
Đối với gia đình: Chú ý hơn nữa cải thiện mối quan hệ trong gia đình được lành mạnh. Cha mẹ luôn quan tâm, điều chỉnh hành vi, cử chỉ của con cái trong đối xử với bạn bè, với người yếu thế hơn mình, không nên phó mặc hoàn toàn trách nhiệm cho nhà trường. Các phụ huynh cần bổ sung kiến thức về giới trong giáo dục con mình, để có cách tác động cho phù hợp với con trai cũng như con gái.
Đặc biệt, trong gia đình, cha mẹ đừng bao giờ xung đột trước mặt con. Tất cả hành vi cãi vã, bạo lực bao giờ cũng là hình ảnh phản chiếu đến lối sống của con trẻ (cả nam và nữ), đó cũng chính là nguyên nhân tâm lý, mầm mống của bạo lực sau này.
Bên cạnh đó, nhất là người mẹ phải thường xuyên bên cạnh con gái để chia sẻ, động viên và giáo dục cho con hiểu được những nét tính cách cần thiết mà phụ nữ thời nào cũng cần thiết là sự nhường nhịn, rộng lượng, vị tha…
Đối với nhà trường: Cần đưa vào trường những chương trình giáo dục mang tính nhân văn, các hoạt động thân thiện, xây dựng văn hóa học đường. Gia tăng nội dung dạy người trong quá trình giáo dục, đưa nội dung dạy kỹ năng sống, giá trị sống vào thành môn học sinh động theo từng cấp học.
Tổ chức các hoạt động tập thể phong phú, đa dạng để thu hút các em tham gia, nhất là những hoạt động nữ công gia chánh để phát huy những mặt tâm lý nữ tính tích cực trong tập thể.
Bên cạnh đó cũng nêu những gương xấu để từ đó thường xuyên giáo dục, nhắc nhở các em, coi đó là bài học cần rút kinh nghiệm.
Phát huy tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như các chuyên viên tư vấn học đường để kịp thời phát hiện, phòng ngừa và can thiệp sớm các biểu hiện dẫn đến xung đột, nhất là chia sẻ cùng các em những khó khăn tâm lý trong mối quan hệ, trong đó có quan hệ tình yêu nam nữ.
Cũng cần làm thay đổi, giảm thiểu những tiêu cực và truyền thông bạo lực trong xã hội tới học đường. Cơ quan chức năng cần phải phối hợp với gia đình và nhà trường để kiên quyết xử lý những trường hợp bạo lực có tính dã man, côn đồ.
Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin tuyên truyền cũng cần tích cực tuyên truyền, phê phán, tăng cường nêu gương học sinh tốt để qua đó mà giáo dục tập thể cũng như các cá nhân có xu hướng và hành vi bạo lực.
TS. Tâm lý Nguyễn Văn Công (Trường ĐH Nguyễn Huệ)
- Nữ sinh Trường THCS Cẩm Bình bị bạn đánh ngay trong lớp, tuy nhiên bạn bè không can ngăn mà hò reo cười đùa.
" alt=""/>Vì sao nữ sinh gây bạo lực học đường nhiều hơn nam sinh?Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, trong vụ gian lận thi cử tại Sơn La, có 44 thí sinh đã được sửa nâng điểm, gồm cả điểm thi trắc nghiệm và điểm thi tự luận.
Trong số này, có trường hợp của em B.N.. Thí sinh này có điểm thi Toán và Ngoại ngữ lần lượt là 9,8 và 9,8. Tuy nhiên, sau qua chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT, điểm thực bài thi của em giảm xuống còn 5,8 điểm ở môn Toán và 2,8 điểm ở môn Ngoại ngữ.
B.N. vốn là học sinh chuyên Sử. Trước đó, điểm thi thử tiếng Anh tại trường của em chỉ ở mức 1,8 điểm và 5 điểm môn Toán. Thí sinh này hiện đang theo học tại một trường đại học ở Hà Nội.
Qua tìm hiểu của VietNamNet, B.N. có mẹ làm công an, bố làm phó chủ tịch một huyện của tỉnh Sơn La.
Trưa ngày 10.4, PV Vietnamnet đã liên hệ với ông D. - phó chủ tịch một huyện tại Sơn La và cũng là bố của thí sinh B.N..
Trước câu hỏi của PV VietNamNet về thông tin con gái của ông là B.N. được nâng điểm ở kỳ thi THPT quốc gia 2018, ông D. đáp: “Tôi không biết vì đang đi công tác ở huyện”.
Phóng viên tiếp tục gặng hỏi, ông D. nói: “Tôi không quan tâm đến việc đó đâu, ai muốn làm gì thì làm”.
PV đặt câu hỏi: “Việc con mình bị hạ điểm thi, ảnh hưởng như vậy, chẳng lẽ anh không quan tâm sao?”. Vị này đáp: “Không! Vì nó đàng hoàng, đường đường chính chính, việc gì phải quan tâm. Không sợ gì cả, đàng hoàng chính chính nên ai muốn làm gì thì làm”.
“Nhưng hiện đang có những thông tin con gái của anh là B.N. bị điều chỉnh lại điểm thi” - PV tiếp lời. Ông D. nói: “Thôi kệ họ thôi, báo chí nói gì thì nói”.
Ông D. cho rằng gia đình tự tin không có tác động gì vào điểm số của con.
Thanh Thiên
Trao đổi với VietNamNet sáng 19/7, ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang xác nhận con gái của ông có trong danh sách nâng điểm. Ông khẳng định mình không biết và không chỉ đạo việc này.
" alt=""/>Phó Chủ tịch huyện có con bị hạ điểm thi THPT quốc gia: “Tôi không quan tâm”![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn |
Tất nhiên, nói như thế không phải là toàn bộ nền giáo dục lúc này là hư rỗng. Vẫn có số đông, rất đông đang dạy thật, học thật, năng lực thật. Nhưng vẫn còn đó nhiều ngành nghề, nhiều trường, nhiều người học có danh mà không có thực, có bằng mà không có chất, “thực không xứng danh, danh không xứng thực”. Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục cần chất lượng hơn, thực chất hơn, bỏ đi những tiêu cực, bệnh hình thức gây nhức nhối. Để làm được điều đó ngành giáo dục có sự chuyển hóa về chất, nó không chỉ là vấn đề chất lượng giáo dục mà sâu xa hơn thế, nó là việc chất lượng con người để đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống, chất lượng để tạo ra của sự phát triển của đất nước, của nhu cầu nhân lực chất lượng cao và đặc biệt là nhân tài...
Để có được sự chuyển đổi lớn theo hướng thực chất trong giáo dục, theo như chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GD-ĐT có rất rất nhiều việc phải làm. Trước hết, Bộ sẽ phải xem xét điều chỉnh rà soát lại nội dung dạy và học, dạy cái thiết thực, cái thực nghiệp, giảm và tiến tới bỏ hẳn cái hình thức, phù phiếm, vô bổ.
Bậc phổ thông thì chú trọng dạy người, biết tu dưỡng, sống có chí hướng, có đạo đức, dạy kiến thức cơ bản, khả năng tự thích ứng và phát triển bản thân.
Bậc đại học thì từ khâu xây dựng chương trình, tới thiết kế chuẩn đầu ra, tới đặt từng môn học sao cho sát hợp thực tiễn. Học đi đôi với hành, thực tập thực tế cho đầy đủ, thực chất. Cần lấy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo làm nền tảng để tạo ra chất lượng. Cần nuôi khát vọng, chí hướng và tinh thần khởi nghiệp. Cần thay đổi phương pháp để sao cho người học tiếp thu tốt nhất, thích học, biết học để làm gì, học ngành nghề phù hợp với năng lực sở trường của mình. Học để biết, học để làm việc, học để phát triển phẩm chất năng lực bản thân chứ không phải vì điểm số, không phải học chỉ để thi, học để có bằng cấp chứng chỉ. Cần nghiêm trong kiểm tra đánh giá, để sao cho đánh giá đúng cái thực chất người học có và tích lũy được, đạt được, không để nhân tố nào làm sai lệch kết quả đánh giá, thi không cốt quá nhiều và phiền hà mà thi cốt cho nghiêm, đánh giá đúng...
Để có được nền giáo dục thực chất, tự ngành giáo dục phải hành động, có sự thay đổi, chuyển mình rất lớn từ trong tư duy, từ trong nếp dạy, từ trong thói quen đã hình thành nhiều năm nay được định hình bởi quan điểm xã hội. Ngành cũng cần phải có cơ sở vật chất tốt cho nhà trường, phòng thí nghiệm, phương tiện dạy và học đầy đủ, hiện đại để có thể tạo ra chất lượng giáo dục tốt nhất. Cần có đội ngũ giáo viên giỏi, năng lực thực và có thu nhập xứng đáng, yên tâm với nghề. Hai điều này chính là THỰC LỰCcủa ngành giáo dục. Có tạo được cái THỰCđó mới vực được chất lượng lên, mới đề cao được thực học.
Từ góc độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực, Bộ GD-ĐT sẽ chuẩn bị kế hoạch cụ thể thực hiện chỉ đạo lớn này của Thủ tướng Chính phủ.
Vẫn theo người đứng đầu ngành giáo dục đào tạo, thì một thực tế xã hội rất quan trọng khác đang trực tiếp triệt tiêu động lực của việc học thật, thi thật chính là việc nhiều đơn vị và tổ chức tuyển người, dùng người, đánh giá người còn dựa trên bằng cấp mà chưa chú ý đến trình độ thực chất.
Nói cách khác, việc làm cho người học phải học thực, thi thực, thì một phần quan trọng lại nằm ở phía sử dụng sản phẩm đầu ra của giáo dục, đó là việc dùng người, tuyển người, đánh giá người. Nếu tuyển người chỉ dựa trên giấy tờ, theo quan hệ và bị chi phối bởi các yếu tố không thực chất, thì người học sẽ có xu hướng chỉ lo sao cho đẹp hồ sơ, chuẩn các điều kiện, mà không lo phần thực chất. Nếu việc tuyển người, dùng người, đánh giá người theo năng lực thật, ai có tài năng thực được trọng dụng, được đánh giá đúng... thì khi đó học sinh trong nhà trường sẽ đua nhau mà học thật thi thật. Dùng người chỉ căn cứ theo năng lực, theo phẩm chất thật, thì việc dạy và học sẽ chuyển động theo một cách nhanh chóng. Trên nền tảng của việc học thực chất, người được dùng đúng theo năng lực, khi đó người tài sẽ xuất hiện, người tài sẽ được bồi dưỡng. Khi việc dùng người đúng năng lực, đánh giá đúng phẩm chất, khi đó tài năng thực sẽ nở rộ.
Học thật thi thật trước hết và luôn luôn là việc của ngành giáo dục, nhưng cũng là của toàn xã hội. Nếu tất cả mọi người cùng đồng lòng vì nền giáo dục thực chất, vì cuộc sống chất lượng và sự phát triển của đất nước, thì một trong những việc đầu tiên cả xã hội chung tay hành động là tất cả cùng vì thực học!
PV
Trên cương vị mới là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn nói, trăn trở đầu tiên của ông sau khi nhận trọng trách này là những suy nghĩ về nghề và sự nghiệp của các nhà giáo.
" alt=""/>Bộ trưởng Bộ GD