Thuốc kháng sinh có rất ít tác dụng phụ
Hầu như cứ 5 trường hợp bệnh nhân phải vào phòng cấp cứu thì lại có một trường hợp do các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Với trẻ nhỏ, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc phải đi cấp cứu. Những tác dụng phụ của thuốc bao gồm tiêu chảy, nhiễm trùng nấm men, và trong một số trường hợp hiếm hoi, còn bị tổn thương thần kinh và các phản ứng dị ứng như phát ban, sưng mặt hoặc cổ họng, các vấn đề về hô hấp.
Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn tốt, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, trong đó có C. difficile. Ít nhất một năm có 250.000 người bị nhiễm virus C. difficile do liên quan đến việc dùng thuốc kháng sinh, và có 14.000 người tử vong.
Một liều kháng sinh đầy đủ kéo dài ít nhất 1 tuần
Không phải lúc nào cũng thế. Với một số loại bệnh, chỉ cần một liều thuốc ngắn hơn, chẳng hạn như bệnh về đường tiết niệu, tai hay viêm xoang. Vì thế, hãy hỏi bác sỹ về liều thuốc kháng sinh thấp nhất và ngắn ngày nhất, đủ để điều trị căn bệnh của bạn.
Sử dụng thuốc còn thừa lại từ trước cũng không sao
Không phải. Nếu bạn dùng thuốc còn thừa từ lần bệnh trước, phần thuốc thừa lại này có thể không phải là liều thuốc đúng cho căn bệnh hiện tại của bạn. Sử dụng thuốc thừa lại này có thể làm tăng các vi khuẩn có hại. Tốt nhất, hãy vứt bỏ hết thuốc còn thừa đi.
Tất cả các loại bệnh nhiễm khuẩn đều phải dùng thuốc
Một số loại bệnh nhiễm khuẩn có thể tự khỏi. Hãy hỏi bác sỹ xem bạn có nên uống thuốc không hay chờ bệnh tự khỏi.
Thuốc kháng sinh càng diệt được nhiều vi khuẩn càng tốt
Sai hoàn toàn. Các loại thuốc kháng sinh phổ rộng, như ceftriaxone, ciprofloxacin và levofloxacin, nên dành riêng để điều trị các bệnh nhiễm trùng khó chữa.
Theo Comsumer Report/Vnreview)
" alt=""/>6 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc kháng sinhẢnh minh họa: Internet
Theo thông báo nội bộ của Apple mà Bloomberg có được, nhân viên tại một số văn phòng được phép làm việc từ xa, bắt đầu từ 9/3. Từ 6/3, nhân viên tại trụ sở Apple Park được thông báo không cần đến văn phòng. Chính sách mới được mở rộng ra các văn phòng khác tại California, Seattle (Mỹ), Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy, Đức, Pháp, Thụy Sỹ và Anh. Apple cũng nói vẫn trả lương cho các nhân viên làm theo giờ.
Bên cạnh đó, Apple đưa ra một số thay đổi nhằm hạn chế tập trung đông người, đề phòng lây lan virus tại các cửa hàng bán lẻ và cho nhân viên vẫn phải đến làm việc theo yêu cầu. Các thay đổi bao gồm giảm số lượng người tại Apple Store, tạm thời giảm số phiên Today at Apple.
Amazon, Facebook, Google, Microsoft đều khuyến khích nhân viên tại khu vực Seattle làm việc tại nhà do lo ngại dịch Covid-19. Gần đây nhất, một trong các nhân viên tại Seattle của Amazon dương tính với virus. Một nhân viên hợp đồng của Facebook làm việc tại văn phòng Seattle cũng mắc Covid-19.
Facebook phải đóng cửa văn phòng, nơi nhân viên đến lần cuối vào ngày 21/2, trong một tuần. Mạng xã hội đã thông báo cho nhân viên và tuân thủ hướng dẫn của quan chức y tế.
" alt=""/>Làn sóng làm việc từ xa giữa dịch Covid