![]() |
Realme C1 vượt qua đàn anh OPPO F9
Theo hệ thống đo đếm từ các website thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, Realme C1 vào buổi chiều ngày 7/11 đã có lượng bán ra đến hơn 8.000 người đặt mua và vào 22h cùng ngày, Realme xác nhận con số 11,000 máy bán ra trên toàn thị trường chỉ trong 1 ngày. Đây được xem là một thành công vượt ngoài mong đợi của thương hiệu mới chỉ đặt chân vào Việt Nam từ cuối tháng 9 năm nay.
Trước đó, OPPO tuyên bố bán ra hơn 40 ngàn máy trong 10 ngày đặt hàng trước qua online - tương ứng với mỗi ngày khoảng 2,000-4,000 máy bán ra.
Đặt cho mình mục tiêu phục vụ cho giới trẻ, Realme định hướng là hãng smartphone mang lại giá trị thật sự với các tiêu chí sản phẩm Hiệu năng Đỉnh cao, Đặc trưng Phong cách, có một mức giá phải thật sự tốt, nhưng đồng thời không hy sinh “thương hiệu” bằng các từ khoá giá rẻ hay cách làm chương trình “giảm giá hết sức”.
Thành công của Realme C1 được chắp cánh nhờ sự phản hồi tích cực từ người dùng trẻ đối với bộ đôi sản phẩm Realme 2 Series được bán ra thông qua kênh bán lẻ lớn nhất là Thế Giới Di Động.
Cụ thể với trang thương mại điện tử Lazada, hồi 12 giờ trưa ngày 7/11 đã sớm đăng thông báo cháy hàng với sản phẩm Realme C1. Phía Realme đã ghi nhận con số 5.000 người mua thành công chiếc Realme C1 chỉ trong 5 tiếng của ngày 7/11.
Hệ thống bán hàng trực tuyến của trang thương mại điện tử Thế Giới Di Động cho biết đã có 8.158 người mua trong tổng số hơn 15.590 người đặt mua một ngày.
![]() |
Tương lai tươi sáng của Realme
Như vậy ở ngày đầu bán Flash Sale, Realme C1 đã chính thức tạo nên một kỷ lục mới cho gia đình OPPO tại Việt Nam. Có thể nói giá và tính năng là điều kiện tiên quyết giúp Realme C1 thành công vượt ngoài mong đợi. Nhưng cũng không thể bỏ qua việc Realme được sự hậu thuẫn rất lớn từ thương hiệu mẹ (dịch vụ sau bán hàng của Realme chính là chuỗi bảo hành 44 trung tâm khắp cả nước của OPPO tại Việt Nam).
Ông Phùng Ngọc Tuyên, Giám đốc Ngành hàng Viễn thông di động của Thế Giới Di Động khẳng định: “Tôi đã quan sát Realme từ những ngày đầu. Realme là một thương hiệu trẻ, vào Việt Nam từ cuối tháng 9 và chỉ sau 3 tuần đã tổ chức sự kiện ra mắt chính thức. Sau đó là pre-order cho Realme 2 series và chỉ sau ngày mở bán dòng sản phẩm này thì hãng tiếp tục “đếm ngược” đến ngày flash sale 7/11. Với những nỗ lực liên tục của hãng trong 1,5 tháng vừa qua, có thể công nhận rằng Realme là một trong số ít nhãn hàng có sự phát triển nhanh nhất”.
![]() |
Ông Phùng Ngọc Tuyên, Giám đốc ngành hàng Viễn thông di động, Thế Giới Di Động đánh giá cao sự kết hợp của Hiệu năng, Phong cách, Giá hợp lý của dải sản phẩm Realme khi gia nhập thị trường, cùng với chính sách bảo hành và đội ngũ trẻ của Realme Việt Nam. |
Có mức giá 2,5 triệu đồng (trong ngày Flash Sale 7/11 là 2,4 triệu), Realme C1 là chiếc smartphone được giới công nghệ thừa nhận là vua mới của phân khúc tầm trung khi sở hữu chip xử lý 8 nhân Qualcomm Snapdragon 450, màn hình tai thỏ kích thước 6,2 inch HD+ với tỷ lệ màn hình 88,8%, bộ nhớ RAM 2GB và ROM 16GB. Máy có camera kép phía sau với độ phân giải 13+2MP, camera trước 5MP, dùng hệ điều hành ColorOS 5.1 (nền tảng Android 8.1) và cục pin khủng tới 4230mAh.
Realme xác nhận sẽ có một lô hàng 3,000 máy dành riêng cho người dùng của Thế Giới Di Động trong ngày hội online 11/11 này, cũng với mức giá 2,390,000đ.
Vũ Minh
" alt=""/>Hơn 11.000 máy Realme C1 bán ra chỉ trong 1 ngàyMã độc ẩn sau tên file hấp dẫn
Theo đó, các chuyên gia bảo mật của FortiGuard cho rằng chiến dịch này được vận hành bởi nhóm hacker 1937CN. Liên kết tới nhóm đã được tìm thấy thông qua các tên miền độc hại được sử dụng làm máy chủ điều khiển.
Giống như những chiến dịch tấn công APT khác, tin tặc phát tán các tài liệu chứa mã độc thông qua email. Và để thu hút hơn sự chú ý của các nạn nhân, tin tặc sử dụng các file văn bản với tựa đề và nội dung chứa nhiều thông tin liên quan đến chính phủ Việt Nam. Các file doc này chứa mã độc RAT (Remote Access Trojan) - loại mã độc có thể qua mặt các phần mềm bảo mật và tường lửa bằng cách giả mạo các phần mềm hợp pháp như GoogleUpdate.exe, SC&Cfg.exe của McAfee AV.
Những phiên bản Microsoft Office có nguy cơ bị khai thác bởi RAT gồm Office 2003 SP3, 2007 SP2 và SP3, 2010 Gold và SP1; Office 2003 Web Components SP3; SQL Server 2000 SP4, 2005 SP4, 2008 SP2, SP3, R2.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi nhận được các email không rõ nguồn gốc, người dùng không nên mở các tập tin đính kèm. Bên cạnh đó, người dùng cần thường xuyên cập nhập các bản vá bảo mật và ở trường hợp này là áp dụng các bản vá lỗi do Microsoft đưa ra để đề cập đến lỗ hổng CVE-2012-0158.
Phớt lờ nguy cơ
Trước đó, VietnamPlus cũng đã có nhiều bài viết phân tích về mã độc này. Cụ thể, vào tháng 7/2014, phóng viên đã nhận được một email từ địa chỉ lạ với tiêu đề rất “hot”: “Bảo vệ vùng biển, vùng trời trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” Chúng tôi đã nhờ chuyên gia phân tích và phát hiện đây là những tập tin có đính kèm mã độc.
Tới tháng 6/2015, phóng viên tiếp tục nhận được email giả mạo. Cụ thể email gửi từ địa chỉ [email protected] tới phóng viên có tiêu đề: Thấy gì từ Hội nghị TW 11. Một email khác từ địa chỉ [email protected] thì có tiêu đề “Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp 03.6 về Luật ĐƯQT.
Qua phân tích của chuyên gia bảo mật, các email này "lộ diện" là công cụ phát tán virus. Và, hacker đã khai thác lỗ hổng CVE-2012-0158 của Microsoft Office để chèn mã độc vào tập tin văn bản.
Đưa ra nhận định, chuyên gia CMC InfoSec cho biết lỗ hổng CVE-2012-0158 đã được Micrsoft cảnh báo và phát hành bản vá từ năm 2012, việc sử dụng các file .doc phát tán RAT cũng không còn mới và được các cơ quan chức năng cảnh báo liên tục nhưng vẫn có nhiều trường hợp bị lây nhiễm và cũng có nhiều đơn vị không có phương án update bản vá Windows.
Từ đó, có thể thấy rằng việc chấp hành các tiêu chuẩn về an toàn thông tin tại Việt Nam vẫn còn chưa được đánh giá đúng và được đầu tư hiệu quả.
Theo Vietnam+
" alt=""/>Phát hiện một cuộc tấn công mạng có chủ đích nhằm vào Việt NamChiều 13/9, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ (VPCP), VPCP và Bộ An ninh và Nội vụ Hàn Quốc đã tổ chức hội thảo trao đổi về kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử. Hội thảo có sự tham dự của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng; đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị của VPCP. Về phía Hàn Quốc có sự tham dự của ông Ki Byung Kim, Trưởng bộ phận phụ trách Chính phủ điện tử toàn cầu, Bộ An ninh và Nội vụ Hàn Quốc, Trưởng đoàn công tác cùng các thành viên đoàn công tác đến từ Bộ An ninh và Nội vụ Hàn Quốc, đại diện Chính quyền đô thị Seoun, Cơ quan xã hội và thông tin quốc gia Hàn Quốc...
Đại diện cho Đoàn công tác, ông Ki Byoung Kim cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của VPCP. Theo ông Ki Byung Kim, năm 2018, theo Bảng chỉ số xếp hạng về CPĐT, Hàn Quốc đứng thứ nhất về tỷ lệ tham dự các hoạt động trực tuyến và đứng thứ 3 về phát triển CPĐT.
Ông Ki Byoung Kim cho biết: Đoàn công tác cũng hiểu rõ Việt Nam không chỉ muốn tham khảo những kinh nghiệm thành công mà còn muốn tìm hiểu những sự thất bại để tránh lặp lại. Vì vậy, các thành viên Đoàn công tác sẽ cố gắng hết sức để chia sẻ các kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình xây dựng và phát triển CPĐT tại Hàn Quốc. Đặc biệt là chia sẻ những khó khăn và thất bại hoặc những vấn đề đã từng gặp phải trong quá trình xây dựng về CPĐT tại Hàn Quốc để đóng góp kinh nghiệm cho Việt Nam.
"Năm 2019, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để cùng Việt Nam đạt được mục tiêu đặt ra về xây dựng CPĐT để hướng đến năm 2020 Liên hợp quốc một lần nữa có đánh giá xếp hạng về CPĐT", ông Ki Byoung Kim cho biết.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, Hàn Quốc là quốc gia đã tận dụng những lợi thế của khoa học, công nghệ, ứng dụng CNTT để triển khai CPĐT và trở thành quốc gia có nền CNTT phát triển. Từ năm 2004 đến nay, Hàn Quốc luôn nằm trong nhóm 10 nước phát triển nhất về CPĐT.
" alt=""/>Hàn Quốc chia sẻ khó khăn, thất bại trong xây dựng Chính phủ điện tử với Việt Nam