Trước đó, VietNamNet đăng tải bài viết “Ba đứa trẻ lay lắt trong căn nhà cũ nát, nguy cơ thất học”, phản ánh hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật bủa vây của vợ chồng anh Lê Bá Hiếu và 3 đứa con nhỏ dại.
Vợ chồng anh Hiếu, chị San kết hôn khi đã ngoài 30 tuổi, có với nhau 3 người con. Trong đó, cháu lớn nhất đang học lớp 8, con út mới hơn 4 tuổi.
Vốn không được học hành đầy đủ, hoàn cảnh lại khó khăn nên hai vợ chồng ra sức làm lụng, mưu sinh đủ nghề mong kiếm tiền lo cho gia đình và nuôi các con ăn học. Thế nhưng kể từ sau khi sinh con đầu lòng, chị San thấy sức khoẻ bản thân “xuống dốc không phanh”, thường xuyên đau ốm và đôi mắt mờ dần.
Thương cảnh vợ yếu, con cái nheo nhóc, anh Hiếu lại càng cố gắng làm thuê làm mướn, chăm sóc vợ con. Tai hoạ ập đến với gia đình khi giữa năm 2022, chị San đến bệnh viện kiểm tra thì bất ngờ phát hiện mình bị ung thư vòm mũi.
Căn bệnh nhanh chóng trở nặng kéo theo những cơn đau đớn quằn quại khiến người phụ nữ khốn khổ chỉ biết yếu ớt chống chọi. Trong nhà, tài sản có giá trị đều đem bán cả lấy tiền chạy chữa cho chị San. Không những thế, anh Hiếu cũng phải đi vay mượn khắp người thân, bạn bè để giúp vợ chữa bệnh.
Tài sản, tiền bạc vay mượn bao nhiêu cũng “đội nón” ra đi để lo thuốc men, điều trị cho chị San. Thương cảnh mẹ bệnh tật, 3 đứa con của vợ chồng anh Hiếu cũng phải nghỉ học ở trường để lên bệnh viện giúp cha chăm sóc mẹ.
Bất hạnh hơn, sau khi nhận được sự quan tâm, chia sẻ của báo VietNamNet và độc giả, vừa qua, do căn bệnh ung thư hành hạ, chị San đã không đủ sức chống chọi với bệnh tật và ra đi mãi mãi, để lại người chồng trẻ cùng 3 đứa con thơ rơi vào cảnh mồ côi.
Đón nhận số tiền từ đại diện Báo VietNamNet trao tặng, anh Hiếu thay mặt 3 đứa con thơ bày tỏ sự cảm kích, xúc động, gửi lời tri ân đến độc giả và báo.
“Đây là khoản tiền lớn đối với bản thân tôi cùng các con lúc này. Trước mắt, tôi sẽ trích một ít mua tạm chiếc xe máy, có phương tiện đi làm để kiếm thu nhập lo cho các con ăn học.
Phần còn lại, tôi gửi tiết kiệm để khi các con lớn lên, có một khoản tiền phục vụ cho việc sinh hoạt, học hành đến nơi đến chốn”, anh Hiếu chia sẻ.
" alt=""/>Ba đứa trẻ mồ côi, nguy cơ thất học ở Quảng Trị được hỗ trợ gần 44 triệu đồngNhắc đến ĐH FPT, Vũ Tùng Linh luôn rất biết ơn, yêu thương và tôn trọng bởi đây là nơi 9X này gắn bó suốt từ thời sinh viên cho đến tận bây giờ.
Tùng Linh chia sẻ, được học tập và làm việc trong môi trường thân thiện, năng động cùng các thầy cô, đồng nghiệp và sinh viên ĐH FPT là “một trong những điều hạnh phúc nhất” của anh. Cũng vì lẽ đó, anh lựa chọn ĐH FPT là nơi bắt đầu sự nghiệp mới - trở thành giảng viên bộ môn Kinh tế.
![]() |
Cựu SV Tùng Linh chọn ĐH FPT TP.HCM làm nơi gắn bó sau khi du học xứ người vì yêu mến ngôi trường hiện đại trẻ trung này và có văn hoá độc đáo này |
Tùng Linh chia sẻ, “Sau khi tốt nghiệp, mình có đi làm 4 năm và tiếp tục học MBA. Tuy nhiên, do cảm thấy môi trường văn phòng không còn phù hợp, ít tạo được cảm hứng nên mình quyết định nộp CV làm giảng viên ở ĐH FPT TP.HCM.
Lựa chọn ĐH FPT để tiếp tục gắn bó có lẽ vì mình rất yêu thích môi trường làm việc ở đây và bản thân cũng mong muốn được góp một phần nhỏ bé để “truyền lửa” đam mê, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ chính trải nghiệm của bản thân để giúp ích cho các bạn sinh viên”.
![]() |
Trở thành giảng viên tại chính ngôi trường mình từng theo học là một trải nghiệm đặc biệt của Tùng Linh |
Mỗi ngày đi dạy là một ngày được “về nhà”
Đã gắn bó suốt 4 năm “đèn sách”, Tùng Linh đều rất thân thuộc với văn hoá cởi mở, dân chủ và sáng tạo của ĐH FPT nên dù là đi học hay đi làm, giảng viên trẻ cũng cảm thấy rất thân thuộc.
“ĐH FPT không chỉ là trường cũ, chỗ làm mới mà còn là nơi chứa đựng rất nhiều kỷ niệm, gắn kết mình với bạn bè, thầy cô. Vậy nên lần nào đến trường mình cũng có cảm giác như được trở về nhà, rất ấm áp, thân thương và gần gũi. Cùng là giảng đường đó nhưng khi trở về trường với cương vị mới, mình lại cảm thấy "có uy" hơn hẳn luôn, không như ngày xưa mỗi lần vào lớp là lại lo lắng, sợ sệt không biết hôm nay bài có khó không, có dài không, deadline thì thế nào”, thầy Tùng Linh hài hước kể.
Cũng theo giảng viên 9X, trải nghiệm thú vị và “ngại ngùng” nhất khi trở thành giảng viên trường đó là được làm đồng nghiệp với những người mình từng gọi là thầy, cô. Bên cạnh đó, trải nghiệm từ một “tiền bối” trở thành giảng viên cũng giúp thầy giáo trẻ dễ dàng kết nối, thấu hiểu và sẻ chia cùng các sinh viên.
![]() |
Thầy Tùng Linh luôn tạo được ấn tượng tốt với sinh viên ĐH FPT nhờ sự trẻ trung, nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm với cương vị một người thầy, cũng là một “tiền bối” |
Hành trình từ sinh viên trở thành giảng viên là một trải nghiệm đặc biệt giúp những người trẻ như Tùng Linh hiểu rõ hơn ai hết về môi trường, chương trình đào tạo tại ĐH FPT.
Tùng Linh cho biết, “Chương trình đào tạo ở ĐH FPT luôn được update để phù hợp với nhu cầu của thị trường, đặc biệt sinh viên còn được học giáo trình tiếng Anh, làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh để tạo nền tảng tốt khi hội nhập quốc tế. Cá nhân mình nhờ trình ngoại ngữ được luyện rèn bài bản khi học ĐH FPT nên khi mình đi làm với đối tác nước ngoài hay đi du học, tốc độ hòa nhập và tiếp thu của mình đều rất nhanh”.
![]() |
Môi trường quốc tế, chú trọng đào tạo trình độ tiếng Anh đã giúp ích cho Tùng Linh rất nhiều trong quá trình học tập và công tác sau khi tốt nghiệp |
“Song song với đào tạo kiến thức chuyên ngành, ĐH FPT còn chú trọng kết hợp các môn về kỹ năng mềm, nhằm đào tạo cho sinh viên phong thái làm việc chuyên nghiệp. Đây đều là những yếu tố quan trọng để sinh viên hòa nhập nhanh với môi trường công nghiệp và có được những kiến thức tốt nhất cho vị trí ngành nghề của mình”, chàng cựu sinh viên ĐH FPT cho hay.
Linh Phương
" alt=""/>Trải nghiệm cực chill của cựu sinh viên trở thành giảng viên trường ĐH cũ