Lá đơn bày tỏ nguyện vọng sau khi tốt nghiệp được về làm việc tại các trường THPT trong tỉnh của nữ sinh lớp 12 chuyên Toán từng đạt rất nhiều thành tích trong học tập.
Trong đó, phải kể đến giải Nhất học sinh giỏi Toán toàn tỉnh năm lớp 9; giải Nhất học sinh giỏi tỉnh năm lớp 11 và đặc biệt là giải Nhất trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm lớp 12, nằm trong danh sách đội dự tuyển Olimpic Toán quốc tế.
Dương Quỳnh Châu - tân sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC
Với thành tích đặc biệt này, Dương Quỳnh Châu cũng đã có rất nhiều cơ hội để tuyển thẳng vào những trường đại học top đầu của cả nước. Đến thời điểm này, tuy đã nhận được giấy báo của ĐH Bách Khoa, ĐH Y Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân nhưng Quỳnh Châu lại chọn vào thẳng ĐH Sư phạm Hà Nội.
Lý do bởi sư phạm chính là nghề mà nữ sinh này đã yêu thích từ nhỏ và trong 12 năm phổ thông chưa bao giờ em thôi bỏ ước mơ này. Bản thân gia đình Quỳnh Châu cũng có truyền thống là trong ngành giáo dục khi có bố và mẹ đều là giáo viên nên em nhận được nhiều lời khuyên từ gia đình, thầy cô và những người đi trước. Trước mắt, sau khi nhập học, Quỳnh Châu sẽ cố gắng giữ vị trí tốp đầu trong khoa và bắt đầu sang học kỳ II, Châu sẽ đăng ký thêm ngành Toán Tiếng Anh và đặt mục tiêu sẽ có 2 bằng đại học sau khi ra trường.
Ở lớp 12A1, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu năm nay có đến hơn 2/3 học sinh trong lớp được tuyển thẳng vào đại học. Ngoài Quỳnh Châu, còn em Phan Đức Pháp, đạt trên 26 điểm cũng đăng ký vào sư phạm. Thầy giáo Hồ Sỹ Hùng, chủ nhiệm lớp, cho biết thầy và các đồng nghiệp rất vui.
Cũng giống như Dương Quỳnh Châu, em Hà Huy Công - học sinh lớp 12A5, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu cũng đã có 2 năm liên tiếp giành giải Nhì môn Sinh học trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia và từng được chọn vào đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2020.
Em Hà Huy Công với thầy giáo chủ nhiệm, người đã truyền cho em tình yêu với ngành Sư phạm. Ảnh: NVCC
Hiện tại, sau khi có kết quả tuyển sinh vào đại học, Công cũng đã nhận được khá nhiều giấy báo, trong đó có cả Trường ĐH Y Hà Nội, nhưng Công quyết định chọn ngành Sư phạm Sinh - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
“Em chọn sư phạm đơn giản là vì đam mê và em cũng cho rằng tương lai nghề sư phạm sẽ đem đến cho mình nhiều điều ý nghĩa. Riêng với ngành Sư phạm Sinh, em thích được dạy học ở các trường phổ thông và sau này sẽ có cơ hội đào tạo nhiều học sinh giỏi, nhiều bác sỹ tương lai...”, Hà Huy Công chia sẻ.
Ở Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, có một gương mặt nổi bật khác là em Đậu Huy Minh – học sinh lớp 12A2, người sở hữu nhiều thành tích khủng trong các cuộc thi cũng quyết định chọn ngành Quản lý giáo dục. Kỳ thi vừa rồi, Huy Minh đạt 27,1 điểm, khối D.
Nhiều chính sách thu hút sinh viên giỏi ngành sư phạm
Mặc dù không còn là ngành thu hút nhiều học sinh đăng ký như 15, 20 năm trở về trước nhưng việc lựa chọn sư phạm có thể là một lựa chọn thông minh, bởi dự báo trong những năm tới quy mô trường lớp sẽ tăng và nhu cầu tuyển dụng giáo viên sẽ ngày một nhiều hơn.
Đậu Huy Minh, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu - người sở hữu nhiều giải thưởng ở các cuộc thi lớn. Ảnh: Thanh Quỳnh
Như tại thời điểm này, có khá nhiều ngành đang cần tuyển dụng nhưng không có đủ chỉ tiêu như ngành Sư phạm Tiểu học, ngành giáo viên Tiếng Anh.
Tại các huyện như Kỳ Sơn, Nam Đàn, Con Cuông dù vài năm trở lại đây, năm nào huyện cũng đăng ký tuyển dụng giáo viên Tiếng Anh nhưng số hồ sơ ứng tuyển khá ít ỏi. Cô giáo Lương Thị Tâm là một trong ít giáo viên vừa được tuyển dụng vào làm việc tại Trường Tiểu học Bồng Khê (Con Cuông) sau khi tốt nghiệp loại giỏi ngành Sư phạm Tiếng Anh – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Cô giáo Lương Thị Tâm từng tốt nghiệp Á khoa tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Đức Anh
“Tôi cảm thấy rất vui bởi vừa tốt nghiệp đã được tuyển dụng về làm việc gần với gia đình và được dạy tại một trong những ngôi trường tiểu học tốt nhất ở huyện. Đây sẽ là động lực để tôi cố gắng và làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chuyên môn của mình” - Cô Tâm chia sẻ.
Lê Xuân Bảo (ngoài cùng bên phải) và các bạn tại Trường ĐH Vinh. Ảnh: NVCC
Mới đây, Sở GD-ĐT Nghệ An vừa tuyển dụng đặc cách một giáo viên Vật lý về Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu là thầy giáo Lê Xuân Bảo - cựu học sinh của trường.
Trước đó, những năm học phổ thông, Bảo đã từng 2 lần đạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý, 2 lần được tham dự chọn Đội tuyển Olympic, được tuyển thẳng vào đại học, được học bổng sang Nga du học. Việc tuyển dụng này cũng là may mắn của ngành giáo dục Nghệ An bởi 3 năm liên tục tuyển dụng và 4 lần thông báo mới có 1 “ứng viên” đủ tiêu chuẩn.
Ở nhiều huyện miền núi, việc thiếu giáo viên tiếng Anh đang diễn ra khá phổ biến. Ảnh: Mỹ Hà
Để thu hút giáo viên giỏi hiện nay, ngành giáo dục Nghệ An cũng đang thực hiện chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, đạt giải Ba trở lên tại các cuộc thi học sinh giỏi tỉnh vào ngành.
Riêng với học sinh là Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, nếu sinh viên đạt học sinh giỏi quốc gia theo học ngành sư phạm sau khi ra trường có thể ưu tiên được tuyển dụng vào trường hoặc các trường THPT trên địa bàn.
Trong 2 năm trở lại đây, số học sinh đăng ký vào ngành sư phạm của trường tăng lên và có khá nhiều em viết đơn cam kết về phục vụ cho Nghệ An.
“Học sinh tốt nghiệp lớp 12 vào sư phạm ngày càng ít và học sinh giỏi vào sư phạm lại càng hiếm hơn, đặc biệt là với những môn tự nhiên. Tuy nhiên, cá nhân tôi tin rằng nếu các em đã lựa chọn sư phạm thì các em thực sự có đam mê và chắc chắn sau này sẽ là trở thành nguồn nhân lực rất tốt cho ngành Giáo dục của tỉnh nhà” - thầy Hồ Sỹ Hùng, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. |
Theo Báo Nghệ An
Trong số 88 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc được vinh danh năm nay, có 3 thủ khoa đạt kết quả học tập tuyệt đối 4.0/4.0; 4 sinh viên là thủ khoa kép.
" alt=""/>Lá đơn 'đặc biệt' của nữ sinh giải Nhất môn Toán quốc gia ở Nghệ An“Từ nhỏ em đã không sống chung với bố. Bố cũng không bao giờ gặp em. Em chỉ nghe mọi người kể lại bố mẹ ly hôn lúc em 2 tuổi. Em sống với mẹ cùng nhà ngoại. À mới đây em nghe mọi người nói bố đã mất rồi. Em cũng chẳng biết bố ở đâu nữa”, Hồng ngậm ngùi.
Nhìn cách Hồng kể về bố, người ta có cảm giác như thể em nhắc đến một người xa lạ. Những năm tháng đi học, đôi lúc em có chút tự ti khi thấy bạn bè đồng trang lứa có bố có mẹ đưa đến trường. Ký ức về bố trong em chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Có lẽ, tuổi thơ vắng bóng hình cha vốn dĩ quá quen thuộc đối với em. Bởi thế mà Hồng rất thương mẹ. Em tự nhủ phải cố gắng học hành để sau này kiếm được việc làm, lấy tiền nuôi mẹ.
Nào ngờ đầu năm 2020, Hồng bị ngã cầu thang gãy xương chày trái. Bó bột được 3 tháng, đến tháng 6/2020, Hồng bị sưng và đau chân nên mẹ đưa em tới bệnh viện đa khoa Vân Đình. Tại đây, các bác sĩ phát hiện Hồng có một khối u ác tính ở xương, liền nhanh chóng cho chuyển tuyến lên bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội). Những ngày tháng ám ảnh nhất cuộc đời em bắt đầu…
Mẹ còng lưng đi vay tiền cứu con
Kể từ ngày ly hôn chồng, cô Nguyễn Thị Nguyệt (55 tuổi, mẹ của Hồng) gắng làm tất cả để bù đắp cho con những thiệt thòi mà một đứa trẻ 2 tuổi phải trải qua. Cô ở vậy nuôi Hồng ăn học, đồng thời hy vọng tuổi già sẽ nương tựa vào con.
Đến khi con đổ bệnh, mọi niềm tin vào cuộc sống của cô Nguyệt bỗng chốc tiêu tan. Cả đời mưu sinh bằng việc làm nông, cuộc sống mẹ con cô chỉ đủ ăn từng bữa. Đưa vội con đến bệnh viện K Tân Triều, cô chỉ kịp đóng 6 triệu tiền viện phí rồi nhanh chóng bắt xe về nhà gõ cửa khắp nơi, với hy vọng có chút tiền điều trị cho con.
![]() |
Mẹ sức khỏe kém, khả năng kiếm tiền không có, tính mạng em bị đe dọa |
Để có tiền cho con trai chữa bệnh, cô Nguyệt phải đi vay mượn khắp nơi, gõ cửa từng nhà cầu xin mọi người giúp đỡ. Nhà chỉ có hai mẹ con, cô đành phải để Hồng ở lại bệnh viện một mình. Để rồi, những cơn đau dội đến, nam sinh 18 tuổi cắn răng chịu đựng mà không biết chia sẻ cùng ai.
Nằm trên giường bệnh, dù rất đau đớn nhưng nghĩ đến mẹ, Hồng lại ứa nước mắt. Em cũng không dám gọi cho mẹ nhiều, sợ mẹ lại buồn phiền, lo lắng hơn. Mọi sinh hoạt nơi bệnh viện của Hồng phải nhờ những gia đình bệnh nhi ung thư cùng phòng.
Ngay cả lúc chân còn rất đau, em cũng lết từng bước đi xin từng suất cơm từ thiện, vì biết giờ nhà mình chẳng còn nổi một đồng. Nhiều người chứng kiến chỉ biết cám cảnh, xót xa cho chàng trai nghèo bất hạnh.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Cô Nguyễn Thị Nguyệt. Địa chỉ: xóm 7, thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Số điện thoại: 097 507 4724. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.230 (em Nguyễn Văn Hồng). Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET |
Nghỉ học cấp 3, Thúy đi xuất khẩu lao động Đài Loan kiếm tiền giúp bố mẹ trả nợ. Sau 6 tháng khi đặt chân lên xứ người, em bị phát hiện ung thư máu giai đoạn cuối, rơi vào hôn mê sâu.
" alt=""/>Bố bỏ rơi, mẹ sức yếu, nam sinh cô độc chống chọi bệnh ung thưNăm 32 tuổi, chồng của cô Nhi qua đời vì căn bệnh ung thư dạ dày, khi ấy, cô đang mang bầu đứa con thứ 4. Tạm gác nỗi đau mất chồng, cô lại ôm bụng bầu cần mẫn làm lụng ngày đêm, bất kể mưa nắng để nuôi 3 con nhỏ.
Cả 4 đứa con của cô Nhi đều chỉ được học đến lớp 1 hoặc lớp 2 vì không có tiền đóng học phí, và sớm phải đi làm để phụ mẹ kiếm tiền. Đứa thì chăn bò, đứa giữ trẻ, lớn hơn chút thì đi phụ quán ăn... Càng lớn chúng càng phải bươn trải xa hơn để tìm kế mưu sinh.
Trần Thị Mỹ Phượng (sinh năm 1995), con gái út của cô Nhi tâm sự: “Tuổi thơ là quãng thời gian đau đớn mà em không muốn nhớ lại, bởi cuộc sống của mẹ con em lúc đó có quá nhiều khổ sở. Bây giờ em đã lớn, đã tự lo được cho mình. Chỉ thương mẹ chẳng thể thoát khỏi quá khứ”.
![]() |
Sau khi đi chữa bệnh hơn 1 năm trở về, cô Trần Thị Nhi có nhà nhưng không thể ở. |
![]() |
Cây cối xâm chiếm lối vào, nếu phá cây thì mái nhà phía trước có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. |
16 năm trước, chị gái em là Trần Thị Mỹ Phương (sinh năm 1990) không may chết đuối. Cái chết thương tâm của con gái khiến cô Nhi suy sụp trầm trọng. Nhưng bi thương chưa ngừng lại. Khoảng 3 năm sau, con trai cả (sinh năm 1988) đột ngột bỏ đi không rõ nguyên nhân, đến nay vẫn chưa thấy hồi âm, không rõ sống chết. Cô Nhi đau khổ đến mất ngủ triền miên, bệnh tật theo đó mà ập đến.
“Hồi ấy, mẹ em yếu đi trông thấy, thường xuyên bị thiếu máu não, rối loạn tiền đình, viêm phế quản. Tai và mắt mẹ cũng kém. Giờ chỉ còn em và một người anh sinh năm 1993, chỉ mong mẹ khỏe mạnh, vượt qua nỗi đau, chứ cứ hễ suy nghĩ nhiều là bệnh mẹ tái phát. Chúng em đều đã có gia đình riêng, lại đi làm xa nên không phải lúc nào cũng ở cạnh mẹ được”, Phượng chia sẻ.
Trước đây, hai anh em đều vào thành phố Nha Trang làm mướn. Sau khi trừ tiền phòng trọ, ăn uống, chi tiêu chắt bóp, phần còn lại gửi cả cho mẹ đi khám bệnh và mua thuốc. Năm 2018, thấy mẹ ở nhà một mình hay suy nghĩ phiền muộn, bệnh tình nghiêm trọng hơn, Phượng đưa mẹ vào Nha Trang ở cùng, rồi đưa mẹ đi chữa bệnh. Tháng 3 năm nay, phần thấy sức khỏe đã tạm ổn, phần vì lo lắng nhà cửa ở nhà, mẹ em đòi về.
Thế nhưng, hai mẹ con chết lặng nhìn ngôi nhà bị cây cối xâm chiếm sau quãng thời gian dài không người chăm sóc. “Căn nhà xuống cấp nặng quá, mà một mình tôi không dám ở, sợ sập lúc nào không hay nên đi xin ở nhờ nhà hàng xóm. Ở được đến lúc nào hay lúc đó”, cô Nhi cho hay.
Những ngày sức khỏe tạm ổn, cô Nhi đi lột vỏ tỏi cho quán ăn. Một ngày lột được 4kg, cô sẽ nhận được 40 nghìn tiền công. Đôi mắt cô đã mờ, đôi tai bị lãng, tay chân cũng chậm chạp. Dù mong có tiền dành dụm để cất lại căn nhà tử tế để ở, tuy nhiên, công việc bữa có bữa không, còn phải tùy thuộc vào sức khỏe. Vì vậy, cô chưa biết đến lúc nào mới có tiền xây nhà.
![]() |
Đôi tay cô phải hoạt động nhiều vì lột vỏ tỏi nên thường xuyên đau nhức. |
Con trai của cô đã có gia đình riêng, tiền lương 7 triệu đồng khó khăn lắm mới đủ chi tiêu cho gia đình nhỏ. Còn con gái cũng vừa lập gia đình, dần dần chẳng thể phụ cấp hay chăm sóc cho cô được nhiều như trước. Cô chỉ mong sao mình có được căn nhà vững chãi để nương tựa lúc về già, giảm bớt gánh nặng cho 2 đứa con, bởi chúng đã phải lam lũ từ tấm bé.
Ông Cao Xuân Hoàng, Trưởng thôn Xuân Tây cho biết: “Gia đình bà Trần Thị Nhi thuộc hộ cận nghèo của địa phương. Còn 2 đứa con những đều đi làm ăn xa, một mình bà ở nhà làm thuê kiếm sống. Sức khỏe thường xuyên yếu kém, phải đi viện, uống thuốc liên tục. Căn nhà của gia đình bà từng được chính quyền xây nhà tình nghĩa vào năm 2005, nhưng đến nay đã xuống cấp, không ở được. Thay mặt chính quyền địa phương, chúng tôi mong các mạnh thường quân thương xót cho hoàn cảnh của bà mà giúp đỡ, xây dựng cho căn nhà vững chãi, chứ mùa bão sát kề rồi”.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: