Mỗi quốc gia, vùng đất trên thế giới lại có những phong tục truyền thống chào đón năm mới của riêng mình.
Nếu như ở Đan Mạch có thói quen đập vỡ bát đĩa, người Tây Ban Nha ăn 12 trái nho khi chuông nhà thờ đổ 12 tiếng, thì phụ nữ tại một số quốc gia khu vực Mỹ Latin lại có phong tục diện những bộ nội y nhiều màu sặc sỡ. Trong đó, nội y vàng hoặc đỏ là hai màu sắc được lựa chọn nhiều nhất.
Lý giải về điều này, theo quan niệm của người Mexico, màu đỏ tượng trưng cho may mắn trong tình yêu, còn màu vàng có ý nghĩa tiền tài danh vọng. Bởi vậy, những cô gái chưa chồng đang trong cảnh "phòng không" sẽ gặp nhiều may mắn về đường tình duyên vào năm mới. Còn những người muốn cầu đường công danh, họ sẽ chọn nội y màu vàng.
Được biết, đây là truyền thống có từ thời Trung cổ. Vào thời kỳ đó, màu đỏ bị cấm bởi gợi tới màu sắc của ma quỷ, những thế lực xấu. Tuy nhiên, vào đêm giao thừa, phụ nữ mặc màu đỏ được quan niệm sẽ gặp nhiều may mắn, thu hút phái mạnh.
Đến nay, người Mexico vẫn lưu giữ truyền thống này. Vào dịp năm mới, người dân thường mua đồ lót đỏ hoặc vàng để tặng nhau.
Tương tự như vậy, tại đất nước của những hoa hậu - Venezuela, cả nam và nữ đều thích mặc đồ lót màu vàng vào ngày đầu năm, với quan niệm sẽ gặp may trong cả năm.
Một số quốc gia Mỹ Latin khác cũng có phong tục chọn nội y màu sặc sỡ với ý nghĩa tương tự.
Nếu như người dân Argentina chọn màu hồng với hi vọng tăng thêm hương vị tình yêu, ở Peru là màu xanh lá cây cùng ý nghĩa một năm tràn đầy năng lượng, thì tại Brazil sẽ là những "món đồ nhỏ" màu cam.
Những người đàn ông Jamaica không hề ngại ngùng, xấu hổ. Họ hoàn toàn hài lòng với cuộc sống dựa dẫm, phụ thuộc vào bạn gái.
" alt=""/>Mặc nội y nóng bỏng, sặc sỡ trong đêm giao thừa để chào năm mới1. Cha mẹ chọn món. Trẻ con ăn giống như người lớn
Khi 2 cô con gái của Karen tới trường học ở Pháp, thực đơn toàn là những món ăn người lớn rất đậm vị. Cô cũng kể về việc nhìn thấy một em bé 9 tháng tuổi vui vẻ gặm miếng phô mai. Trẻ con Pháp ăn 3 bữa/ ngày, cộng thêm một bữa ăn nhẹ vào lúc 4 giờ chiều. Cha mẹ là người chọn món và không có bất cứ sự thay thế nào.
2. Cả nhà ăn cùng nhau và cùng làm cho bữa ăn trở nên đặc biệt
Karen giải thích rằng, bọn trẻ rất hưởng ứng những ‘bữa tiệc’ trưa bày biện kiểu Pháp diễn ra hằng ngày. Tức là chúng sẽ có những chiếc đĩa xinh xắn, chiếc khăn ăn bằng vải, thậm chí là cả nến nữa.
‘Người Pháp không bao giờ ăn mà không có khăn trải bàn’ - cô viết. Có lẽ sự cầu kỳ và tinh tế vốn có của người Pháp trong bữa ăn khiến trẻ con cảm thấy thích thú và hứng thú với việc ăn uống hơn.
3. Đồ ăn không phải là phần thưởng, hình phạt hay thứ để hối lộ
Rất nhiều phụ huynh ‘dụ dỗ’ con bằng cách hứa cho chúng ăn món mà chúng thích, hoặc phạt bọn trẻ bằng cách không cho chúng ăn món đó nữa.
Thế nhưng, việc lấy đồ ăn làm phần thưởng có thể dẫn đến việc khi đứa trẻ lớn lên, chúng sẽ liên hệ tới cảm xúc ngày nhỏ khi được ăn món ăn đó. Karen cho rằng, cha mẹ nên dạy trẻ tôn trọng thức ăn, thay vì chỉ tìm tới đồ ăn khi buồn chán, mệt mỏi.
4. Ăn rau
Người Pháp thường ăn rau vào đầu bữa khi bọn trẻ đang đói nhất. Họ thường trộn các loại rau với gia vị: salad cà rốt nghiền, dựa chuột trộn dấm, củ cải đường trộn cam…
5. Không cần phải thích nhưng phải thử
Bữa ăn không nên là một cuộc chiến. Cha mẹ Pháp không hay càm ràm. Nếu một đứa trẻ không muốn ăn, họ sẽ chỉ lấy chỗ thức ăn đi mà không bình luận quá nhiều. Họ cũng sẽ không năn nỉ hay yêu cầu đứa trẻ phải ăn, và cũng không khen chúng khi ăn. Cha mẹ chỉ cần giữ cho cuộc hội thoại theo chiều hướng tích cực và không tập trung vào đồ ăn, để đứa trẻ tự nguyện muốn ngồi ở bàn ăn.
Nhưng nếu đứa trẻ của bạn không muốn ăn món gì đó, chúng ít nhất sẽ phải nếm thử - người Pháp quan niệm như vậy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết trẻ con phải ăn thử món mới từ 7-15 lần trước khi chúng sẵn sàng ăn nó. Vì thế, nếu ban đầu đứa trẻ không thích một món nào đó, điều đó không có nghĩa là chúng sẽ không bao giờ thích.
6. Không ăn vặt. Đói giữa các bữa cũng chẳng sao.
Chúng ta luôn lo lắng bọn trẻ sẽ bị đói, nhưng sự thật là đói một chút cũng chẳng sao cả. ‘Đói là cách kích thích ăn uống tốt nhất’ – người Pháp nghĩ như vậy. Và khi đói, bọn trẻ sẽ ăn những món chính nhiều hơn thay vì ăn đồ ăn vặt. Đói cũng là cách để bọn trẻ học cách xử lý cơn đói. Nếu không, khi lớn lên, chúng sẽ có thói quen ăn ngay một thứ gì đó khi đói thay vì đợi đến bữa tiếp theo.
7. Ăn thật chậm
Theo luật của Pháp, trẻ em phải có ít nhất 30 phút cho bữa ăn trưa ở trường. Việc ăn uống không chỉ là ăn uống, mà còn là lúc giao lưu với bạn bè.
Dĩ nhiên, việc chạy quanh nhà để cho trẻ con ăn uống là việc không được khuyến khích. Theo người Pháp, dạy trẻ kiên nhẫn ngồi ăn trong suốt bữa ăn và trò chuyện với người thân là một kỹ năng sống quan trọng.
Mẹ Nhật đã làm gì để tạo ra những đứa trẻ có kỷ luật, biết kiểm soát cảm xúc và luôn nghĩ cho người khác?
" alt=""/>7 quy tắc dạy con ăn như người Pháp: Ai cũng muốn học theoSả, gừng, tỏi, hành, nghệ... băm nhỏ. Ướp cá với gia vị, để khoảng 30 phút cho ngấm. Nếu không có thời gian, bạn có thể mua một gói sốt thịt nướng có sẵn nhé.
Cá bạn có thể nướng ở lò than, lò vi sóng hoặc lò nướng, nồi chiên không dầu. Quá trình nướng nên lật qua lật lại cho cá chín đều, không bị cháy.
Cá chín, thái rau thì là rắc lên trên để trang trí và có mùi đặc trưng. Ăn cá nướng khi còn nóng với bún, rau sống, hoặc có thể ăn với cơm bạn nhé.
Món ngon này có vị ngon ngọt, dễ ăn, dễ tiêu nên rất phù hợp với các em nhỏ. Dưới đây là công thức nấu, các bạn có thể tham khảo nhé.
" alt=""/>Làm cá mè nướng đãi cả nhà dịp Noel