=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Thu Lê
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, ở địa bàn có khu chế xuất, khu công nghiệp dân số cơ học tăng nhanh và luôn biến động. Các trường mầm non công lập và tư thục tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có thời gian đón trả trẻ không phù hợp với thời gian làm việc theo ca kíp của công nhân. Vì vậy, các nhóm lớp độc lập tư thục phát triển nhanh, trong đó nhiều lớp chưa được cấp phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Quy mô trường, lớp mầm non chưa đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh, nhất là công nhân lao động thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp…
Với quyết định của UBND TP.HCM, năm học 2016 – 2017 xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm ở 2 quận Bình Tân và Thủ Đức. Quận Bình Tân: Trường Mầm non 30/4 khu công nghiệp Vĩnh Lộc thực hiện giữ trẻ đến 17h30 và cả ngày thứ bảy.
Quận Thủ Đức: Trường Mầm non Khu chế xuất Linh Trung 1 (Phường Linh Xuân) và Mầm non khu chế xuất Linh Trung II (Phường Linh Trung) thực hiện giữ trẻ đến 17h30 và cả ngày thứ bảy.
Tới năm học 2017- 2018 sẽ triển khai thực hiện tại Quận 7 ở khu chế xuất Tân Thuận, và huyện Củ Chi ở khu công nghiệp Tây Bắc.
Năm học 2018 – 2019 thực hiện đại trà tại các trường mầm non khu chế xuất, khu công nghiệp ở các quận, huyện.
Từ năm học 2019 - 2020 và các năm tiếp theo, các quận, huyện tập trung mở rộng số trường nhận trẻ giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân tại Khu chế xuất, khu công nghiệp.
Lê Huyền
" alt=""/>TP.HCM: Trường mầm non trông con cho công nhân cả ngày thứ 7Giáo sư Giang cho hay: "Chúng ta đã tháo gỡ được vấn đề giấy phép lưu hành các loại thuốc. Nhưng đối với vật tư tiêu hao, đến nay vẫn chưa xử lý được. Hiện tại không chỉ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức mà nhiều đơn vị khác như Bệnh viện Bạch Mai, K, Chợ Rẫy (TP.HCM) cũng gặp khó khăn. Đây là một vấn đề cấp cứu cần phải xử lý".
Ngoài ra, nhiều vấn đề khác như tính giá dịch vụ, đấu thầu thuốc tập trung, mua thuốc, thuốc hiếm, thuốc gây nghiện… chưa biết xử lý như thế nào để các bệnh viện có thể hoạt động được.
Vì sao bệnh viện thiếu hóa chất?
Theo lý giải của Giáo sư Giang, từ năm 2015, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức không có tiền từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động chi không thường xuyên, mua máy móc. Máy móc xét nghiệm có giá từ 250 đến 300 tỷ nên bệnh viện đưa ra giải pháp đấu thầu công khai để mua hóa chất xét nghiệm, sau đó các công ty sẽ đặt máy sử dụng hóa chất đó. Các công ty sẽ lo những vấn đề như bảo hành, bảo trì các hệ thống phần mềm đi kèm cho máy hoạt động, kiểm định, kiểm chuẩn để đảm bảo máy hoạt động chính xác. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng làm theo hình thức này.
Đến năm 2022, cơ quan quản lý ra công văn cho rằng việc sử dụng máy mượn, máy đặt không có trong quy định pháp luật và đề nghị dừng. Mặc dù, Chính phủ có Nghị quyết 144 để tháo gỡ khó khăn nhưng chỉ có giá trị cho những hợp đồng đặt mua hóa chất và đặt máy trước ngày 5/11/2022. Vì vậy, bệnh viện không có hóa chất để dùng.
Theo Giáo sư Giang, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã nhiều lần họp và đưa ra ba phương án:
Thứ nhất: Mua máy để làm. Tuy nhiên, mua máy cần đấu thầu mất 6 tháng, bệnh viện không có tiền hoặc phải đi vay… Máy xét nghiệm đắt sẽ đi kèm với hóa chất của hãng. Đấu thầu mua hóa chất sử dụng cho máy rơi vào tình trạng chỉ có một hóa chất hay chỉ định thầu sẽ vi phạm pháp luật.
Thứ hai: Thuê máy cũng sẽ như phương án thứ nhất vì hóa chất đi theo máy, không thể mua hóa chất khác được. Bệnh viện lại rơi vào tình trạng vi phạm pháp luật nếu như chỉ có một hóa chất.
Thứ ba: Liên doanh, liên kết để có thể sử dụng hóa chất nhưng không có quy định nào của pháp luật về chuyện này.
Như vậy cả ba phương án đều tắc. Bệnh viện thông báo đến tất cả các khoa, phòng, trong vòng một tuần nữa, bệnh viện sẽ hết các hóa chất xét nghiệm, chỉ có thể thực hiện ca cấp cứu.
"Đây là việc cấp cứu của cấp cứu, rất mong nhận được sự xử lý của các cấp lãnh đạo để tháo gỡ sớm. Chúng ta chỉ còn khoảng thời gian 1-2 tuần nữa, nếu như không tháo gỡ thì các bệnh viện hầu như sẽ không hoạt động được", Giáo sư Giang khẩn khiết đề nghị các cơ quan vào cuộc ngay.