- "Vợ chồng tôitừ khi lấy nhau đến giờ thì việc cả hai cùng đi uống cà phê là chuyện bìnhthường. Rảnh là đi với nhau. Không kể đó là ban ngày hay đêm. Ngồi với nhau làđủ".
- "Vợ chồng tôitừ khi lấy nhau đến giờ thì việc cả hai cùng đi uống cà phê là chuyện bìnhthường. Rảnh là đi với nhau. Không kể đó là ban ngày hay đêm. Ngồi với nhau làđủ".
Tuy nhiên hiện nay, giáo viên bị áp lực lớn nhất từ phụ huynh học sinh, với 70,21% cho rằng họ đang bị áp lực hoặc rất áp lực. Đồng thời, 40,63% giáo viên cho biết từng có ý định chuyển nghề do bạo lực tinh thần từ phụ huynh.
Kết quả khảo sát cũng thấy 71,83% giáo viên bị quá tải trong công việc, tỷ lệ này ở giáo viên mầm non là 87,65%. Gần 70% giáo viên mầm non không có thời gian hoạt động thể dục thể thao, giải trí và 46% giáo viên ở các cấp khác dành dưới 10% thời gian trong ngày cho hoạt động này. Giáo viên chỉ có 15,81% quỹ thời gian dành cho việc chăm sóc gia đình...
Cứ 10 người thì 3 người dạy thêm
Cũng theo khảo sát, 25,4% giáo viên cho biết đã dạy thêm trong trường và 8,2% có dạy thêm ngoài trường. Việc dạy thêm chủ yếu tập trung vào các môn học như Toán, Văn, Anh Văn, Lý, Hóa. Theo đó, giáo viên dạy thêm ở cấp tiểu học là 8,6 giờ/tuần, cấp trung học cơ sở là 13,75 giờ/tuần và cấp phổ thông trung học là 14,91 giờ/tuần.
Các loại hình dạy thêm của giáo viên cũng rất đa dạng, từ dạy thêm tại trường, tại nhà, trung tâm, online và trên các kho dữ liệu học tập mở. Dạy thêm tại trung tâm thường là nhóm giáo viên phụ trách môn ngoại ngữ.
Mặc dù việc dạy thêm tại nhà đang bị cấm nhưng các giáo viên vẫn tham gia bằng hình thức trực tiếp hoặc online. Kết quả khảo sát cho thấy 63,57% giáo viên bày tỏ nguyện vọng được hợp pháp hóa việc dạy thêm, bao gồm cả dạy thêm ở nhà và dạy thêm online, để tăng thu nhập từ chính năng lực của mình.
Dù thu nhập vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống cũng như gặp nhiều áp lực trong công việc, nhưng có tới 94,23% cho biết họ tiếp tục theo đuổi nghề giáo vì lòng yêu nghề, yêu trò. Gần 50% cho rằng họ gắn bó với nghề vì mức thu nhập hợp lý và vì các chính sách đãi ngộ tốt.
Chính sách quan trọng nhất được 89,18% giáo viên mong muốn là ưu đãi về tài chính, kế tiếp là việc giảm tuổi nghỉ hưu (83,91%), tăng thu nhập (83,57%) cũng như giảm các rào cản trong thăng hạng giáo viên (82,.96%)…
Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, Đại học Quốc gia TPHCM mong muốn các cơ quan soạn thảo Luật Nhà giáo quan tâm đến chính sách tiền lương và phụ cấp, tạo hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện nhằm bảo vệ nhà giáo khỏi các áp lực; giảm tuổi nghỉ hưu với giáo viên mầm non đồng thời kéo dài tuổi công tác cho các giáo viên có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư.
Ngoài ra, về quy định dạy thêm - học thêm, nhóm nghiên cứu khuyến nghị cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, cơ chế công khai minh bạch, đảm bảo hài hòa với chính sách tiền lương giáo viên...
Gia đình em có 3 anh chị em, em là con út, nhưng là đứa con được sinh ra vì “sự cố” lỡ kế hoạch. Do đó, so với chị gái cả, em kém chị đúng tròn 20 tuổi. Cũng vì chênh lệch về tuổi quá nhiều, lại trắng trẻo bầu bĩnh nên trong nhà em được yêu thương và chiều chuộng hết mực. Mà không chỉ các anh chị trong nhà chiều chuộng, những người đến tán chị gái em cũng ra sức yêu chiều và lấy lòng em.
Trong số đó, em đặc biệt yêu quý anh bạn của chị gái em. Bởi lần nào đến chơi, anh ấy cũng mua quà và dành rất nhiều thời gian để bế bồng và nô đùa với em. Sau đó, chị gái em và anh ấy yêu nhau. Anh ấy càng đến nhà em nhiều hơn và em càng quấn quýt anh ấy hơn. Thậm chí, khi anh chị ấy cưới và chuyển về sống ở gần nhà em, em còn liên tục đến chơi và ngủ lại với anh chị (khi đó, em khoảng 5 tuổi).
Ảnh minh họa |
Đến khi em học cấp 2, việc làm ăn của anh chị không thuận lợi. Anh rể của em không cam chịu cảnh nghèo khó nên đã nam tiến vào Bình Dương lập nghiệp. 4 năm sau, nhờ mở đường, mảnh đất của anh chị trở nên có giá, anh chị lại khăn gói trở về làm ăn trên chính quê hương của mình.
Khi anh chị về, em mới học đến lớp 11 nhưng trổ mã và cao đến 1m65. Nhìn thấy em, chị em cứ trầm trồ khiến em thẹn đến đỏ mặt. Còn anh, anh không nói gì nhưng ánh mắt của anh nhìn em thì rất lâu. Từ đó, anh lại hay quan tâm và mua sắm cho em, khi thì cuốn sách, lúc là thỏi son, lúc lại là cái váy.
Em ngây ngô nên cứ nhận quà của anh mà không bao giờ nghĩ ngợi gì. Thế rồi một hôm, em đang học bài ở nhà thì nhận được tin nhắn của anh, anh bảo em sang nhà anh lấy quà, anh vừa đi công tác về. Em vội lấy xe chạy sang, nhưng sang đến nơi, chỉ có mình anh ở nhà.
Anh mang cho em một chiếc váy tuyệt đẹp nhưng cũng cực sexy rồi bảo em thử . Em lại ngờ nghệch làm theo. Anh nhìn em trong bộ váy mới mà như muốn ăn tươi nuốt sống em. Sau đó, lấy cớ chỉnh trang phục cho em, anh sờ mó ở những vùng nhạy cảm. Em thấy nhột lắm nên vội gạt tay anh ra. Từ đó, em bắt đầu có ý nghĩ ngại ngùng và đề phòng với anh.
Em ít sang nhà anh chị để chơi hơn. Tuy nhiên, có lần, vì anh chị sang bất ngờ, gặp đúng lúc em mặc váy ngắn và áo hai dây. Chị gái em nhìn em cứ xuýt xoa, rồi không biết hứng khởi thế nào, chị bắt em ngồi bên cạnh để anh rể đoán xem đùi ai to hơn. Nhưng anh cười rất to và đòi đo bằng tay cho chính xác. Thế mà, chị gái em đồng ý, không những thế chị còn nhiệt tình giục anh phải đo cho cẩn thận.
Anh vòng tay đo cho chị rất nhanh, nhưng đến lúc đo đùi em thì anh lần mần, ánh mắt cứ xoáy sâu vào rãnh ngực của em. Em nhìn vào ánh mắt của anh rể mà bực bội nên vội đứng dậy. Mẹ em, chị gái em nhìn thấy vậy còn cười thật lớn vì ngày trước, em suốt ngày đòi sang ngủ với anh rể, đòi anh rể tắm rửa, vậy mà bây giờ lại tỏ ra khó chịu.
Em không biết nói thế nào để mọi người hiểu, nên đành phải im lặng. Nhưng cũng từ đó, em không dám ăn mặc mát mẻ cũng không bao giờ thân thiết, gần gũi với anh ta.
Rồi, em lên học đại học và ở lại ký túc xá của trường. Anh rể em cũng lên thăm em mấy lần, cũng mua quà và gửi tiền cho em, nhưng, em luôn hạn chế đến mức tối đa sự gặp gỡ. Đến năm thứ hai, em không còn tiêu chuẩn ở ký túc xá nên phải ra ở trọ với bạn. Lúc này, em đã quen và yêu một cậu bạn học Bách Khoa.
Bố mẹ em biết tin, không trách mắng em mà chỉ dặn em cẩn thận, đừng làm gì quá giới hạn kẻo thiệt thân. Tuy nhiên, anh rể em thì khác. Anh điện thoại liên tục để nhắc nhở. Sau đó, anh còn lên tận phòng trọ của em.
Hôm anh lên bất ngờ, bạn cùng phòng của em không có nhà, nhìn thấy bức ảnh đôi của em và bạn trai, anh cầm và ném vỡ tan tành. Sau đó, anh đóng chặt cửa phòng và lao vào em …Tuy nhiên, hôm đó, nhờ có mấy người phòng bên đập cửa nên anh không làm được gì.
2 tuần sau, cũng là một ngày cuối tuần, bố mẹ bắt em phải đi xe ô tô cùng anh để về nhà vì anh mới mua xe lại tiện đường từ Hà Nội về. Em không có lý do để từ chối nên đành phải ngồi xe của anh ta. Đi nửa đường, anh ấy hỏi chuyện người yêu em, em muốn trêu tức anh ta nên kể rất chi tiết về tình cảm của chúng em, về tình yêu em dành cho bạn trai mình. Nhưng đang kể thì anh ấy phi thẳng xe vào quãng đường vắng rồi chồm lên người em…
Em đập cửa và vùng vẫy rồi chạy ra khỏi xe trong bộ quần áo tả tơi vì bị anh xé rách. Nhưng về nhà, em vẫn câm nín. Em không dám nói ra cho ai nghe. Em sợ, nếu nói ra, gia đình anh chị em sẽ tan nát, các cháu em sẽ phải sống trong cảnh chia lìa. Nhưng không nói được ra thì tâm lý em bất ổn. Em trở nên ngang bướng và khó chịu với tất cả mọi người.
Ảnh minh họa |
Trong khi đó, anh rể của em thì khéo léo vô cùng, anh ta luôn tỏ ra quan tâm đến vợ, yêu thương vợ con, và quý mến gia đình vợ nên cả bố mẹ lẫn anh trai em, chị gái em đều bênh anh rể em chằm chặp. Thấy em tỏ thái độ không gần gũi và tôn trọng anh rể, ai cũng quát mắng em. Bố mẹ em còn giao luôn việc đón em cho anh ta mỗi tuần. Vì thế, nửa năm nay, em không dám về. Em luôn lấy cớ để không về, nhưng em không về thì anh ta tìm đến phòng trọ của em…
Anh ta khiến em căm ghét, khinh bỉ và hoảng sợ đến tột độ. Thậm chí, từ việc căm ghét anh ta, căm ghét những hành động nhơ nhớp bẩn thỉu của anh ta, em trở nên vô cảm và xa lánh với cả người yêu của mình. Mỗi khi người yêu em động vào em, em đều nghĩ đến anh ta nên cự tuyệt. Người yêu em buồn lắm, rồi lâu dần anh ấy cũng xa lánh em. Em cũng buồn nhưng em không biết làm thế nào. Em cứ như người bị trầm cảm, không muốn trò chuyện với bất cứ ai. Thậm chí, em còn căm ghét và khó chịu với cả những người thân của em.
Em không biết mình như vậy là bị sao nữa, mong chuyên gia hãy tư vấn giúp em? Em phải làm sao để giải quyết được tình trạng này? Em có nên nói ra với người thân của mình không hay cứ giữ kín trong lòng ?
(Một bạn đọc giấu tên)
Chuyên gia tư vấn Vũ Ánh Tuyết, Trung tâm tư vấn tình cảm Link Tâm tư vấn:
Thật tiếc rằng cho đến thời điểm này cũng vì sự “vô tư” và “vô tâm” của rất nhiều người lớn mà đã có bao nhiêu trẻ em và kể cả các cô gái như em đã và đang bị quấy rối, bị xâm hại tình dục mỗi ngày. Cho đến khi mọi thứ xảy ra sự đã rồi, thì nhiều người đã giật mình và nói câu “giá như”.
Em sinh ra trong gia đình được mọi người yêu thương quý mến, nhưng thật tiếc rằng sự “hồn nhiên” quá mức của bố mẹ, rồi của chị gái em vô tình lại tạo điều kiện cho anh rể có “máu dê” tiếp cận gần gũi em và có hành vi quấy rối tình dục. Những hậu quả này xảy ra vô cùng nặng nề, khiến nhiều người trong cuộc bị sợ hãi bị mất niềm tin, thậm chí bị lãnh cảm khi gần gũi người khác nếu lập gia đình.
Chị ủng hộ khi em đã kiên quyết chối từ và luôn cứng rắn để không bao giờ chấp nhận hành vi của anh ta. Nhưng có lẽ vì quá sợ hãi cũng như không đủ kỹ năng từ chối và chưa biết lên tiếng nên cho đến thời điểm này em vẫn đang đơn độc trong cuộc chiến chống lại hành vi quấy rối tình dục từ anh rể.
Vì vậy, việc đầu tiên em cần làm là không nên im lặng và trốn tránh, em không thể trốn tránh anh ta mãi được. Em nên ghi âm lại những câu nói hoặc tin nhắn các cuộc điện thoại của anh ta để làm bằng chứng khi nói chuyện với gia đình em, đồng thời nên chia sẻ một cách nghiêm túc lý do vì sao mình lại làm như vậy.
Đừng sợ xấu hổ, em không có lỗi. Chị gái em cần phải biết điều đó để chị ấy xem mình đang sống với người chồng thiếu nhân cách ra sao. Gia đình em cần phải biết để bảo vệ em.
Và quan trọng nhất, em cần phải được bảo vệ để được an toàn còn học tập và vui chơi. Hãy sẵn sàng nói “không” trong một không gian riêng tư khi có anh ta, thậm chí hạn chế tiếp xúc với anh ta trong thời điểm này em nhé!
Hãy mạnh mẽ và cứng rắn lên em!
Minh Anh (ghi)
Mình có ông anh họ, con sắp tốt nghiệp đại học. Một hôm ông gọi mình đến giọng rất hệ trọng: "Anh xin cô ý kiến để định hướng tương lai cho thằng cu nhà anh!".
Anh thông báo tình hình rất nguy hiểm, là nó mê game điện tử, suốt ngày ngồi máy tính. Mình bật cười bảo, cả thế giới này đều thế cả, con anh ở tuổi này, mà không mê chơi máy tính, lên mạng, không chơi game, thì chắc chắn nó có vấn đề nặng về đầu óc hoặc về tính cách. Còn thì tự nó sẽ nắn chỉnh bản thân. Sợ nhất là nó hờ hững với tất thảy mọi thứ ấy chứ.
![]() |
Nhà văn Trang Hạ. |
Ông anh lại bảo, nhưng gay nhất là bây giờ nó cứ đòi đi làm bồi bàn cho mấy quán cà phê dạng take-away mới mở, đi làm thì xa, quán thì suốt ngày bật nhạc ầm ầm, bọn đến uống cà phê ngồi vỉa hè toàn quần áo lố lăng, tóc tai kỳ quái, kiếm chả mấy tiền lương mà thấy phức tạp quá, nó đi làm 2 tháng xong anh chị cấm tiệt! Cô xem có quen biết mấy tập đoàn nhà nước phải to to một tí, có máu mặt tiếng tăm một tí, gửi nó vào thực tập. Chứ làm vớ vẩn thế này hư người đi!
Mình trố mắt ra bảo, một thằng nứt mắt ra đếm tiền còn lẫn lộn, tiêu tiền còn mù mờ, mà bảo nó có tập đoàn nào vừa to vừa nổi tiếng nhận vào? Cứ như thể anh là bố người ta không bằng. Nó đi làm tử tế chăm chỉ thì nhốt nó ở nhà, nhốt ở nhà thì lại kêu nó chơi điện tử, nó không chơi điện tử thì lại không cho nó ra đường, thế rốt cuộc là anh tính thế nào?
Ông anh lại bảo, nhưng nó mà không đi làm bán thời gian từ bây giờ, thì sợ ra trường lại thua kém bạn bè, không xin vào đâu được cả. Mà anh muốn nó phải giao thiệp rộng, quen biết nhiều, làm nghề gì nó có nhiều cơ hội làm ăn một tí, chứ bây giờ cứ đi bưng cà phê, ra trường vào mấy công ty tư nhân bé tí, chả biết bao giờ mở mày mở mặt.
Mình bảo, thế anh dạy nó uống rượu chưa? Dạy nó hút thuốc chưa? Ông anh nhảy bổ vào mồm mình ngay: Sao lại dạy những thói ấy? Đập chết nó ngay ấy chứ!
Mình bảo, anh nhớ lại xem, anh hút thuốc trộm trong nhà tắm lúc mười mấy tuổi? Anh tưởng bây giờ nó không tập hút trộm thuốc lá à? Anh muốn nó giao tiếp xã hội, làm ăn kinh tế mà không cho nó va chạm à? Thế nó dẫn người ta đi ăn thì nó gọi khoai tây chiên chấm tương cà chua à? Hay người ta mời nó đi Karaoke thì nó ngồi ăn bimbim à?
Đằng nào nó cũng phải va chạm, anh gọi bạn bè nó đến nhà cùng ăn nhậu đi, vừa ăn vừa nói chuyện rủ rỉ. Còn hơn để nó tự đi học lấy những cái mà anh thì làm được còn nó thì bị cấm!
Bây giờ nó thi đại học theo ý anh, học đại học theo ý anh, làm việc theo ý anh, chơi với bạn theo ý anh, đi về đúng giờ theo ý anh, sau này anh lại đòi nó phải tự xây dựng đời nó, phải tự có cơ hội, phải tự kiếm tiền to, tự lo vợ khôn v.v...
Không có đâu! Chẳng có một người con trai nào trên đời, đêm trước còn là con ngoan trong vòng tay bố mẹ, được o bế đến tận cả gói xôi sáng, chỉ biết mỗi 1 việc là vâng lời, bỗng nhiên sáng hôm sau ngủ dậy biến thành một người đàn ông có bản lĩnh tài giỏi, biết ăn biết nói, biết tiến thoái, biết chịu trách nhiệm, biết tìm sự nghiệp.
Mà đa phần là, cái cậu sinh viên ngoan hôm nay, sáng mai ngủ dậy sẽ thành một thằng cha thất nghiệp, hoang mang không biết vào đời từ đâu, sau bố mình thì ai sẽ là người mua xôi sáng cho mình?
![]() Tại sao giới trẻ không còn thiết tha mua nhà, mua xe? Nhà cửa và xe hơi không còn là thước đo thành công với giới trẻ ngày nay. Ngày càng nhiều người trẻ trên thế giới không muốn tiết kiệm tiền để sở hữu những tài sản giá trị này. " alt=""/>Định hướng tương lai cho con
|