Eleftheriou cho biết, nhà phát triển ứng dụng My Metronome "dường như đã thử nghiệm nhiều phương thức nhằm ép buộc người dùng phải đóng tiền. Nếu không, người dùng sẽ không thể tắt ứng dụng My Metronome"
Tuy nhiên, thực tế là những người dùng am hiểu về công nghệ vẫn có thể ép đóng ứng dụng thông qua trình quản lý tác vụ Activity Monitor.
Theo The Verge, một ứng dụng khác bị phát hiện ép người dùng đóng tiền theo cách tương tự là Music Paradise Play, được phát triển bởi Music Paradise LLC. Đáng chú ý, cả Music Paradise LLC và Groove Vibes đều có chung địa điểm đăng ký và đều nhắc tới một tên gọi là Akadem GmbH.
Khi người dùng tải về Music Paradise Player cùng toàn bộ ứng dụng được phát triển bởi Groove Vibes, chúng sẽ lập tức mở cửa sổ yêu cầu đăng ký trả phí hàng tháng và cố ngăn không cho người dùng tắt ứng dụng.
Ứng dụng này hiện vẫn còn tồn tại trên App Store dù cho nhận về nhiều đánh giá tiêu cực
Tùy vào từng ứng dụng mà người dùng sẽ phải thử một số cách khác nhau để tắt nó, chẳng hạn như click vào nút X trên cửa sổ quảng cáo hoặc một dòng chữ nhỏ khó nhận ra.
Hiện tại ứng dụng My Metronome đã được gỡ khỏi App Store nhưng Music Paradise Player vẫn còn. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn hãy chắc chắn rằng thiết bị của mình không chứa bất kỳ ứng dụng nào trong số này nếu bạn hoặc người thân đã vô tình tải về trước đó.
Người dùng hãy cẩn trọng khi tải xuống những ứng dụng trên Google Play hoặc App Store
Theo khuyến cáo của nhà nghiên cứu bảo mật, bạn phải thật sự cẩn trọng khi tải xuống những ứng dụng trên Google Play hoặc App Store. Đặc biệt, hãy cẩn trọng với các ứng dụng cho phép dùng thử miễn phí từ 3-7 ngày.
Trước khi cài đặt, bạn hãy đọc kỹ thông tin nhà phát triển và phần đánh giá của người dùng. Cần cẩn trọng với những nhận xét có xu hướng tâng bốc thái quá.
(Theo Tổ quốc)
Công ty bảo mật di động Zimperium đã phát hiện ra một loại phần mềm gián điệp mới nhắm vào người dùng Android có tên là PhoneSpy.
" alt=""/>Cảnh báo: Người dùng Apple cần xóa gấp ứng dụng này kẻo mất tiền oanTrả lời về vấn đề này, bà Phạm Kim Dung - Chủ tịch Miss World Vietnam 2022 cho hay: "Khi chúng tôi mời Minh Hằng, Lệ Quyên tham gia vào thành phần Ban giám khảo, chúng tôi dựa trên rất nhiều tiêu chí mà hai cô gái này đạt được. Cả hai đều là nghệ sĩ đã thành danh, nổi tiếng. Ngoài ra, họ đều rất xinh đẹp và biết cách giữ nhan sắc, sự nổi tiếng, sức nóng của mình. Đó là điều mà các cô gái bước ra từ cuộc thi Hoa hậu Thế giới Việt Nam rất cần.
Chúng ta có thể thấy nhiều hoa hậu, á hậu đã lấn sân sang con đường ca hát, điện ảnh, MC… nên chúng tôi cần những giám khảo có chuyên môn để có thể phát hiện và bồi dưỡng các tố chất nghệ thuật từ những cô gái ở độ tuổi đôi mươi".
Bà Kim Dung khẳng định, Ban tổ chức cũng đã tính toán đến việc kết nối trực tuyến nếu giám khảo không thể có mặt trong một sự kiện nào đó vì hai vị giám khảo này quá bận rộn. Phương án này cũng được sử dụng trong trường hợp thí sinh không may mắn bị nhiễm Covid-19. Thí sinh đó sẽ được cách ly ở một căn phòng riêng, và được hướng dẫn tự ghi hình các phần thi phụ, thi trực tuyến.
Bên cạnh Lệ Quyên, Minh Hằng, Ban Giám khảo năm nay còn có nhà báo, nhà thơ Hữu Việt – Trưởng Ban giám khảo, Hoa hậu Hà Kiều Anh, Hoa hậu Trần Tiểu Vy, Lương Thùy Linh.
Nhiều người so sánh dàn Ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu thế giới Việt Nam với dàn Ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, về vấn đề này, bà Kim Dung cho biết: "Bản thân tôi không có thói quen so sánh mình với người khác hay nhìn người khác làm gì để mình làm theo. Chúng tôi có tiêu chí riêng để bước đi, không nhìn xung quanh để phải giống ai hết".
Bà Kim Dung cho rằng, với sự thành công của Hoa hậu Lương Thùy Linh, Á hậu Hà Kiều Loan và Á hậu Tường San thì sự lựa chọn giám khảo năm qua là chính xác. Ban tổ chức tin tưởng, năm nay cũng sẽ tiếp tục có một sự lựa chọn chính xác nữa.
![]() | ![]() | ![]() |
Dàn thí sinh năm nay được Hoa hậu Hà Kiều Anh đánh giá là xinh đẹp tự nhiên.
Làm giám khảo cuộc thi Miss World Vietnam 2022 để chọn người kế nhiệm mình, Lương Thùy Linh cho biết cô mong tân hoa hậu dù không hoàn hảo thì cũng phải hội tụ đủ cả nét đẹp hình thể và tâm hồn, có tri thức và biết đối nhân xử thế.
Về việc cuộc thi năm nay chấp nhận thí sinh có trải qua phẫu thuật thẩm mỹ, giám khảo - hoa hậu Hà Kiều Anh cho biết ban giám khảo chỉ chấp nhận thí sinh "có chút dao kéo nhẹ như chỉnh răng hay vài cắt sửa nhẹ khác". Nếu thì sinh can thiệp dao kéo quá sâu cũng không được chấp nhận. Theo giám khảo Hà Kiều Anh, rất may tất cả thí sinh dự chung khảo toàn quốc đều xinh đẹp tự nhiên, hài hòa.
Ngân An
" alt=""/>Lệ Quyên, Minh Hằng làm giám khảo Miss World Việt Nam 2022Sáng 14/11, Bộ GD-ĐT đã tổ chức gặp mặt 48 giáo viên tiêu biểu trong công tác dạy học sinh khuyết tật trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô.
Tại buổi gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc, các giáo viên đã bày tỏ mong muốn được hỗ trợ về các chính sách, chương trình... để khắc phục những khó khăn khi dạy trẻ khuyết tật.
![]() |
Anh Nguyễn Duy Quang (Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thính Lâm Đồng) với kinh nghiệm gần 5 năm dạy học sinh điếc, cho biết trường mình dạy hiện đã có cấp Tiểu học và mới đây đã mở thêm chương trình cấp THCS.
Tuy nhiên, các giáo viên như anh gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, do không có sách giáo khoa đặc thù dành riêng cho trẻ điếc nên việc tiếp thu của học sinh gặp nhiều trở ngại.
“Không có sách giáo khoa nào mà phù hợp với chương trình hiện nay mà tôi đang dạy”, anh Quang nêu lên thực tế mà chính những người giáo viên như anh đang phải quờ quạng.
Thầy giáo khiếm thính cho biết, hiện nay số người câm điếc ở Việt Nam khá lớn, khoảng 2,6 triệu người. Tuy nhiên, họ đang bị tách biệt với xã hội, chưa được tạo điều kiện để hòa nhập.
![]() |
Anh Nguyễn Duy Quang (giáo viên Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thính Lâm Đồng) dùng ngôn ngữ ký hiệu để chia sẻ những nỗi niềm của mình. |
Anh Quang mong muốn Bộ GD-ĐT nghiên cứu biên soạn chương trình, sách giáo khoa riêng, phù hợp với học sinh sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.
Cùng đó, có những chính sách thúc đẩy giáo dục cho trẻ khiếm thính, cần có những chương trình học cao hơn để các em có thể theo đuổi nguyện vọng học tập của mình.
Cô giáo Phạm Thu Thanh (Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh) đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét hỗ trợ để có một bộ sách cho học sinh khiếm thị. “Hiện nay, để có bộ sách giáo khoa khoa chữ nổi cho các em khuyết tật học, thường chúng tôi phải mua một bộ SGK bên ngoài về, sau đó đánh chữ nổi lên vào máy in”.
Công việc này thực sự tốn nhiều thời gian và công sức. Nếu như theo lộ trình sắp tới là sẽ đổi SGK thì đó là một thách thức lớn đối với giáo viên và học sinh khiếm thị. Bởi giáo viên sẽ phải ngồi gõ từng chữ nổi một rồi sau đó mới in ra”.
![]() |
Cô giáo Phạm Thu Thanh (Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh) |
Cô giáo Trần Thị Tín Nghĩa cho hay, mục tiêu của các trường là trang bị kiến thức văn hóa và kiến thức nghề để các em khuyết tật có thể hòa nhập vào xã hội. Trang bị kiến thức văn hóa đã thực hiện tương đối nhưng kiến thức nghề thì những giáo viên như chị cảm thấy rất băn khoăn chuyện các em có thể sống được khi vào đời.
“Như trường tôi, do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, nên mảng nghề chỉ có may với thủ công mỹ nghệ. Nhưng những nghề này không nhiều cơ hội việc làm. Trong khi nguyện vọng thiết thực của các em học sinh khuyết tật là mong muốn được học những nghề như mát xa, nail (làm móng), rồi những nghề làm đẹp như cắt tóc,... đó là những nghề thiết thực mà cũng phù hợp với khả năng các em. Địa phương cũng đồng hành hỗ trợ chúng tôi nhưng vẫn không thường xuyên, đứt đoạn. Các em thường tâm sự với chúng tôi là rất buồn”.
![]() |
Cô giáo Trần Thị Tín Nghĩa |
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc gửi lời tri ân những hy sinh, cống hiến của các giáo viên dạy trẻ khuyết tật và cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đầy tâm huyết.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Bí thư TƯ Đoàn Bùi Quang Huy đã trao tặng bằng khen của Bộ trưởng và Bộ GD-ĐT và sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng cho 48 thầy cô giáo.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc trao bằng khen cho các giáo viên dạy trẻ khuyết tật tiêu biểu. Ảnh: Thanh Hùng |
Năm nay, TƯ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tiếp tục phối hợp với Bộ GD-ĐT, Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”. Đối tượng được tuyên dương là nhà giáo đang dạy học sinh khuyết tật trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ GD-ĐT.
Sau 2 tháng kể từ khi phát động chương trình, ban tổ chức đã lựa chọn và tuyên dương 48 gương thầy cô giáo từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Người nhiều tuổi nhất là thầy giáo Vy Văn Vọng (sinh năm 1961), giáo viên Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Lạng Sơn; người trẻ tuổi nhất sinh năm 1990 là cô giáo Đoàn Thị Nhật Phương, giáo viên Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và cô giáo Nguyễn Thị Dang, giáo viên Trường Chuyên biệt Hy vọng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Người có thời gian tham gia dạy lâu năm nhất là cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiếu, giáo viên Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, tỉnh Thái Bình, từ năm 1985 tới nay.
Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận thực trạng sử dụng SGK lãng phí là có thật và nói: "Với trách nhiệm của Bộ trưởng, tôi nhận trách nhiệm".
" alt=""/>“Không có SGK nào phù hợp với chương trình mà tôi đang dạy”