Nguyên liệu
- Cua xay 200g
- 2 quả trứng vịt
- Gia vị + nước chấm
Cách làm
- Cua xay lọc ra, nấu lên với xíu muối để lấy riêu, vớt riêu ra, chắt cho ráo nước.
- Lót giấy nến vào đáy tô đế chống dính, cho riêu vào tô
- Cho vào tô riêu 2 lòng trắng trứng (2 lòng đỏ để riêng.)
- Cho vào tô 1 ít hạt nêm, đầu hành băm nhuyễn và tiêu xay.
- Trộn đều, đem hấp 20 phút (đậy khăn lên miệng nồi rồi đậy nắp lại để hơi nước không nhỏ vào chả).
- Sau 20 phút thì đánh tan lòng đỏ, dàn đều lên mặt chả, không đậy nắp, hấp thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp, để nguội.
- Món chả cua đồng ăn kèm cơm nóng cùng với dưa leo, cà chua và nước mắm ớt rất ngon.
Chúc các bạn thành công!
* Món ăn và ảnh do bếp Nguyễn Quỳnh thực hiện!
Chỉ với một con vịt, bạn có thể nấu được nhiều món ngon. Dưới đây là gợi ý bạn có thể tham khảo.
" alt=""/>Tự làm chả cua đồng: Món ngon rẻ tiền, dễ làm, đưa cơmVới môn Lịch sử, theo Đăng chỉ có khoảng 5-6 câu ở mức độ khó, còn lại chỉ cần nắm kỹ trong SGK là có thể hoàn thành được.
“Ở trên lớp em cũng chú trọng hơn vào phần lịch sử Việt Nam, thì đề lần này cũng nhiều nội dung lịch sử Việt Nam hơn thế giới một chút”.
Trong cả 3 môn em thích nhất đề thi môn Giáo dục công dân vì tính thực tiễn và đời sống cao hơn. Trong đề có trích dẫn câu chuyện cậu bé nhặt rác rất “hot” trên mạng xã hội vừa qua. Đọc đề em cảm thấy vô cùng thích thú”.
Đăng đánh giá mình sẽ đạt khoảng 6-7 điểm mỗi môn.
![]() |
Thí sinh TP.HCM tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT sáng nay. Ảnh: Thanh Tùng |
Sáng nay, nhiều thí sinh tại Quảng Nam vui mừng ra khỏi phòng thi. Tại hội đồng thi Trường Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Tam Kỳ), thí sinh vui vẻ chia sẻ đề thi các môn trong sáng nay khá vừa sức, không quá khó.
Thí sinh Trần Thị Thùy Trang cho biết, em thi các môn trong tổ hợp Khoa học Xã Hội, đề thi 3 môn này không quá khó, với lượng kiến thức trải rộng.
“Em thấy đề thi 3 môn Lịch sử, Địa lý, GDCD năm nay dễ hơn năm trước. Em làm bài cũng khá tốt, tầm 8 điểm cho mỗi môn thi”, thí sinh Trang chia sẻ.
![]() |
Thí sinh Quảng Nam vui vẻ ra về sau buổi thi. Ảnh: Lê Bằng |
Có độ phân hóa để xét tuyển Đại học
Đánh giá về các môn thi của tổ hợp Khoa học xã hội trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các thầy cô thuộc hệ thống giáo dục hocmai cho rằng, các đề thi có 75% số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu với nội dung rõ ràng, không lắt léo.
25% số câu hỏi còn lại ở mức độ vận dụng và vận dụng cao dùng để phân hóa cho mục tiêu xét tuyển đại học. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của kì thi.
Cụ thể, ở môn Lịch sử: Đề thi có 70% câu hỏi thuộc phần Lịch sử Việt Nam và 30% câu hỏi thuộc phần Lịch sử thế giới. Phần lớn các câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 (90%), trong đó chuyên đề Lịch sử Việt Nam 1945-1954 xuất hiện nhiều câu hỏi nhất (9 câu), không xuất hiện câu hỏi thuộc chuyên đề Cách mạng khoa học kĩ thuật. 75% số câu hỏi trong đề ở mức độ Nhận biết – thông hiểu tập trung vào những kiến thức cơ bản, hỏi về đặc trưng của các sự kiện lịch sử hoặc nét tiêu biểu của từng giai đoạn.
Môn Địa lí: Đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12 với 75% thuộc mức độ Nhận biết – Thông hiểu, trong đó có 14 câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (chiếm 35% tổng số câu hỏi trong đề thi). Việc có tới 14 câu hỏi sử dụng Atlat có thể coi là một lợi thế ghi điểm của thí sinh.
Ngoài ra, những câu hỏi thuộc phần kiến thức 7 điểm chủ yếu thuộc hai chuyên đề Địa lí vùng kinh tế và Địa lí ngành kinh tế; 25% câu hỏi còn lại trải đều tất cả các chuyên đề của lớp 12 và tập trung vào chuyên đề Địa lí tự nhiên và Địa lí vùng kinh tế.
Các câu hỏi cực khó thuộc chuyên đề Địa lí tự nhiên và Địa lí vùng kinh tế thuộc dạng bài so sánh, câu hỏi liên chuyên đề và đảm bảo tính phân hóa cho mục tiêu tuyển sinh.
Môn Giáo dục công dân: Những chuyên đề quen thuộc tiếp tục có trong đề thi như : Thực hiện pháp luật; Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, Công dân với các quyền tự do; Công dân với các quyền dân chủ. Đáp ứng được mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp.
Toàn đề có 90% câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12. Đề thi có 4 câu (10%) thuộc kiến thức lớp 11. Các câu hỏi lớp 11 đều ở mức độ Nhận biết.
Ngân Anh (Tổng hợp)
Sáng nay 10/8, những thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 bước vào ngày thi thứ hai với bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội.
" alt=""/>Đề tổ hợp Khoa học xã hội thi tốt nghiệp THPT 2020 dễ hơn năm trướcNhững tưởng đến phút cuối, HLV Park Hang Seo có thể tìm ra nhân tố thay thế khi thử Trọng Hùng, rồi cả Việt Anh cho vị trí hậu vệ cánh phải. Thế nhưng, rốt cuộc đã thất bại.
Ông Park không dám sử dụng Trọng Hùng, người có xu hướng chơi tấn công mà thay vào đó là Việt Anh. Và đây là nỗi thất vọng lớn nhất ở trận ra quân khi hậu vệ của Hà Tĩnh chơi không thật sự tốt.
![]() |
Hàng thủ U23 Việt Nam chơi thực sự bất ổn ở trận ra quân |
Việc Việt Anh không ổn kéo theo Tấn Sinh chơi cũng rất tệ, và buộc ông Park phải điều chỉnh sau hiệp 1 khiến U23 Việt Nam mất đi một quyền thay người quan trọng.
2. Đúng như những gì HLV Park Hang Seo thừa nhận sau trận đấu, U23 Việt Nam thực sự vất vả trước U23 UAE. Và để xảy ra điều này lỗi của chiến lược gia người Hàn Quốc không phải nhỏ.
Ông Park sắp xếp sơ đồ 3-5-2 không sai, nhưng cách vận hành lại có vấn đề khi mấu chốt của sơ đồ này là 2 cầu thủ chạy cánh không phát huy được khả năng của mình.
Việt Anh chăm lên tham gia tấn công hơn, nhưng lại thiếu chuẩn xác và không tạo ra được sự nguy hiểm, trong khi đó cánh của Thanh Thịnh hoàn toàn tê liệt trong phần lớn thời gian của trận đấu.
![]() |
cùng lúc Tiến Linh khá đơn độc trên hàng công |
Khi U23 Việt Nam chuyển sang thế trận phòng ngự, Hà Đức Chinh được kéo về chơi như một tiền vệ cánh, để điều này khiến tiền đạo của U23 Việt Nam thi đấu không tốt như mong đợi.
Và khi thế trận phòng ngự được triển khai, khu vực trung lộ của U23 Việt Nam thường xuyên bị giẫm chân nhau, trong khi tổ chức tấn công dù đông người nhưng lại không có khoảng trống để chuyền, hoặc có mỗi mình Tiến Linh ở phía trên.
Thêm một chút tâm lý, áp lực từ phía U23 UAE đã khiến U23 Việt Nam nếu có thể nhận ra đây là đội bóng chơi tưng bừng tại SEA Games 30 thì chỉ là đến ở khoảng 10 phút cuối trận.
3. Tất nhiên, chia điểm với đối thủ được coi mạnh nhất bảng đấu ở trận ra quân là không tồi. Nhưng, để tốt hơn và giành được chiến thắng trong các trận kế tiếp xem ra ông Park lại phải bày mưu, tính kế kiểu khác.
![]() |
Để trận đầu ra quân không có kết quả như trông đợi |
Có thể ông Park vẫn cho đội nhà chơi với sơ đồ 3-5-2, cùng lúc Tấn Tài, Đình Trọng trở lại sẽ giúp hàng thủ U23 Việt Nam tốt hơn, nhưng cách vận hành hay di chuyển của tiền vệ, tiền đạo phải khác.
Có nghĩa chiến lược gia người Hàn Quốc không nhất thiết phải thận trọng tới độ kéo Đức Chinh quá xa vòng 16m50, bởi 2 tiền đạo đứng gần cầu môn ít nhất đủ tạo áp lực cho hàng thủ đối phương, thay vì chỉ mình Tiến Linh như trận vừa qua.
Không chỉ có thế, ít nhất ông Park phải làm cách nào để 2 cánh của U23 Việt Nam chơi cao hơn nhằm tạo áp lực từ phần sân của đối thủ, điều này sẽ giúp Hoàng Đức, Quang Hải bớt trách nhiệm hỗ trợ phòng ngự từ xa, cũng như phát huy tối đa sở trường của mình.
Tất nhiên, từ nói đến làm là không đơn giản nhưng điều cần ông Park thay đổi chắc chắn phải đến từ hàng phòng ngự, bởi nếu chơi như trận vừa qua rất khó cho U23 Việt Nam.
Xuân Mơ
" alt=""/>U23 Việt Nam vs U23 Jordan: Thay đổi để thắng, HLV Park Hang Seo!