Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang xem bức ký họa chân dung mình do Trần Mạnh Tuấn vẽ.
Trần Mạnh Tuấn sinh năm 1953 tại Hà Nội, từ nhỏ đã đam mê hội hoạ. Khi còn học tiểu học, Tuấn vẽ bất kể những gì nhìn thấy xung quanh mình, từ chiếc ô tô, máy bay, ngôi nhà, hàng cây góc phố, đến chân dung những người thân trong gia đình. Vì thiếu giấy nên Tuấn thường tận dụng những phần giấy trắng còn sót lại của cuốn vở viết để vẽ. Vì yêu hội họa, vẽ khá, nên Tuấn được mời cộng tác mảng tranh biếm họa ở các báo Hà Nội Mới, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, An ninh Thủ đô.
Tháng 1 năm 1972, theo tiếng gọi Tổ quốc, Trần Mạnh Tuấn lên đường nhập ngũ, là lính của lữ 239 Bộ Tư lệnh Công binh. Một thời gian sau anh được cấp trên điều về công tác tại Ban Tuyên huấn. Lúc này ở Ban còn có một số hoạ sĩ bậc đàn anh trong đó có Thành Chương. Ngoài vẽ panô, áp-phích, tranh ký hoạ chiến trường cho đơn vị, thời gian này, Trần Mạnh Tuấn vẽ nhiều về sinh hoạt, những cuộc hành quân ra trận,những lúc nghỉ ngơi của người lính.
Tháng 3-1975 anh vinh dự được tham gia chiến dịch TP.Hồ Chí Minh với nhiệm vụ vẽ ký hoạ trên đường ra chiến trận của quân và dân ta suốt dọc từ Bắc tới Nam, về ngày đại thắng của quân và dân ta, hình ảnh các đoàn quân nô nức tiến về Sài Gòn, xe tăng tiến vào Dinh Độc lập... mà Ban Tuyên huấn Bộ Tư lệnh giao cho.
Từ năm 1986 đến 1991, Mạnh Tuấn sang Nga vừa học vừa làm việc. Anh cũng vẽ tranh về công nhân lao động, về sinh hoạt của các công nhân người Việt Nam làm việc tại Nga đăng trên báo Nga. Về nước, Mạnh Tuấn học báo ở Phân viện Báo chí tuyên truyền và làm phóng viên báo Pháp luật Việt Nam. Khi viết về các nhân vật, anh luôn dùng các bức tranh chân dung do mình vẽ để thay cho ảnh chụp minh họa. Đây là một phong cách riêng của anh để làm nên sự khác biệt cho bài viết.
Hiện nay, Trần Mạnh Tuấn vẫn trung thành với thể loại tranh ký họa bằng bút sắt. Đây là thể loại khó mà đến nay ở Hà Nội còn ít người theo. Anh thích chỉ với một cây bút mực đen vẫn có thể “tung hoành”, thể hiện ý tưởng của mình. Thời bình, anh vẽ nhiều tranh về các góc phố, những con đường, những hàng cây mà suốt tuổi thơ anh gắn bó.
Trong một lần phỏng vấn, viết bài về Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nhà báo Trần Mạnh Tuấn đã vẽ chân dung bà Ngân để minh họa cho bài viết, sau đó gửi tặng bà một tấm chân dung ký họa.
Từ cơ duyên ký hoạ chân dung bà Kim Ngân - người sau này trở thành Chủ tịch Quốc hội, nhà báo Trần Mạnh Tuấn đã có điều kiện tiếp cận nhiều lãnh đạo để ký hoạ chân dung như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng…
Đến kỳ họp thứ XI, Quốc hội khoá XIII, nhà báo Trần Mạnh Tuấn được Văn phòng quốc hội tạo điều kiện vào nghị trường vẽ tặng chân dung các đại biểu Quốc hội. Kỳ họp Quốc hội tháng 7/2016 tới, nhà báo Trần Mạnh Tuấn tiếp tục được tạo điều kiện vào nghị trường ký hoạ chân dung các đại biểu quốc hội.
Gần 1 tháng trong nghị trường, Trần Mạnh Tuấn đã ký hoạ được hơn 200 chân dung các đại biểu Quốc hội.
Phạm Hải
" alt=""/>Nhà báo chuyên vẽ các nguyên thủ, chính trị gia
Lena và Bảo Hân chỉ biết nhau 10 phút trước khi đóng cùng nhau.
Lần đầu đóng cùng nhau, Lena và Bảo Hân chỉ có thời gian làm quen đúng 10 phút trước giờ xe chạy tới điểm quay nhưng đã phải thực hiện cảnh hôn đồng giới táo bạo.
Nữ diễn viên chia sẻ với VietNamNet: "Cảnh hôn Dương của tôi vì 2 đứa con gái hôn nhau nên tôi cũng khá ngại. Hân cũng còn bé nên ít khi quay hôn lắm, lúc quay 2 đứa đề nghị đạo diễn cho hôn lên má nhưng đạo diễn Dũng đòi phải hôn môi mới gay cấn nên tôi liều luôn. Phải 8-9 lần hôn nhau như thế mới được và sau khi hôn xong thì 2 đứa đỏ mặt bừng bừng và không bao giờ nói về cảnh quay đó nữa".
Cảnh Ánh bị Dương dúi mặt vào chiếc bánh kem cũng đáng nhớ.
Sau khi tập ngoại truyện lên sóng, rất nhiều fan nữ của Bảo Hân đã vào tận trang cá nhân của Lena bình luận, cho rằng họ không chấp nhận Lena đã cướp đi nụ hôn đầu của thần tượng.
"Fan của Hân sang facebook tôi réo rất nhiều nhưng chung quy lại thì mọi người cũng khen tôi dễ thương, đa số hỏi tôi sao cướp nụ hôn của Dương rồi nhận xét vai Ánh vô duyên. Nhưng còn Lena thì ai cũng khen chứ chả ghét bỏ gì. Tôi nghĩ các bạn cuồng Hân thì cũng muốn được gần gũi Hân thôi, còn tôi làm đúng nhiệm vụ được giao và diễn đúng theo những gì kịch bản viết thì không sợ".
Không chỉ phải thực hiện cảnh hôn, nhân vật Ánh của Lena còn bị Dương dúi đầu vào chiếc bánh kem khá phũ phàng. Lena cho biết cảnh này phải quay ăn gian mấy lần cho các góc khác nhau. "Tôi bị tóm tóc dúi đầu phải 6-7 lần, khá đau nhưng đóng xong 2 đứa lại cười đùa nên vẫn vui lắm".
Lena cùng đạo diễn Danh Dũng và Quang Anh, Bảo Hân, Tuấn Tú trong ngày quay ngoại truyện.
Lena cho biết sau khi quay xong ngoại truyện 'Về nhà đi con' cả cô, Bảo Hân, Quang Anh đều rất vui vẻ và hay đi chơi với nhau dù trên phim thì ghét nhau hết nước.
Lena cũng tiết lộ trước đó cô đã từng casting vai Dương nhưng có lẽ do độ menly của cô hơi thiếu nên vai diễn này đành nhường lại cho Hân.
"Thực sự tôi thấy vai diễn này sinh ra như dành cho Hân vậy, rất hợp nên tôi cũng không buồn mà ngược lại thấy đạo diễn chọn diễn viên quá chuẩn. Theo dõi 'Về nhà đi con' một thời gian, thấy phim hot thì tôi cũng khá tiếc, và xuýt xoa ước gì mình được tham gia. Vừa nói dứt câu thì mấy hôm sau tôi được gọi đóng vai người cuồng Dương.
Lena tiếc vì từng để hụt vai Ánh Dương.
Tôi thấy vai này khá lạ, vừa là ủng hộ LGBT, vừa phản ánh những bạn điên tình, vừa nói lên sự thiếu thốn tình cảm gia đình mà vẫn đáng yêu dễ thương nên tôi nhận luôn. Không những tôi hứng thú với vai Ánh mà còn rất vui vì mình đã có đóng góp nho nhỏ cho nội dung phim".
Theo Lena, vai Ánh trong ngoại truyện 'Về nhà đi con' còn nhiều trò điên dồ nữa trong các tập sắp tới nhưng cô xin giữ bí mật để tạo hứng thú cho người xem.
Mỹ Anh
'Về nhà đi con ngoại truyện' tập 1, Vũ ghen lồng lộn khi Thư hẹn hò người yêu cũ
Biết Thư đi họp lớp tại một resort, Vũ cũng tìm cách kéo cả nhà đến tận nơi để phục vụ cho công tác 'rình mò'.
" alt=""/>Hotgirl Lena kể hậu trường cảnh cưỡng hôn Bảo Hân trong 'Về nhà đi con ngoại truyện'