Các đội thi Sơ khảo được chia thành 3 bảng VN1 gồm 34 đội Việt Nam đến từ các trường khu vực phía Bắc, VN2 gồm 38 đội Việt Nam đến từ các trường khu vực phía Nam và bảng ASEAN có 40 đội của các nước ASEAN khác.
Các đội thi của bảng VN1 thi tập trung tại Học viện Kỹ thuật Mật mã (Hà Nội), bảng VN2 thi tập trung tại Đại học Công nghệ TP.HCM (TP.HCM). Thí sinh các nước ASEAN khác dự thi hoàn toàn online dưới sự giám sát của Ban tổ chức và Ban giám khảo qua hệ thống camera kết nối vào nền tảng hội nghị truyền hình.
Thông tin tại lễ bế mạc vòng Sơ khảo cuộc thi khu vực phía Bắc vào chiều tối ngày 15/10, bà Trần Kim Phượng, Chánh Văn phòng Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Trưởng Ban giám khảo cho biết hệ thống thi online đã được mở từ 9h15 và đóng vào 17h15 ngày 15/10.
Ngay sau 1 phút bắt đầu cuộc thi, đội Singapwner đến từ Đại học Quốc gia Singapore đã giải được bài đầu tiên. Sau 2 tiếng thi, đội Singapwner dẫn đầu vòng thi và bảng ASEAN với tổng điểm đạt được là 2.292 điểm; dẫn đầu 2 bảng VN1 và VN2 là đội Secgang của Đại học Bách khoa Hà Nội và đội HCMACT.Rescure của Học viện Kỹ thuật Mật mã cơ sở 2.
Sau 5 tiếng thi, với việc đạt tổng điểm 2.663, đội Singapwner của Đại học Quốc gia Singapore vẫn dẫn đầu bảng ASEAN, vị trí thứ nhất bảng VN1 thuộc về đội KMA.L3N0V0 của Học viện Kỹ thuật Mật mã cơ sở 1 và đội HCMACT.Rescure của Học viện Kỹ thuật Mật mã cơ sở 2 dẫn đầu bảng VN2.
Trước khi đóng băng hệ thống hiển thị điểm thi, đội UIT.pawf3ct của Đại học CNTT, Đại học Quốc gia TP.HCM đã bứt phá, trở thành đội cao điểm nhất của 3 bảng thi tại thời điểm đó.
“Các đội thi vòng Sơ khảo đều đã có sự chuẩn bị chu đáo về trang thiết bị tham gia thi, quá trình làm bài thi nghiêm túc, tập trung. Các vướng mắc, khó khăn của thí sinh trong quá trình thi đều được Ban tổ chức, Ban giám khảo hỗ trợ giải đáp kịp thời. Các vướng mắc thí sinh gặp phải đa phần đều liên quan đến lỗi kết nối hoặc chưa hiểu rõ đề bài”, bà Trần Kim Phượng cho hay.
Kết quả chung cuộc, Ban tổ chức đã chọn trao 57 giải cho các đội thi dự vòng thi Sơ khảo, với 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 15 giải Ba và 33 giải Khuyến khích.
Trong đó, tại bảng VN1 khu vực phía Bắc, ngôi vị quán quân đã được trao cho đội KMA.L3N0V0 của Học viện Kỹ thuật Mật mã. Giải Nhì thuộc về 2 đội Ph4nt0m_tr0up3 của Đại học Công nghệ - Đạ học Quốc gia Hà Nội) và SecGang đến từ Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Giải Ba bảng VN1 được trao cho 5 đội KMA.B1Qu4M@n và KMA.lostQ của Học viện Kỹ thuật Mật mã; MSEC_ADC của Học viện Kỹ thuật Quân sự; BKĐN_SSW của Đại học Bách khoa Đà Nẵng và PTIT.Invisible đến từ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Tại bảng VN2 khu vực phía Nam và bảng thi ASEAN, giải Nhất lần lượt thuộc về đội UIT.pawf3ct (Đại học CNTT - Đại học Quốc gia TP.HCM) và đội Singapwners của Đại học Quốc gia Singapore.
Cũng tại lễ bế mạc vòng Sơ khảo khu vực phía Bắc, đại diện Ban Tổ chức đã công bố 20 đội thi giành quyền thi Chung khảo vào ngày 5/11, gồm 10 đội Việt Nam và 10 đội của các nước ASEAN khác. Các đội Việt Nam sẽ thi tập trung tại Hà Nội, còn các đội ASEAN thi online.
Với việc đạt tổng điểm cao nhất ở vòng Sơ khảo, ngoài việc giành quyền vào vòng thi Chung khảo, đội KMA.L3N0V0 của Học viện Kỹ thuật Mật mã còn được chọn đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi Cyber SEA GAME 2022 tổ chức tại Thái Lan vào ngày 10/11.
Cyber SEA Game là cuộc thi về kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin dành cho các đối tượng trẻ (gồm sinh viên và kỹ sư) từ 15 - 29 tuổi của các nước ASEAN, với sự hợp tác tài trợ của Nhật Bản. Cuộc thi được Trung tâm nâng cao năng lực an toàn thông tin ASEAN - Nhật Bản tổ chức với mục đích tạo cơ hội cho các sinh viên, kỹ sư trẻ hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin của các nước trong khu vực ASEAN được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Năm 2021, Việt Nam đã giành ngôi Á quân cuộc thi này.
Vân Anh
" alt=""/>Công bố 20 đội sinh viên ASEAN vào vòng cuối cuộc thi kỹ năng an toàn thông tinLà một nét mới so với các năm trước, cuộc gặp mặt nguyên các lãnh đạo ngành TT&TT có sự tham dự của nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá; nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp; nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực; nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đặng Đình Lâm; cùng các nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, Trần Đức Lai, Đỗ Quý Doãn, Nguyễn Minh Hồng, Nguyễn Thành Hưng, Phạm Hồng Hải, Hoàng Vĩnh Bảo.
Tại buổi gặp mặt, các cán bộ nguyên lãnh đạo ngành TT&TT đã nghe các Thứ trưởng Bộ TT&TT báo cáo kết quả công tác thời gian qua trong các mảng việc được Bộ trưởng giao phụ trách như: Khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, chuyển đổi số, báo chí truyền thông, xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, viễn thông, tần số vô tuyến điện, Internet, nội chính, bưu chính, công nghiệp ICT...
Điểm ra những việc nổi bật đã và đang được Bộ TT&TT tập trung triển khai, các Thứ trưởng Bộ TT&TT đều nhấn mạnh truyền thống tiên phong, cùng cách làm đột phá của ngành đang tiếp tục được thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành TT&TT hiện nay kế thừa và phát huy.
Nhắc lại những quan điểm, bài học lớn như “đi thẳng vào công nghệ số”, “lấy ngoài nuôi trong” đã đóng góp tích cực vào cuộc đổi mới lần một của ngành, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chỉ rõ: Trong cuộc đổi mới lần hai này, khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế cũng cần có những đóng góp xứng đáng.
Bên cạnh việc phân tích những điểm khác của khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế hiện nay so với trước, Thứ trưởng Phan Tâm cũng báo cáo với thế hệ lãnh đạo đi trước về 2 hoạt động khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế nổi bật của Bộ TT&TT gần đây.
Đó là, xây dựng, công bố bản đồ công nghệ số trong các lĩnh vực của ngành để làm công cụ hỗ trợ quản lý, dự báo, dẫn dắt, cùng quyết định lựa chọn chấp nhận ứng dụng, đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, với mục tiêu mở rộng không gian phát triển, trưởng thành qua các thách thức và tham gia đóng góp tri thức cho thế giới.
Là lãnh đạo phụ trách lĩnh vực chuyển đổi số, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đã báo cáo với các nguyên lãnh đạo ngành về kết quả, bài học rút ra sau gần 5 năm triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia, và những việc Bộ tập trung làm năm 2024 trong 3 mảng quản trị số, phát triển kinh tế số ngành và dữ liệu số.
Đến nay, nhận thức chuyển đổi số đã nâng cao, mô hình chuyển đổi số thành công đã có nhưng còn cục bộ. Vì thế, thời gian tới, cần tập trung để phổ cập, nhân rộng toàn quốc các mô hình chuyển đổi số bộ, ngành, địa phương đã thành công.
“Phổ cập được, chuyển đổi số Việt Nam sẽ thành công!”, Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho hay, giai đoạn hiện nay, khi mọi hoạt động chuyển dịch lên môi trường số, các lĩnh vực báo chí truyền thông, xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại đều được mở rộng không gian và có nhiều tiềm năng phát triển. Đơn cử như, thông tin cơ sở trở thành một lực lượng truyền thông quan trọng, còn xuất bản số, xuất bản điện tử, sách nói có tiềm năng phát triển rất lớn.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng nhận xét: Sự kết hợp giữa 2 lợi thế của ngành là công nghệ và nội dung đã được đặt nền móng từ thời Tổng cục Bưu điện, Bộ Bưu chính Viễn thông, với minh chứng là sự ra đời của Đài Kỹ thuật số VTC 20 năm trước.
“Đến nay, câu chuyện dùng công nghệ thúc đẩy nội dung trong lĩnh vực báo chí truyền thông đã được xác định là hướng đi đúng và là xu thế phát triển”, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ.
Sau 8 tháng đảm trách trực tiếp điều hành, quản lý các lĩnh vực viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chọn báo cáo 3 kết quả quan trọng gồm: Việt Nam tổ chức đấu giá thành công 3 băng tần triển khai công nghệ di động 5G; Phê duyệt Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, với mục tiêu nâng tổng dung lượng khả dụng từ 35 Tbps lên 350 Tbps; Sáng kiến phổ cập tên miền quốc gia .vn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân từ 18 - 23 tuổi, với chính sách miễn 2 năm phí duy trì tên miền cho các đối tượng này.
Được phân công phụ trách nội chính, chuyển đổi số nội bộ, bưu chính và công nghiệp ICT, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương chia sẻ với thế hệ lãnh đạo đi trước của ngành TT&TT về những khó khăn, thách thức cùng định hướng, cách làm của Bộ TT&TT trong các mảng công việc này.
Trong đó, với lĩnh vực bưu chính, nhận xét đây là lĩnh vực đang thay đổi mạnh mẽ, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương cho biết, Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu, sửa đổi Luật Bưu chính để có những chính sách phù hợp, từ đó thúc đẩy thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững. Về công nghiệp ICT, 2 việc quan trọng Bộ TT&TT đang tập trung là xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030.
Tiếp nối sứ mệnh tiên phong của ngành
Qua báo cáo của các Thứ trưởng Bộ TT&TT, các cán bộ nguyên lãnh đạo ngành TT&TT bày tỏ sự yên tâm, tin tưởng rằng, thế hệ lãnh đạo hiện nay sẽ kế tục xứng đáng, phát triển mạnh mẽ ngành và đất nước. Nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá nhận xét, lãnh đạo Bộ TT&TT đã tiếp nối được truyền thống của ngành, làm tăng thêm niềm tự hào cho những người đã, đang và sẽ làm trong ngành TT&TT.
Khẳng định Bộ TT&TT, đặc biệt là các lãnh đạo Bộ luôn kế thừa quá khứ, đồng thời mở ra tương lai phát triển mới, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng còn chia sẻ thêm về 2 tín hiệu đáng mừng của ngành gần đây: Tổng doanh thu của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam từ thị trường nước ngoài đạt 7,5 tỷ USD trong năm ngoái và có thể đạt 10 tỷ USD trong năm nay; Thiết bị 5G do người Việt Nam sản xuất đã chính thức được Bộ TT&TT kiểm định và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Lãnh đạo Bộ TT&TT cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ dẫn của các thế hệ lãnh đạo đi trước để đội ngũ hiện tại có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ, đặc biệt là thực hiện sứ mệnh của một ngành luôn tiên phong trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Theo kế hoạch, nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 79 năm thành lập ngành TT&TT, từ nay đến trước ngày 28/8, Bộ TT&TT sẽ tổ chức gặp mặt tri ân các cán bộ lão thành cách mạng, nguyên cán bộ lãnh đạo, cán bộ hưu trí ngành TT&TT ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. |
![]() |
Quang cảnh buổi công bố thông tin |
Theo ông Phước, sau khi báo chí đưa tin chồng cô giáo P.T.V.H gửi đơn đến cơ quan công an tố cáo vợ mình quan hệ bất chính với học sinh dưới 16 tuổi, thì có hơn 50 trang mạng và các trang tin cá nhân đã đăng nhiều thông tin không chính xác, trái chiều, tạo ra những tranh luận không đáng có. Điều này gây tổn thương đến uy tín ngành giáo dục của hàng triệu thầy cô giáo, là ảnh hưởng tiêu cực đến địa phương.
Đặc biệt, nhiều trang mạng còn bịa đặt đưa hình ảnh của em Mẫn, học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Huệ gán ghép là em học sinh quan hệ với cô giáo khiến em này bị sốc, suy sụp, ảnh hưởng tâm lý nặng nề.
Ông Phước cho biết, qua điều tra, cơ quan công an xác định việc cô giáo P.T.V.H có quan hệ tình cảm trên mức bình thường và đi vào nhà nghỉ với học trò là có. Và điều này là sai trái, vi phạm đạo đức nhà giáo. Riêng việc cô giáo và học sinh có quan hệ tình dục với nhau là chưa có cơ sở để khẳng định, dù cơ quan công an đã điều tra nhiều ngày.
Lê Huân
Em Trần Công Mẫn học sinh lớp 10A3 Trường THPT Nguyễn Huệ (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) đã đi học trở lại sau thời gian suy sụp vì dính nghi án “ngủ với cô giáo”.
" alt=""/>Bình Thuận thông tin về vụ cô giáo vào nhà nghỉ với nam sinh