Một trong những vụ việc được đề cập đến là tình hình quản lý, sử dụng đất đai đối với 17 dự án nhà ở do các doanh nghiệp gia đình “nữ đại gia” Phạm Thị Hường làm chủ đầu tư.
Theo Bộ Tài chính, trong 17 dự án này có 5 dự án chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, sau đó chuyển mục đích sử dụng đất.
Để làm rõ việc chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại các dự án này có hợp pháp hay không? Bộ Tài chính đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
![]() |
Bộ Tài chính đề nghị rà soát nguồn gốc nhà, đất công tại 12 dự án tại Bình Dương do các doanh nghiệp gia đình bà Phạm Thị Hường làm chủ đầu tư. |
Với 12 dự án còn lại: 7 dự án chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nhà xưởng) của tổ chức thuê đất trả tiền một lần; 5 dự án chủ đầu tư nhận chuyển nhượng tài sản trên đất thuê (nhà xưởng) của tổ chức thuê đất trả tiền hàng năm.
Sau khi nhận chuyển nhượng đất thuê và tài sản trên đất thuê, doanh nghiệp gia đình bà Hường tiến hành lập thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Bộ Tài chính cho biết, các quy định về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo Quyết định 09/2007 (có hiệu lực đến ngày 31/12/2017) cũng như Nghị định 167/2017 (hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018) đều không có hình thức UBND cấp thẩm quyền thực hiện giao chỉ định hoặc điều chuyển, chuyển giao từ cơ quan, tổ chức, đơn vị sang cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Bình Dương rà soát hoặc phối hợp với các bộ ngành liên quan rà soát nguồn gốc nhà, đất tại 12 dự án nói trên để xác định cụ thể có thuộc đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh, hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công hay không?
Cụ thể, nhà, đất của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá tại các dự án như: Dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Thịnh VI; Dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Thịnh IX; Dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Thịnh X;
100m2 đường giao thông do Phường Bình Chuẩn quản lý tại Dự án Khu nhà ở Phú Hồng Khang; 567m2 đường giao thông do Phường Bình Chuẩn quản lý tại Dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Đạt; 293m2 đường giao thông do Phường Bình Chuẩn quản lý tại Dự án Khu nhà ở mại Phú Hồng Đạt…
Với các nội dung tính thu tiền sử dụng đất khi giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án nhà ở do các doanh nghiệp gia đình bà Phạm Thị Hường làm chủ đầu tư, Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Bình Dương rà soát và thực hiện theo quy định, trách nhiệm.
Về việc giao đất, cho thuê đất không qua hình thức đấu giá, lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức chỉ định, nhiều dự án không có tên trong danh sách, chương trình phát triển nhà ở của địa phương…, Bộ Tài chính đề nghị Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến từ các bộ ngành phụ trách như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng…
Liên quan đến 17 dự án nhà ở tại Bình Dương của các doanh nghiệp gia đình bà Phạm Thị Hường, ngày 30/9/2020 Thanh tra Chính phủ có ý kiến gửi đến Văn phòng Chính phủ.
Cơ quan này cho rằng, các dự án chuyển nhượng đất có nguồn gốc chuyển đổi mục đích từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất đai và vi phạm pháp luật quy hoạch, quản lý, sử dụng đất tại đô thị.
Theo Thanh tra Chính phủ, đây là các vụ việc phức tạp và được công luận phản ánh nhưng báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương chưa làm rõ hết nội dung. Dự kiến, Thanh tra Chính phủ sẽ triển khai thanh tra tại tỉnh Bình Dương trong quý 4/2020.
Các nội dung thanh tra gồm: Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 – 2017; các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Tháng 6/2020, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C03), Bộ Công an đã đề nghị UBND tỉnh Bình Dương cung cấp toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan đến 17 dự án của 4 doanh nghiệp trên địa bàn.Một chiếc siêu xe mui trần đã bất đắc dĩ nhận một quả pháo hoa khi đang dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư. Tài xế đã bị tổn thương tai khi quả pháo phát nổ trong xe.
" alt=""/>Tài xế say rượu, lái xe bay qua dải phân cách như phim hành độngChém nhau loạn xạ trong bệnh viện, công an nổ súng trấn áp
Hỗn chiến có súng, 1 người chết ở Hà Tĩnh: Bắt 5 đối tượng
Trưa nay, nguồn tin của VietNamNet cho hay, Công an huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, đang điều tra một vụ ẩu đả xảy ra tại 1 tiệm cầm đồ thuộc thị trấn Lai Uyên.
Đáng chú ý, các đối tượng tham gia ẩu đả có sử dụng súng và nhiều hung khí khác.
Theo đó, vào ngày 10/11, ông Trịnh Duy Sáu (SN 1972, quê Thanh Hóa, là chủ tiệm cầm đồ Toàn Cầu) tổ chức ăn nhậu với một nhóm bạn tại tiệm cầm đồ của mình.
Đến 14h30 cùng ngày, Lê Thành Phương (SN 1992, ngụ huyện Bàu Bàng) cùng một người bạn đến đây để nhậu chung. Trong lúc ăn nhậu, vì xảy ra mâu thuẫn với Phương nên ông Sáu dùng chén ăn cơm ném vào anh này.
Phương liền đứng dậy, rút ra một khẩu súng ngắn (chưa rõ chủng loại) thì bị ông Sáu cùng nhóm bạn khống chế, đánh gây thương tích.
Bực tức, Phương ra ngoài gọi điện thoại cho Lê Viết Bình (SN 1991, là anh ruột của Phương) cùng nhiều đối tượng khác. Cả nhóm đi ô tô, chở theo vỏ chai bia đến tiệm cầm đồ của ông Sáu.
Tại đây, những người này lấy đá và vỏ chai bia ném vào tiệm cầm đồ, làm hư hỏng ô tô của ông Sáu cùng nhiều tài sản khác.
Lực lượng chức năng sau đó đã đến hiện trường để điều tra vụ việc, thu giữ 2 viên đạn chì cùng nhiều hung khí như gậy sắt, dao, kiếm…
Vụ việc đang được tiếp tục điều tra.
Hàng chục đối tượng mang theo hung khí vào một quán cà phê để giải quyết mâu thuẫn, gây náo loạn cả khu vực khiến công an phải nổ sung để khống chế.
" alt=""/>Nổ súng, ẩu đả bằng hung khí náo lọan tiệm cầm đồ