Ngày 14/7, Công an tỉnh TT-Huế đã có kết quả xác minh nhóm thanh niên làm clip chế nhạo kỳ thi THPT quốc gia 2016 tại Huế, đồng thời, đưa ra hướng xử lý đối với những người này.
Cơ quan công an khẳng định, nhóm thanh niên làm clip chế giễu kỳ thi THPT quốc gia tại Huế có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật.
Cụ thể, clip đã có nội dung xuyên tạc, không có cơ sở, làm ảnh hưởng đến uy tín kỳ thi THPT quốc gia khi nêu đích danh Bộ GD&ĐT, cũng như mạo danh học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Huế.
![]() |
Nhóm học sinh tung clip chế giễu kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 |
Clip cũng đã chuyển tải những thông điệp trái với nội dung tuyên truyền về phòng chống tội phạm, mà đơn cử như ở đoạn cuối clip, người dẫn tự xưng là “phóng viên N.H đến từ PooTV” bình luận rằng: “Cũng có những người thành công, nhưng không qua trường lớp đại học, ví dụ như buôn bán chất cấm, cướp giật, ghi tỉ số”.
Công an TT-Huế cho rằng, việc quay phim, dàn dựng và tung lên mạng internet nội dung chế giễu kỳ thi THPT quốc gia của nhóm thanh niên tại Huế đã vi phạm điểm d, khoản 1, điều 5 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP (ngày 15/7/2013) của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Cụ thể, điều 5 về các hành vi bị cấm trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng của Nghị định 72, điểm d quy định: “Cấm đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm cá nhân”.
Quá trình làm việc, Công an TT-Huế đã làm rõ, đoạn clip kể trên được thực hiện vào chiều ngày 26/6, độ dài 3 phút 27 giây, với tựa đề “Khi tui đi thi một mình” do N.H.P.L. (23 tuổi, ngụ phường Thủy Biều, thành phố Huế, vừa tốt nghiệp Đại học Kinh tế Huế, nghề nghiệp nhân viên quảng cáo) viết kịch bản và dàn dựng tung clip lên trang Facebook cá nhân vào chiều ngày 3/7.
Ngoài P.L, nhóm thực hiện clip còn có thêm 4 học sinh học tại Huế, 2 sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch. Công an khẳng định, không có ai trong số 7 thanh niên trên là học sinh dự kỳ thi THPT 2016, cũng như không có em nào là học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng, THPT Bùi Thị Xuân, THPT Hue Star, THPT Nguyễn Trường Tộ như trong clip đề cập.
Cơ quan công an nhận định, nhóm thực hiện clip tuy có những vi phạm, nhưng xét hoàn cảnh gia đình khó khăn, cũng như mức độ vi phạm và sự hối lỗi, nên công an chỉ áp dụng biện pháp cảnh cáo, nhắc nhở trên tinh thần “giáo dục, cảm hóa là chính, không để đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng”.
Theo Ngọc Trân/ Dân Việt
" alt=""/>Kết luận vụ clip chế giễu kỳ thi THPT Quốc gia 2016Sự tự tin của những thiếu niên Berlin như Anton là sản phẩm của một cách giáo dục khá độc đáo, không theo cách tổ chức truyền thống.
Ở trường của Oberländer, không có điểm số cho đến khi học sinh được 15 tuổi, không thời khoá biểu và cũng chẳng có những hướng dẫn bài giảng.
Học sinh sẽ quyết định môn học nào mình muốn ở mỗi bài học và khi các em muốn làm bài thi.
Chương trình học của trường khi mới đọc lên sẽ là nỗi ác mộng của các bậc “cha mẹ trực thăng” (những người luôn kè kè bên con cái từng đường đi nước bước).
Lựa chọn môn học chỉ giới hạn với Toán, Tiếng Anh, tiếng Đức và Khoa học xã hội, được bổ trợ nhiều hơn với các khoá học phụ trợ, kiểu như “trách nhiệm”, “thách thức”. Học sinh ở độ tuổi từ 12 – 14 được đưa €150 ( khoảng 115 bảng Anh) và đưa tới một cuôc phiêu lưu mà các em phải hoàn toàn tự lên kế hoạch.
Một số em chọn chèo thuyền kayaking, những em khác thì đi nông trại. Anton đã đi trekking dọc bờ biển phía Nam nước Anh.
Triết lý ẩn sau sự đổi mới lại khá đơn giản: Trước sự đòi hỏi của thị trường lao động không ngừng thay đổi, điện thoại thông minh và internet làm biến chuyển cái cách mà những người trẻ tiếp nhận thông tin, Margret Rasfeld, hiệu trưởng nhà trường biện luận rằng, kỹ năng quan trọng nhất mà nhà trường trang bị cho học sinh là khả năng tự tạo cảm hứng và động lực cho bản thân.
“Hãy nhìn những em bé 3 – 4 tuổi. Các bé tràn đầy tự tin” - Rasfeld nói. “Thông thường, trẻ em không cần đợi phải đi học mới khởi đầu mọi thứ. Nhưng thật là kỳ khôi, hầu hết các trường học hầu như đều làm thui chột sự tự tin đó”.
The Evangelical School Berlin Centre (ESBC) - ngôi trường mà Anton theo học - đang cố gắng không làm gì hơn là tái tạo lại “thứ mà trường học thực sự là” – bà hiệu trưởng cho hay.
“Nhiệm vụ của một nhà trường tiến bộ là chuẩn bị cho các bạn trẻ đương đầu với thay đổi, hoặc tốt hơn nữa, là khiến các em sẵn long hướng tới sự thay đổi. Trong thế kỷ 21, trường học phải có nhiệm vụ phát triển mạnh mẽ các tố chất cá nhân của học sinh”.
Để học sinh nghe giáo viên trong 45 phút và ép các em với các bài kiểm tra, theo Rasfeld, không chỉ đi chệch mục tiêu đòi hỏi của công việc hiện đại, mà còn là cách giáo dục thiếu hiệu quả.
"Không có gì thúc đẩy học sinh hơn là việc các em phát hiện ra ý nghĩa ẩn sau các môn học mà mình theo đuổi”.
Học sinh ở trường này được khuyến khích suy nghĩ đa chiều để chứng tỏ đã được trang bị các kỹ năng cần thiết. Chẳng hạn có thể lập trình game thay vì ngồi kiểm tra toán.
Oberländer, người chưa bao giờ đi đâu khỏi nhà quá 3 tuần cho đến khi chọn thử thách ở Cornwall, nói rằng cậu học được nhiều tiếng Anh trong chuyến đi hơn cả vài năm ngồi học ở trường.
Hệ thống giáo dục liên bang Đức – nơi 16 bang được khuyến khích phát triển theo cách riêng – thường tuân thủ theo truyền thống “học miễn phí”.
Không giống như các mô hình đã “có tiếng” như Sudbury, Montessori hoặc Steiner, học viện của bà Rasfeld cố gắng hướng đến việc trang bị cho học sinh quyền tự quyết trong hệ thống kỷ luật nghiêm ngặt.
Học sinh lề mề, chậm tiếp thu trong giờ sẽ phải đến trường vào thứ Bảy để được bồi dưỡng thêm - một hình thức phạt gọi là “silentium”.
Theo hiệu trưởng Rasfeld: “Càng được tự do, các em càng phải làm việc một cách có hệ thống và trách nhiệm”.
Trong nhiều năm liên tiếp, ESBC đạt thứ hạng hàng đầu trong hệ thống các trường học 3 cấp phổ thông ở Đức.
Năm 2015, học sinh tốt nghiệp còn đạt mức điểm trung bình 2,0 thi abitur – hệ thống bài thi đánh giá năng lực học sinh phổ thông của Đức, tương đương với điểm B (mặc dù trước khi vào trường, 40% các em đã được khuyên là không nên theo học chương trình này).
Khi mới được thành lập vào năm 2007, ngôi trường chỉ có 16 học sinh. Đến nay, con số đã lên tới 500, cùng danh sách chờ khá dài để được nhập học.
Hiện tại, nhiều chuyên gia giáo dục băn khoăn liệu mô hình này có thể “xuất khẩu” được sang các nước khác.
Ở Berlin, ngôi trường có thể thu hút các học sinh xuất thân từ những gia đình tương đối khá giả và cấp tiến.
Bà hiệu trưởng Rasfeld khẳng định trường tuyển sinh nhiều tầng lớp trong xã hội, với nhiều tôn giáo và chủng tộc khác nhau.
ESBC là một trong số 5.000 trường tư thục của Đức, mức học phí từ 800 đến 8. 000 USD/năm – được cho là “vừa phải”.
Rasfeld cũng thừa nhận tìm kiếm giáo viên thích nghi được với phương pháp dạy độc đáo của trường cũng khó khăn hơn việc tìm kiếm học sinh có thể theo học được phương pháp này.
Một phòng nghiên cứu cải cách giáo dục cũng đã được thành lập nhằm phát triển các học cụ cho các trường muốn theo đuổi phương châm giáo dục của ESBC.
Khoảng 40 trường học đang nghiên cứu đưa phương pháp này vào chương trình.
"Trong giáo dục, bạn chỉ có thể tạo ra thay đổi từ gốc rễ chứ không phải là những chỉ thị từ ngọn. Bộ Giáo dục cũng giống như con tàu chở dầu cỡ lớn, rất khó dịch chuyển. Cái chúng ta cần là những chiếc xuồng cao tốc có thể tiến nhanh và làm những điều khác với quan niệm truyền thống” – người phụ nữ đã ở tuổi 65, nhưng vẫn còn nhiều kế hoạch đầy tham vọng với mô hình giáo dục mới mẻ này nhìn nhận.
Song Nguyên(Theo The Guardian)
" alt=""/>Trường học Đức không điểm số, không thời khoá biểu tạo kỳ tích ngoạn mụcTại TP.HCM, thí sinh Nguyễn Thị Thùy Dung, Trường THPT Thủ Đức cho biết, đề thi năm nay sát với chương trình học. Ngoài một số câu hỏi thuộc kiến thức cơ bản, một số câu tương đối khó như câu 6 phần đại số và phần hình học. Dung cho biết với đề này em được khoảng 6 - 7 điểm.
![]() |
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
Học cùng trường THPT với Dung, thí sinh Trần Quang Duy cho rằng so với năm ngoái, đề thi năm nay khó hơn. Ngoài một số câu hỏi nằm trong chương trình học, một số câu hỏi nâng cao hơn, đòi hỏi phải có kiến thức mà mở rộng nâng cao. Trong hai phần đại số và hình học, các câu hỏi phần đại số tương đối khó. “Em chỉ làm được 50% bài làm, chắc chỉ được 5 điểm. Trong các câu hỏi, câu hỏi về lăng trụ và câu 9 bài hình học là khó nhất” – Duy cho biết.
Trong khi đó, thí sinh Từ Mỹ Dung, Trường THPT Trần Văn Giàu (TP.HCM) cho rằng, đề thi năm nay tương đối dễ, nhiều câu hỏi sát với chương trình học. "So với phần đại số tương đối dễ thì các câu hỏi về hình học rất khó, đặc biệt là câu 9 và câu 10 rất khó. Em đã cố hết sức, nhưng chắc chỉ được 6,5 điểm”.
Thí sinh Nguyễn Văn Thiết (Trường THPT Quang Trung, Hà Nội) dự thi tại điểm thi Trường ĐH Thủy lợi nhận xét đề thi không khó mặc dù em chỉ làm được khoảng 60% bài thi. “Đa phần đề thi bám sát SGK. Nếu chỉ học SGK và chăm chỉ ôn luyện cùng thầy cô trên lớp sẽ làm được khoảng 80% đề thi”.
Thí sinh Lê Hà Linh làm được 70% bài thi. Em cũng cho rằng đề thi bám sát SGK, tuy nhiên khó hơn năm trước. “Đặc biệt câu xác suất và hình không gian hơi khó”.
![]() |
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
Linh cho rằng kiến thức trong đề thi trải rộng, phải học đều kiến thức cơ bản, không học tủ. “Nếu đi luyện thi quá nhiều, các thầy luyện thi hay chú trọng một số kiến thức nhất định, khả năng lệch tủ là cao”.
"Đề thi lạ và dài"
Còn thí sinh Nguyễn Hoàng Hưng (Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) thì cho rằng, đề năm nay lạ, dài hơn so với năm trước. “Năm trước có 6 câu dễ, năm nay chỉ có 4 câu. Nếu thi để lấy điểm tốt nghiệp thì tầm 4, 5 điểm các bạn dễ dàng đạt được. Đề thi bám sát SGK nhưng với các câu hỏi phân luyện, học sinh phải ôn luyện nhiều mới làm được”.
Cùng quan điểm, thí sinh Trần Minh Chiến, Trường THPT Trần Cao Vân (TP.HCM) cũng cho rằng, đề thi sát với chương trình học. Tuy nhiên, theo thí sinh này phần hình học có nhiều câu hỏi khó, đặc biệt là ba câu hỏi cuối 8, 9, 10. “Đây là ba câu hỏi phân loại, em thấy khó hơn hẳn năm trước. Ba câu này nếu chỉ học trên lớp chắc chắn không thể làm được”.
Em Bùi Tuyết Mai, học sinh lớp 12G, Trường THPT Hồng Quang, TP Hải Dương cho rằng: “Đề toán năm nay nâng cao hơn đề năm ngoái một chút, tuy nhiên các kiến thức cơ bản vẫn đầy đủ so với những gì em đã học. Em làm đến hết ý 1 câu 8 và một nửa câu 9. Nếu em làm đúng hết thì được khoảng 8, 9 điểm. Em cũng so sánh đáp án với các bạn thì thấy một số câu cũng đúng”.
Theo Tuyết Mai, với đề này, học sinh trung bình khá làm được khoảng 7 điểm, khá hơn khoảng 8 điểm. “Câu cuối lạ hơn so với đề các năm trước. Em nghĩ ít người làm được 9 điểm. Các bạn học trung bình làm đề này sẽ không tốt lắm so với các đề năm trước”. Nữ sinh này cũng cho biết em thi các môn khối A và dự định đăng ký Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Thí sinh chuyên Sử than đề khó
Em Phan Thị Huyền Nhung – học sinh lớp 12C2 chuyên Sử (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) cũng cho rằng, đề năm nay khó hơn năm trước, nhưng có lẽ vì đề năm ngoái quá dễ, không phân loại được học sinh. Vì bọn em học khối C nên môn Toán chỉ mong qua điểm chết thôi. Em làm được 6 câu.
Các bạn ở điểm thi của em toàn là các bạn thi khối C nên các bạn kêu đề khó. Nhiều bạn chỉ làm đủ để qua điểm chết thôi. Em thấy đề năm nay khó hơn và phân loại tốt hơn".
Hoàng Phương Hải Châu, lớp 12 chuyên Pháp, THPT Chuyên Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) cho biết, em làm được 5-6 câu, trong khi thường thì các bạn làm được khoảng 7 câu.
“Em thấy đề năm nay phân loại rất tốt. Có nhiều câu hỏi rất ngóc ngách, phải có kiến thức sâu mới làm được” - Châu nhận xét.
Trước đó Châu đã thi kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội và đã trúng tuyển vào trường. Đặc biệt điểm số môn tiếng Anh của em nằm trong top những thí sinh cao nhất của trường nên tâm lý đợt thi này thoải mái hơn rất nhiều.
![]() Tại điểm thi Trường ĐH Thủy lợi không ít thí sinh bật khóc sau khi kết thúc bài thi môn Toán. Ảnh: Thanh Hùng ![]() |
Ảnh: Thanh Hùng |
Theo ghi nhận của phóng viên ở điểm thi trường ĐH Thủy lợi, hầu hết thí sinh đều đánh giá đề thi môn Toán năm nay khó hơn so với năm ngoái. Cùng đó đề thi có tính phân hóa cao. Em Trần Minh Đức (trường THPT Ngọc Hồi) chia sẻ:
“So với năm ngoái em thấy đề thi năm nay khó hơn rõ rệt ở từng câu. Với đề thi năm ngoái, em thử làm có thể kiếm được từ 6 đến 7 điểm. Nhưng đề thi năm nay thì chỉ mong sao cho được 5 điểm là mừng lắm rồi”.
Tự tin hơn Đức, em Hương Quý Nam (THPT Cao Bá Quát) cho biết đề thi vừa sức và bài thi của em có thể đạt được 7 điểm. “Đề thi theo mạch trình tự từ các câu dễ đến khó, độ khó nhìn chung tăng dần”.
Có chung quan điểm này, em Nguyễn Thị Phương (THPT Ngọc Hồi) nhận xét đề thi có tính phân loại học sinh rõ rệt theo từng câu từ dễ đến khó theo thứ tự đề.
Em Nguyễn Trường An (THPT Minh Khai) thì cho rằng đề thi có những câu đánh lừa học sinh. “Ở câu 6 ý 2 về xac suất nếu không đọc kỹ đề rất dễ làm sai”, An nói. An làm được 7 câu nhưng chỉ dám dự kiến mức điểm đạt được là 5 bởi đề thi khó, em không dám chắc liệu bài làm của mình có đạt điểm tuyệt đối. “Với đề năm ngoái em có thể kiếm được 7 điểm nhưng đề năm nay thì e khó”.
Thầy Nguyễn Đăng Mai, giáo viên Toán huyện Bình Lục B, huyện Bình lục, tỉnh Hà Nam, nhìn nhận: Đề Toán năm nay lạ so với các năm trước. Chẳng hạn: ở câu đầu tiên, đề thi các năm trước ra giải phương trình, năm nay yêu cầu tính biểu thức lô-ga-rit, ở câu tích phân năm nay xuất hiệ căn, câu hình học mọi năm ra hình chóp, năm nay lại chọn lăng trụ.
Với cách ra đề này, thầy Mai cho rằng đây là một khó khăn đối với thí sinh thi tốt nghiệp có học lực trung bình. Thông thường, các em sẽ học tủ và khả năng xử lý đề không vững, quen với mô-tip, chỉ cần có sự thay đổi hoặc “lạ” đề, các em có thể chịu thua rồi. Tuy nhiên, đối với học sinh khá, thầy Mai dự đoán các em sẽ làm bài tốt hơn vì đề tuy lạ nhưng không quá khó. Đề thi yêu cầu kỹ năng biến đổi, tính toán cẩn thận, yêu cầu về tư duy không quá cao.
Ước tính phổ điểm, thầy Mai tỏ ra lo ngại vì học sinh trung bình điểm thấp sẽ nhiều. Do có yếu tố lạ so với đề các năm nên sự khác biệt về điểm số giữa học sinh trung bình và khá, giỏi năm nay sẽ rất rõ rệt.
Xem nhận xét của các thầy cô khác TẠI ĐÂY.
![]() Đề thi môn toán tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016 Đề thi môn toán tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 của Bộ GD-ĐT đã có trên báo VietNamNet xin mời độc giả xem chi tiết. " alt=""/>Đề thi khó hơn năm trước
|