Cô Ann (váy đỏ) ngồi bên cạnh cha mình (tóc trắng, ngồi bên phải) trong cuộc họp yêu cầu trục xuất ba người chồng.
Được biết, chồng cả của cô Ann là một cảnh sát về hưu, góa vợ có tên là Richard Alich; chồng thứ là một người đàn ông khá giả, cùng làng, ruộng đất rất nhiều, tên là John Peter Oluka; chồng ba là một sinh viên đại học tên Michael Enyaku, cũng có đất và có nhà.
Chồng cả của cô Ann, anh Richard Alich cho biết, trong một lần giúp cô Ann sửa xe đạp, anh đã quen biết cô, sau đó hai người nảy sinh tình cảm.
Chồng thứ của Ann, anh John Peter Oluka thì chia sẻ rằng, trong lúc đang chăn thả gia súc, anh gặp cô Ann. Cô thường hay nói đùa rằng rất muốn lấy anh John làm chồng, nếu lấy được sẽ cho anh một ngôi nhà. Sau đó, hai người hẹn hò và chính thức là vợ chồng, chung sống với những người khác.
Về phía chàng sinh viên đại học Michael Enyaku, chồng ba của cô Ann, cũng là người chồng được cô Ann yêu thương nhất, anh chàng thoải mái tiết lộ rằng, khi tới nhà cô Ann, biết được cô đã có người đàn ông khác, anh rất ngạc nhiên. Sau, lại thấy chung vợ với người khác cũng không đáng ngại, vì vậy anh liền chấp thuận cuộc sống một vợ nhiều chồng.
Những tưởng cuộc sống của cô Ann và ba người chồng cứ thế vui vẻ, hạnh phúc trôi đi, thế nhưng cuộc đời vốn không bằng phẳng, cha ruột cô Ann, ông Pastor Peter Ogwang vô cùng bất mãn với đời sống hôn nhân hỗn loạn của con gái.
Không thể chấp nhận nổi, ông Pastor bắt cô Ann phải bỏ chồng. Nhưng cô Ann rất kiên trì, nói rằng: "Cha, con đã là người trưởng thành, có quyền quyết định cuộc sống riêng của mình, con có phúc mới lấy được ba người chồng này".
Chẳng ai ngờ, ông Pastor lại uy hiếp con gái bằng các thế chấp đất đai. Cuối cùng, không lay chuyển được quyết định của cha, cô Ann thỏa hiệp, yêu cầu ba người chồng rời đi. Trước khi đi, cô còn nhắn nhủ, cô yêu ba người rất nhiều, nhưng vì cha cô không cho phép, cô đành phải làm theo. Chỉ khi có công nhận chính thức từ phía chính quyền địa phương, họ mới có thể chung sống cùng nhau.
Ba người chồng rời đi, nhưng đều hứa sẽ trở lại với cô Ann khi đã lo liệu xong xuôi các thủ tục. Đây không phải là một lời hứa xuông. Hiện, chàng sinh viên Enyaku đã liệu xong giấy tờ và quay lại chung sống với cô Ann.
Có điều là, cô Ann đang mang thai 6 tháng, hiện cũng không biết cha đứa trẻ là ai, Enyaku cũng không phải người duy nhất nhận là cha của đứa trẻ.
Sau khi cãi nhau với chồng, bà Triệu (60 tuổi) bỏ nhà ra đi, cảnh sát và người dân tìm cả đêm không thấy. Ngày hôm sau, họ phát hiện bà lão trong một ngôi mộ.
" alt=""/>Lấy cùng lúc ba chồng, người phụ nữ không biết cha của con mình là aiCách vệ sinh thiết bị nhà bếp" alt=""/>Chọn tranh trang trí nhà bếp
Toyota, chính là thương hiệu con đẻ của ông nội CEO Akio – ông Eiji Toyoda để lại và được chính bố của ông kế thừa, phát triển. Hiện nay, thương hiệu Toyota vẫn đứng đầu ngành ô tô thế giới, vì vậy gia tộc Toyoda cũng gần như nắm giữ ngành công nghiệp sản xuất quan trọng nhất của Nhật Bản.
Việc ông Akio từ chức để chuyển giao cho một người không thuộc dòng họ nhà Toyoda, không khác gì “tiếng sấm giữa trời quang” đối với những người quan tâm tới hãng xe này nói chung và người dân Nhật nói riêng.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào 14 năm điều hành của Akio Toyoda, chính sách bảo thủ đã giúp Toyota giữ vững ngôi vị số 1 nhưng cũng khiến hãng xe dần đi chệch hướng, khi đứng ngoài cuộc chơi về xe điện vốn đang cực kỳ nhộn nhịp của ngành ô tô thế giới trong thập niên mới.
Kể từ khi nắm quyền điều hành Toyota từ năm 2009, ông Akio Toyoda đã giữ quan điểm cho rằng xe điện không phải là giải pháp duy nhất để các nhà sản xuất ô tô đạt mức trung hòa carbon. Tức là không phải bắt buộc phải sản xuất xe điện mới có thể bảo vệ môi trường. Do đó, Toyota là hãng xe trung thành với xe ô tô động cơ hybrid lai xăng – điện (HEV) trong suốt hơn một thập kỉ qua và nói không với xe điện BEV (xe điện cắm sạc).
Thực tế, ở thời kỳ mà thị trường vẫn còn nghi hoặc đối với xe điện, Tesla vẫn chưa phải là một cái tên được tới rộng rãi, thì những mẫu hybrid của Toyota gần như tạo thế thượng phong trong phân khúc xe chạy năng lượng mới.
Theo tờ Nikkei Asian Review, Toyota đã từng chiếm tới 90% thị phần xe điện thế giới nhờ các sản phẩm HEV của mình. Tiêu biểu có thể kể tới như Prius HEV, Camry HEV, Corolla Altis HEV hay các dòng xe Lexus HEV dòng IS, ES, NX, RX và LS.
Những thành công vang dội này mang dấu ấn của Akio, có lẽ đã làm cho ông tự tin với chiến thắng tuyệt đối của mình. Trong suy nghĩ của vị CEO này, hybrid chính là xu thế của tương lai và nó sẽ là chân lý, là kim chỉ nam của hãng.
Kể cả tới năm 2023, khi mà thị trường xe điện đã bùng nổ với hàng loạt các ông lớn, Toyota vẫn đứng ngoài cuộc, với cuộc ra mắt rầm rộ mẫu xe Prius Hybrid mới tại Triển lãm Công nghệ Las Vegas (CES) hồi đầu tháng 1 vừa qua.
Thực tế, dù cho Toyota từng chiếm thị phần lớn nhất toàn cầu, song giờ đây, với sự bùng nổ của xe động cơ điện toàn phần (BEV) từ hàng loạt các nền công nghiệp ô tô lớn như Mỹ, Đức, Thụy Điển hay Trung Quốc, thậm chí cả Hàn Quốc với KIA, Hyundai cũng đã vượt mặt hãng xe Nhật Bản trên thị trường xe điện.
Cũng theo Nikkei, Toyota chỉ còn chiếm 5% tổng thị phần xe điện hiện nay, một sự thụt lùi nghiêm trọng và tệ hại chưa từng thấy. 40% xe điện hiện nay có xuất xứ từ Trung Quốc, 30% tới từ Mỹ và 20% là của châu Âu.
Trong vòng 11 tháng đầu năm 2022, MarkLines đã thống kê có tới 6,8 triệu xe điện được bán ra toàn thế giới, tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm trước. Dù cho thị phần xe điện trong biểu đồ mua bán xe hơi còn ở mức thấp, nhưng với mức tăng trưởng doanh số kỷ lục như vậy, sẽ không bất ngờ gì nếu trong một thời gian ngắn sắp tới, xe điện sẽ là xu hướng mới của kỷ nguyên hiện đại.
Kể từ khi Toyota ra mắt mẫu Prius năm 1997, hãng đã bán được tổng cộng 20 triệu xe ra thị trường, đạt mức bảo vệ môi trường với việc giảm sản sinh 160 triệu tấn khí thải CO2. Chỉ số này chỉ ngang với mức giảm khi tiêu thụ 5,5 triệu xe chạy điện hoàn toàn.
Điều đó có thể thấy, xe hybrid có mức bảo vệ môi trường chỉ bằng ¼ so với hiệu suất mà xe điện hoàn toàn mang lại. Nó càng làm gia tăng những chỉ trích mà các nhóm bảo vệ môi trường nhắm vào Toyota là bảo thủ và không chịu đổi mới.
Có lẽ sự chỉ trích từ người ngoài và thực tế tụt hậu của Toyota trong xu thế mới của ngành công nghiệp ô tô đã khiến cho ông Akio Toyoda buộc phải lui về hậu trường sau hơn 1 thập kỉ nắm quyền.
Chính ông Toyoda cũng đã thừa nhận với tờ Financial Times rằng, ông quá đam mê với xe hơi truyền thống, và đó chính là hạn chế lớn của ông.
Vì vậy, dù cho vẫn đang là hãng ô tô số một thế giới hiện nay, song, việc Toyota có sự thay đổi nhân sự thượng tầng, chính là một minh chứng rõ ràng cho thấy, hãng đang cần phải có những thay đổi mạnh mẽ để không bị tụt lại trong thời đại xe điện hiện nay.
Hùng Dũng