
Thu tiền nhưng không giao đất, công ty đóng cửa
Theo phản ánh của khách hàng, vào khoảng thời gian từ tháng 10/2018 đến tháng 8/2019, khoảng hơn 20 khách hàng đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với Công ty King Home Land tại các “dự án” có tên King Home 2 (quận 12), King Home 4 (quận 9), King City Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).
Các hợp đồng giao dịch đều có đặc điểm chung là cá nhân ông Đặng Tiến Trường được chủ đất ủy quyền để thực hiện thủ tục pháp lý và giao dịch với khách hàng. Phạm vi ủy quyền không bao gồm thu tiền.
Sau đó, ông Đặng Tiến Trường đã lấy danh nghĩa Tổng giám đốc Công ty King Home Land để thực hiện ký hợp đồng chuyển nhượng và thu hàng chục tỷ đồng với khách hàng. Số tiền mỗi giao dịch dao động từ 600 triệu đến 2,35 tỷ đồng.
![]() |
Khách hàng căng băng rôn “tố” Công ty King Home Land vẽ dự án “ma” lừa đảo. |
Đến nay các giao dịch trên đều đã quá hạn bàn giao nền và quá hạn ký hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi khách hàng liên hệ đến ông Đặng Tiến Trường thì người này liên tục trốn tránh và hiện không ai tìm ra ông Trường đang ở đâu để yêu cầu đối thoại, giải quyết sự việc.
Đỉnh điểm, ngày 6/11/2019, Công ty King Home Land đã gỡ bảng hiệu, đóng cửa trụ sở chính. “Sợi dây liên hệ cuối cùng của chúng tôi và công ty đã bị chặn đứng. Hiện chúng tôi chỉ còn biết cầu cứu chính quyền địa phương để đòi lại số tiền đã mất”, khách hàng T.V.G chia sẻ.
Bà V.H.T.L (ngụ quận Tân Bình), một khách hàng mua đất tại dự án có tên King Home 2 thuộc tờ bản đồ số 58, thửa đất số 592, phường Thạnh Xuân, quận 12 kể, bà mua lô đất từ tháng 1/2019, đến nay đã quá hạn bàn giao nền nhưng liên hệ đến ông Đặng Tiến Trường thì đều tìm cách trốn tránh. Được biết, hiện bà L. đã đóng cho công ty này 720 triệu đồng.
![]() |
Khu đất Công ty King Home Land vẽ "dự án" King Home 2. |
Cũng giao dịch tại dự án trên, ông D.T.H (ngụ quận 12) cho biết, ông ký hợp đồng thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với công ty King Home Land từ tháng 11/2018, hợp đồng ghi rõ giao dịch tại lô số 03, liên kết C thuộc tờ bản đồ số 58, thửa đất số 592, phường Thạnh Xuân, quận 12, đến nay ông H. đã đóng được 717,5 triệu đồng.
Tuy nhiên quá hạn bàn giao đất, Công ty King Home Land tránh né không thực hiện. Đáng nói, sau khi công ty có nhiều biểu hiện bất minh, ông H. tìm hiểu lô đất đã giao dịch thì vỡ lẽ lô đất này không thuộc tờ bản đồ số 58, thửa đất số 592 như trong hợp đồng hai bên đã ký kết mà chỉ là lô đất nằm liền kề. Hiện nay, lô đất ông mua đã có người lợp nhà tôn để ở.
Lộ diện dự án “ma”
Giao dịch tại dự án có tên King Home 4, thuộc tờ bản đồ số 21, thửa đất số 528, phường Long Trường, quận 9, bà L.T.N cho biết, bà mua lô C5 thuộc dự án này vào tháng 7/2019. Trong quá trình giao dịch, nhận thấy công ty có nhiều bất minh, hai bên đã tiến hành ký thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên đến nay đã quá hạn trả tiền theo hợp đồng thanh lý, bà N. cũng không thể liên hệ được với công ty và ông Đặng Tiến Trường.
Cũng theo bà N, trong quá trình giao dịch, để tạo niềm tin, công ty King Home Land đã gửi cho bà giấy thông báo cho vay của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Nguyễn Huệ đối với thửa đất bà N. giao dịch. Tuy nhiên khi liên hệ đến chi nhánh này, ngân hàng cho hay chưa từng hợp tác với công ty nào có tên King Home Land.
Trong khi đó, bà N.T.G.T, khách hàng giao dịch với công ty King Home Land tại dự án có tên King City Long Thành, thuộc tờ bản đồ số 50, thửa đất số 182, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai bức xúc:
“Tôi mua lô đất này tháng 10/2018 nhưng đến hạn công ty không bàn giao nền và đề xuất ký thanh lý hợp đồng, bán lô đất lại cho công ty với giá 758, 64 triệu đồng, đồng thời thu hồi toàn bộ giấy tờ giao dịch bản chính tôi đã ký với công ty. Đổi lại, Công ty King Home Land cam kết sẽ trả tiền cho tôi vào ngày 29/5/2019. Tuy nhiên đến nay, tôi chỉ nhận lại được 50 triệu đồng và hiện không thể liên hệ được với ai trong công ty này”.
Trụ sở Công ty King Home Land tại quận Gò Vấp. |
Tiếp xúc với PV VietNamNet, nhiều khách hàng tỏ ra vô cùng hoang mang vì toàn bộ tiền dành dụm đều đã ký hợp đồng mua đất với Công ty King Home Land. “Cả gia đình tôi tiết kiệm nhiều năm để có số tiền lớn này, thậm chí phải đi vay mượn khăp nơi để đủ 95% số tiền theo hợp đồng cam kết. Đến nay đất không có để ở trong khi hàng tháng vẫn phải lo tiền trả nợ ngân hàng và người quen. Chúng tôi thực sự đang vô cùng bế tắc và suy sụp”- Ông V.B.M, khách hàng đã nộp cho Công ty King Home Land 1,8 tỷ bức xúc..
Một cán bộ địa chính quận 9 cho biết, trên địa bàn hiện không có dự án đất nền nào mang tên King Home 4 do Công ty King Home Land làm chủ đầu tư và địa phương cũng chưa nhận được hồ sơ xin tách thửa tại tờ bản đồ số 21, thửa đất số 528, phường Long Trường.
Trao đổi với PV VietNamNet sáng 23/12, Đại tá Trà Văn Lào, Trưởng Công an quận Gò Vấp cho biết, hiện cơ quan điều tra đang làm rõ hành vi “lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của ông Đặng Tiến Trường trong vụ án khác. Công an cũng nhận được nhiều phản ánh Công ty King Home Land lừa đảo bán dự án “ma” và đang xác minh làm rõ.
Để làm rõ các thông tin khách hàng phản ánh, PV VietNamNet đã đến trụ sở Công ty King Home Land để liên hệ làm việc. Tuy nhiên khi đến nơi, công ty này gỡ bảng hiệu, không còn hoạt động.
![]() |
Công ty King Home Land hiện đã gỡ bỏ bảng hiệu, ngừng hoạt động. |
Theo thông tin của người dân sống xung quanh, công ty từ nhiều tháng qua chỉ còn vài nhân viên làm việc, đến tháng 11/2019 thì đóng cửa hoàn toàn. Liên hệ vào các số điện thoại của ông Đặng Tiến Trường ghi trong hợp đồng giao dịch với khách hàng để tìm hiểu sự việc, phóng viên không nhận được hồi âm.
Được biết trước đó, các khách hàng đã làm đơn tố cáo ông Đặng Tiến Trường lên Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) Công an TP.HCM (PC03) để yêu cầu vào cuộc điều tra làm rõ sự việc.
Về giao dịch giữa Công ty King Home Land và khách hàng, Luật sư Trần Minh Cường (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, về pháp lý, cá nhân ông Đặng Tiến Trường được chủ đất ủy quyền để thực hiện thủ tục pháp lý và giao dịch với khách hàng. Phạm vi ủy quyền không bao gồm thu tiền của khách hàng. Tuy nhiên sau khi nhận được ủy quyền từ chủ đất, ông Trường lại tự ý “vẽ”quy hoạch thành nhiều nền đất sau đó bán cho khách hàng nhưng không thực hiện đúng cam kết như bàn giao nền và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khách hàng yêu cầu thanh lý, hoàn trả lại các khoản tiền đã đóng thì công ty có dấu hiệu ngừng hoạt động, cá nhân ông Trường lại tránh né, không thiện chí gặp các khách hàng để giải quyết quyền lợi. Với hành vi nói trên, Luật sư Cường cho rằng có dấu hiệu tương đối rõ của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 sửa đổi 2017. Các khách hàng đã đầu tư vào Công ty King Home Land nên phối hợp và cung cấp đầy đủ các hồ sơ, văn bản liên quan đến giao dịch để các cơ quan chức năng vào cuộc, trường hợp xác định có đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ có các biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, tiến hành các thủ tục tố tụng có liên quan nhằm bảo đảm quyền lợi khách hàng. |
- Hàng loạt dự án “ma” xuất hiện nhan nhản tại nhiều địa phương trên cả nước.
" alt=""/>Khách hàng căng băng rôn “tố” Công ty King Home Land vẽ dự án “ma” lừa đảoDự thảo chiến lược đã được Bộ TT&TT trình từ trung tuần tháng 12/2021 và đang được Văn phòng Chính phủ gửi lấy ý kiến của Ban Tuyên giáo Trung ương; các bộ Công an, Tài chính, KH&ĐT, GD&ĐT, LĐTB&XH; Đài Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam trước khi tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong dự thảo Chiến lược, cùng với việc xác định 6 quan điểm trong chuyển đổi số báo chí, Bộ TT&TT cũng đề xuất tầm nhìn, mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Theo đó, tầm nhìn của bản dự thảo Chiến lược là Việt Nam có nền báo chí hiện đại, chuyên nghiệp, đa nền tảng, đa phương tiện, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ số, truyền thông thế giới; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, được cá nhân hóa tới công chúng mọi lúc, mọi nơi, phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tạo niềm tin và đồng thuận xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực, khơi dậy khát vọng, tạo sức mạnh tinh thần phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng.
Báo chí, truyền thông Việt Nam xây dựng được nền tảng riêng, hình thành các cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, kiểm soát và chi phối việc sản xuất, phân phối nội dung, giữ vững chủ quyền trên không gian mạng.
Cơ quan quản lý nhà nước định hướng, dẫn dắt chuyển đổi số báo chí, hỗ trợ các cơ quan báo chí trong quá trình thử nghiệm công nghệ hiện đại để thay đổi mô hình quản lý, tác nghiệp, quy trình sản xuất, xuất bản, phân phối nội dung và mô hình kinh doanh nhằm tối ưu hoạt động, tạo ra sản phẩm chất lượng, cơ hội, doanh thu và các giá trị gia tăng.
Phát triển báo chí theo hướng đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ
Mục tiêu chung của dự thảo chiến lược là báo chí phát triển theo hướng đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ, đóng vai trò trụ cột trong định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội. Phát triển sản phẩm báo chí số, thay đổi cách thức sản xuất nội dung số, truyền thông số, nâng cao chất lượng trải nghiệm của độc giả. Người dân, tổ chức, doanh nghiệp được tiếp cận thông tin trên môi trường số theo nhu cầu cá thể hóa, mọi lúc, mọi nơi, không bị hạn chế về không gian, thời gian, vị trí địa lý.
![]() |
Một mục tiêu chung được nêu tại dự thảo Chiến lược chuyển đổi số báo chí là phát triển báo chí theo hướng đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ. (Ảnh minh họa: whatsnewinpublishing.com) |
Cùng với đó, thúc đẩy các mô hình kinh tế báo chí mới vào chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hóa nguồn thu báo chí. Các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, tối đa hóa năng suất, tối thiểu hóa chi phí, tối ưu hóa hiệu quả quản lý.
Phát triển một số cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, đa nền tảng, đi đầu trong chuyển đổi số báo chí. Phát triển nền tảng phân phối nội dung trong nước, hạn chế sự phụ thuộc vào các nền tảng xuyên biên giới, làm chủ nền tảng phân phối nội dung trên không gian mạng.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý các nền tảng xuyên biên giới tại Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ bản quyền báo chí, đảm bảo công bằng quyền lợi của cơ quan báo chí trên các nền tảng xuyên biên giới. Chú trọng phát triển và xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số báo chí. Đổi mới chương trình đào tạo báo chí bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ và truyền thông hiện đại.
Đề xuất phát triển 6 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện
Một trong những mục tiêu chủ yếu đến năm 2025, theo dự thảo chiến lược, là 70% cơ quan báo chí thực hiện số hóa nội dung báo chí trên các nền tảng sẵn có; 80% cơ quan báo chí điện tử chuyển đổi hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện; 50% cơ quan báo chí có nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; 50% cơ quan báo chí đổi mới toàn diện hệ thống sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số: cá nhân hóa nội dung, đa nền tảng, báo chí di động, báo chí xã hội, báo chí dữ liệu, báo chí sáng tạo, siêu tác phẩm báo chí...
Cũng đến năm 2025, 30% cơ quan báo chí điện tử có ảnh hưởng lớn trong xã hội áp dụng mô hình thu phí với những nội dung trải nghiệm được cá nhân hóa; quyền lựa chọn nguồn tin để theo dõi, giới thiệu tin tức theo thị hiếu cá nhân.
Bên cạnh đó, phát triển 6 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện quốc gia và cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện địa phương tự xây dựng nền tảng phân phối nội dung riêng, làm chủ quyền kiểm soát và phân phối nội dung trên không gian mạng, giảm sự phụ thuộc vào các nền tảng xuyên biên giới; các cơ quan báo chí khác sử dụng nền tảng trong nước để phân phối nội dung trên không gian mạng...
Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, dự thảo chiến lược đề xuất 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm: Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền; Hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật; Tái cơ cấu tổ chức và quy trình tác nghiệp của các cơ quan báo chí; Phát triển dữ liệu số ngành báo chí; Phát triển các sản phẩm báo chí số; Phát triển nền tảng số; Bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống, ứng dụng và nền tảng phục vụ chuyển đổi số báo chí; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Vân Anh
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
" alt=""/>Bộ TT&TT đã trình Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025Nhóm nghiên cứu cũng cũng chỉ ra rằng, phần lớn các địa phương chưa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Kết quả rà soát cho thấy, chỉ 17/50 ứng dụng tương tác giữa chính quyền và người dân hiện công khai thông tin về đầu mối liên hệ bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bên cạnh đó, chỉ 1/63 cổng dịch vụ công trực tuyến và 3/63 cổng thông tin điện tử cấp tỉnh công bố thông tin này.
Khi nhóm nghiên cứu ‘thử’ yêu cầu cập nhật thông tin tài khoản và tiếp cận các phương thức bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được chính quyền địa phương phát triển (đầu mối hiển thị trên các cổng dịch vụ công trực tuyến và cổng thông tin điện tử), trong số 130 thư điện tử được gửi, chỉ có 9 thư nhận được thông tin phản hồi.
Một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất mà kết quả đánh giá chỉ ra là việc hiểu sai và phân định sai trách nhiệm pháp lý của các chủ thể quản lý dữ liệu.
Cụ thể, trách nhiệm pháp lý đối với dữ liệu cá nhân bị lẫn lộn giữa “cơ quan chủ quản” (Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố), “cơ quan/đơn vị vận hành” (Sở Thông tin & Truyền thông) và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xây dựng nền tảng.
Theo nhóm nghiên cứu, nếu không phân định đúng vai trò, chức năng thì việc thiết kế và thực thi quy trình bảo vệ dữ liệu sẽ thiếu hiệu quả. Khi có vấn đề, sự cố xảy ra, cơ quan quản lý sẽ không có căn cứ để xác định chủ thể chịu trách nhiệm.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) cho biết, tại Việt Nam chưa có tổ chức nào nghiên cứu chính thức để đưa ra một con số thống kê cụ thể về các thiệt hại của việc mất mát, rò rỉ dữ liệu.
Tuy vậy, theo đánh giá của IBM Security, thiệt hại kinh tế hàng năm do vấn đề vi phạm dữ liệu của khu vực công khiến tổng chi phí tăng trung bình 10%/năm.
Trước thực tế trên, nhóm nghiên cứu khuyến nghị cơ quan chức năng cần thường xuyên đánh giá việc thực thi các quyền đối với dữ liệu cá nhân của người dân trên các nền tảng tương tác với chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất bổ sung các tiêu chí đánh giá bảo vệ dữ liệu cá nhân vào Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia (DTI).
Theo nhóm nghiên cứu, Bộ Thông tin & Truyền thông cần xây dựng hướng dẫn quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong khu vực công và ban hành quy chế mẫu về chính sách quyền riêng tư cho các nền tảng trực tuyến.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Patrick Haverman - Phó trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam đánh giá cao việc Chính phủ và các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Tuy vậy, ông Haverman nhấn mạnh việc bảo vệ dữ liệu cá nhân công dân trong khu vực công là một trong những yếu tố then chốt để tạo dựng niềm tin của người dân về dịch vụ công trực tuyến.
Theo ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam: “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường số nói chung và trong các nền tảng tương tác giữa chính quyền với người dân nói riêng sẽ giúp củng cố niềm tin của người dân và thúc đẩy họ tham gia quá trình chuyển đổi số”.
Trọng Đạt
" alt=""/>Cảnh báo nhiều vấn đề trong bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam