






Thực hiện: Rau má mua (nên chọn loại rau tươi, xanh đậm, lá không quá to, quá già) về nhặt bỏ rau già úa, cỏ... Sau đó, rửa rau sạch, ngâm nước muối loãng mười lăm phút sau đó rửa lại, cho ra rổ để ráo.
![]() |
Nên cắt nhỏ rau má hơn một chút, rồi cho vào máy xay sinh tố cùng nước lọc (hoặc nước nấu hạt sen đã nguội) xay nhuyễn. Sau đó, cho ra cái rây hoặc túi vải vắt lấy nước bỏ xác rau má.
Hạt sen bóc vỏ, thông tâm, rửa sạch. Để không mất thời gian, bạn có thể mua loại hạt sen đã bóc vỏ và thông tâm.
![]() |
Cho hạt sen vào nước rau má, đường vào máy xay sinh tố xay nhuyễn mịn hạt sen là được. Tuỳ khẩu vị ngọt hoặc cách dùng có đá lạnh hay không, bạn có thể gia giảm lượng đường nhé!
Sau đó, cho đá lạnh vào ly rồi cho nước rau má hạt sen, vắt thêm nước tắc hoặc quýt đều ngon.
Bông súng là loại mọc dưới nước, nấu canh chua với cá nào cũng ngon. Dưới đây là cách nấu canh chua bông súng cá linh của chị Mỹ Linh.
" alt=""/>Cách làm nước sinh tố giúp bạn giải nhiệt, dễ ngủ ngày nắng nóngVới tinh thần làm thay đổi nhận thức về việc đọc sách, cô Tổng phụ trách Đội đã hợp tác cùng thầy cô phát động trong toàn trường phong trào tặng sách để dùng chung, gọi là Tủ sách Kim Đồng.
Theo đó, học sinh có thể tặng sách không phân biệt thể loại. Thầy cô sẽ sắp xếp lại theo nội dung, các em có thể đến mượn đọc bên cạnh sách của thư viện. Tinh thần là chỉ cần đóng góp một quyển có thể đọc được nhiều quyển, ai cũng hăng hái tham gia. Nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi được phổ biến để các em đến mượn. Số học sinh đọc sách tăng lên, thầy cô tổ chức các buổi giới thiệu sách nhiều hơn. Các đợt bình chọn sách hay trong năm cũng được đông đảo học sinh tham gia.
Trong tuần, các lớp dành thời gian giới thiệu sách hay cho nhau. Lớp tôi chủ nhiệm chia 4 tổ. Mỗi tổ được giao đọc một cuốn. Sau khi cả tổ đọc xong, giờ sinh hoạt cuối tuần từng em lần lượt thay nhau trình bày nội dung và những điểm thú vị theo cảm nhận cho cả lớp. Các bạn nghe, nêu ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi hay đề xuất thay đổi tình tiết… Dần dần, học sinh lớp tôi thay đổi rất nhiều trong việc đọc sách và cả học Văn.
Song song với việc nhận đóng góp sách đa dạng, trường tôi phổ biến việc xây dựng Tủ sách Bác Hồ. Tủ sách này tập hợp không chỉ sách báo, tạp chí viết về Bác mà còn có cả tranh ảnh về đời hoạt động của Bác, góp phần đưa cuộc vận động Học tập theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh đến với các em. Sau một thời gian ngắn, hàng trăm quyển với chủ đề về Bác đã được đóng góp, nhiều quyển có giá trị. Thầy cô cũng có cơ hội sử dụng làm tài liệu soạn giảng.
Tiếp theo, nhà trường tổ chức hoạt động Kể chuyện Bác Hồ trong học sinhvào ngày thứ hai đầu tuần. Theo đó, các em tìm đọc những mẫu chuyện về Bác trong tủ sách mới xây dựng. Quan trọng là tất cả đều được biết câu chuyện lớp mình sẽ dự thi. Khi chưa đến lượt, các em có thể nghe câu chuyện về Bác của học sinh lớp bạn trình bày. Bên cạnh phần nội dung là kỹ năng nói diễn cảm. Các lớp còn tổ chức viết câu chuyện về Bác để hỗ trợ học Văn, Giáo dục công dân và dự thi nhiều cấp ở địa phương.
Giáo viên phụ trách thư viện thường xuyên giới thiệu nội dung sách đến với học sinh. Những đoạn văn hay, những nhân vật chính, những tình tiết đặc sắc khiến học sinh hào hứng muốn tìm hiểu ngay, nên giờ điểm sách được chờ đợi. Thầy cô luôn đề nghị học trò đọc trước các tác phẩm trong chương trình để nâng cao chất lượng dạy và học. Sau khi học xong tác phẩm, các em sẽ viết cảm nhận của mình.
Với cách xây dựng làm phong phú số lượng cũng như chất lượng sách ở trường, sự thay đổi trong cách giảng dạy, chất lượng học tập của các em cũng tăng lên. Nhiều năm liên tục, học sinh trường tôi đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, các cuộc thi viết khác.
Tôi và một số thầy cô khác dần thay đổi trong việc khen thưởng học sinh. Trước đây, phần thưởng là tiền, nhưng về sau có sách văn học kèm theo. Cho đến giờ, việc phát triển Tủ sách Kim Đồng, Tủ sách Bác Hồ, đọc sách văn học vẫn được duy trì ở trường tôi, góp phần xây dựng thành công văn hóa đọc.
Độc giả có thể gửi ý kiến xoay quanh chủ đề "Làm thế nào để con thích đọc sách?" về địa chỉ: [email protected]. Xin trân trọng cảm ơn!
Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết, trong những năm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, làng Phú Gia và Phú Xá (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) là một trong những cơ sở cách mạng đặc biệt quan trọng. Nơi đây từng nuôi dưỡng và bảo vệ an toàn cho các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng như: Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng, Bạch Thành Phong... trong thời kỳ tiền khởi nghĩa.
Cũng tại nơi đây, Trung ương Đảng đã tin tưởng đặt cơ sở in Báo Cờ giải phóng, Trạm liên lạc với các cơ sở của xứ ủy, tỉnh ủy trong cả nước. Bến đò Xù (Phú Xá) cũng là đầu mối giao thông quan trọng nối liền hai vùng Bắc, Nam sông Hồng trong An toàn khu của Trung ương Đảng. Hàng trăm người dân địa phương đã luôn sẵn sàng, hăng hái tình nguyện tham gia chở đò và bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối cho nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng trong quá trình di chuyển để hoạt động cách mạng qua khu vực sông Hồng. Không những vậy, Phú Gia và Phú Xá cũng là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, nhất là sau ngày Nhật đảo chính Pháp, địa phương đã nhiều lần tổ chức tổ chức mít tinh quần chúng ở bãi giữa sông Hồng...
Với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, ngày 3/12/2021, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã quyết định xếp hạng di tích nhà cụ Nguyễn Thị An là di tích quốc gia.
Thay mặt gia đình cụ Nguyễn Thị An và dòng họ phát biểu tại buổi lễ, ông Công Ngọc Dũng bày tỏ niềm tự hào khi gia đình vinh dự được đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu cấp cao của Trung ương tại chính ngôi nhà của gia đình trong thời khắc lịch sử trọng đại của đất nước. Ông Công Ngọc Dũng trân trọng cảm ơn các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng toàn thể bà con nhân dân phường Phú Thượng đã luôn quan tâm, tạo điều kiện, cùng với gia đình bảo tồn, gìn giữ ngôi nhà, qua đó góp phần lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào tới các tầng lớp nhân dân.
" alt=""/>Di tích Bác Hồ phường Phú Thượng đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia