Năm nay, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An có 149 học sinh (5 lớp) dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học. Qua thống kê của trường, số lượng thí sinh đỗ vào các trường đại học ở top đầu của cả nước rất cao. |
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An có 36 học sinh đỗ đại học từ 30 điểm trở lên ở mùa tuyển sinh năm 2021. |
Thầy Mai Văn Đạt, Bí thư Đoàn trường chia sẻ, đây là một năm học mà học sinh của trường giành được nhiều kết quả cao, có tới 36 em đạt điểm xét tuyển đại học từ 30 trở lên, sau khi tính điểm ưu tiên.
Có 18 học sinh trúng tuyển vào các ngành top đầu của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (trong đó riêng lớp 12A1 có đến 12 em), 5 học sinh đỗ Trường ĐH Y Hà Nội, 5 học sinh đỗ Học viện An ninh nhân dân, 3 học sinh đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân, 8 em đỗ khoa Hàn Quốc học - một trong những ngành học có điểm chuẩn cao nhất năm 2021 với 30 điểm.
Số còn lại, cũng rất nhiều học sinh đạt được các mức điểm trên 28 và đỗ vào Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Sư phạm Hà Nội, Học viện Quân Y, ĐH Luật Hà Nội.
Theo thầy Đạt, hơn 95% học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng chính vì vậy, các em được điểm cộng 2,75 điểm ưu tiên (gồm 1 ưu tiên đối tượng người dân tộc và 1,75 điểm ưu tiên thuộc khu vực đặc biệt khó khăn). Đây cũng chính là một phần lý do khiến nhiều em đạt số điểm trên 30 điểm.
Tuy nhiên, theo thầy Đạt, sức học của các em cũng rất tốt. Nếu không tính điểm ưu tiên, trường cũng có đến 40 em trên 27 điểm.
Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, 100% học sinh của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An đỗ tốt nghiệp, thậm chí điểm trung bình trung của trường xếp thứ 2 toàn tỉnh Nghệ An (chỉ sau Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu).
Đặc biệt, trung bình điểm thi 3 môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý của học sinh nhà trường đứng đầu tỉnh, vượt cả Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu.
3 năm liền trước đó, trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT của học sinh đều xếp thứ 4 toàn tỉnh và có rất nhiều học sinh đạt trên 27 điểm xét tuyển đại học.
 |
Ông Nguyễn Đậu Trương, Hiệu trưởng trao khen thưởng cho các giáo viên có học sinh đạt điểm cao tại lễ khai giảng năm học vừa qua. |
Ông Nguyễn Đậu Trương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An cho hay rất vui với kết quả gần 100% học sinh trúng tuyển đại học năm nay. Trong số 72 học sinh người dân tộc thiểu số của toàn tỉnh Nghệ An có điểm từ 27 trở lên thì có đến 40 học sinh của trường.
“Nhận được kết quả học sinh đỗ đạt như vậy, những người thầy như chúng tôi cảm thấy rất vui sướng và hạnh phúc bởi bao nhiêu nỗ lực, công sức cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng. Các học sinh của trường là con em dân tộc nên được cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học, tuy nhiên, về cơ bản, các em cũng có học lực xuất sắc”, ông Trương nói.
Theo ông Trương, các em học sinh nội trú nơi đây cũng không bao giờ phải nghĩ đến chuyện học thêm. “Học sinh nội trú của trường cứ theo đúng quy định ngày học 2 buổi và đảm bảo nắm chắc kiến thức”, ông Trương nói.
“Kết quả này cũng phần nào thể hiện rằng học sinh con em dân tộc thiểu số không phải học yếu mà cơ bản phương pháp giáo dục mới là điều quan trọng. Qua đó cũng cho thấy công tác chuyên môn, phương thức đào tạo của nhà trường đang triển khai là đúng đắn”, ông Trương khẳng định.
Thanh Hùng

GS Nguyễn Đình Đức: 'Đề thi tốt nghiệp THPT ngày càng dễ'
Thống kê tỷ lệ điểm giỏi (8-10 điểm) ở các môn, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định: “Đề thi tốt nghiệp THPT ngày càng dễ. Nếu không tỉnh táo, 30 điểm vẫn trượt đại học là điều giải thích được”.
" alt=""/>Trường học ở Nghệ An có 36 học sinh đỗ đại học từ 30 điểm trở lên
Dự án của nhóm giảng viên Việt Nam có tên là Nanoneem- ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật an toàn từ thảo mộc, hướng đến nông nghiệp sạch và bền vững.Nanoneem do TS Dương Nguyễn Hồng Nhung, Giảng viên khoa Công nghệ Sinh học - làm trưởng nhóm. Dự án do sinh viên của khoa Công nghệ Sinh học Trường ĐH Quốc tế đồng nghiên cứu và một số sinh viên Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội hỗ trợ.
Nanoneem nghiên cứu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được ứng dụng công nghệ nano trong việc đưa các thành phần tự nhiên về dạng bền hơn và dễ thẩm thấu hơn, từ đó nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh. Với nguồn gốc thảo mộc, Nanoneem hướng đến nền nông nghiệp sạch, an toàn và thân thiện môi trường.
 |
TS Dương Nguyễn Hồng Nhung (ảnh: NVCC) |
“Lần này tất cả các đội ở Việt Nam không tham gia trực tiếp được ở Canada do tình hình dịch bệnh mà phải thông qua Zoom, là một điều bất lợi lớn so với các đội từ những quốc gia khác. Tuy nhiên nhóm đã cố gắng khắc phục và khai thác tối đa ưu thế của việc tham gia trực tuyến. Đây cũng là lần đầu tiên một đội từ Việt Nam đạt giải nhất, với sự công nhận từ những chuyên gia trong giới tài chính, đầu tư, khởi nghiệp của thế giới” – TS Dương Nguyễn Hồng Nhung đại diện nhóm Nanoneem chia sẻ.
Theo TS Dương Nguyễn Hồng Nhung, trải qua 9 tháng với nhiều vòng thi và những thử thách từ giám khảo ở nhiều lĩnh vực khác nhau, họ đưa ra những câu hỏi rất sắc sảo, đòi hỏi nhóm nghiên cứu phải chuẩn bị và liên tục đổi mới, tiến bộ hơn. Có giám khảo/cố vấn còn kết nối giúp nhóm để thử nghiệm sản phẩm ở Canada, New Zealand, Úc… chứng tỏ nông nghiệp sạch vẫn luôn là vấn đề rất nhiều quốc gia quan tâm.
Ở vòng chung kết của cuộc thi, nữ giảng viên đã kể câu chuyện mẹ của mình luôn phải ngâm rau cả giờ đồng hồ, hay ăn trái cây gì cũng phải gọt vỏ, từ ổi, táo đến cả quả nho bé tí, ăn gì cũng sợ độc hại…
“Đó không phải là chuyện hiển nhiên mà cần phải thay đổi. Tôi và đối tác của mình vẫn đang cố gắng để đưa những sản phẩm của mình đến tay nhiều người nông dân hơn, với sự cam kết về hiệu quả, độ an toàn với giá thành hợp lý. Tôi hy vọng trong tương lai có thể kết hợp nhiều hơn nữa với các dự án khác cũng đang làm về nông nghiệp sạch để cùng nhau tạo ra sự thay đổi thật sự. Tôi hy vọng sẽ nhận được đầu tư cũng như sự ủng hộ về chính sách nhiều hơn nữa"- TS Nhung nói.
 |
Các thành viên nhóm Nanoneem |
Nhóm Nanoneem cam kết sẽ dành 100% lợi nhuận cho việc tái đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ, hỗ trợ nhân rộng mô hình nông nghiệp sạch, khắc phục hậu quả môi trường do hóa chất độc hại và bảo vệ rừng.
Sáng Tạo Kinh Doanh Xã Hội (Social Business Creation-SBC) là cuộc thi thường niên toàn cầu về các dự án kinh doanh tạo tác động xã hội tích cực do giáo sư Muhammad Yunus - Nobel hòa bình 2006 và Đại học HEC Montréal Canada (HEC) khởi xướng tổ chức. Cuộc thithu hút nhiều đại học đến từ các quốc gia Canada, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Argentina, Mexico…tham gia.
Lê Huyền

9X tham gia nghiên cứu thuốc ngăn chặn sự sinh sôi của SARS-CoV-2
Hai tháng trước khi lên đường sang Đan Mạch để tiếp tục theo đuổi bậc tiến sĩ, Nguyễn Phước Lập (sinh năm 1990) đã tham gia vào nhóm nghiên cứu tại Hàn Quốc để tìm kiếm loại thuốc giúp ngăn chặn sự sinh sôi của virus SARS-CoV-2.
" alt=""/>Nhóm giảng viên Việt Nam giành giải nhất cuộc thi sáng tạo toàn cầu