- Tối qua (23/4),ưngbừngkhaimạcgiảibóngchuyềnquốctếVTVBìnhĐiềlịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh 2023 tại nhà thi đấu tỉnh Tây Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hoành tráng của giải bóng chuyền quốc tế VTV9 Bình Điền 2017.
- Tối qua (23/4),ưngbừngkhaimạcgiảibóngchuyềnquốctếVTVBìnhĐiềlịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh 2023 tại nhà thi đấu tỉnh Tây Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hoành tráng của giải bóng chuyền quốc tế VTV9 Bình Điền 2017.
LTS:Trong bài phát biểu được đánh giá “chạm tới trái tim” của người Việt Nam, Tổng thống Obama đã nhắc tới "tư tưởng Phan Châu Trinh" như đại diện của tri thức Việt Nam. Vì sao một Tổng thống Mỹ như ông Obama lại nhắc tới Phan Châu Trinh chứ không phải một nhà Duy Tân nào khác và điều đó gợi mở cho chúng ta điều gì trong bối cảnh hiện nay. VietNamNet có cuộc trao đổi với GS Trần Ngọc Vương xoay quanh vấn đề này.
![]() |
GS Trần Ngọc Vương, Khoa Văn học, ĐHQG Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Phóng viên:Trong bài phát biểu trước 4.000 người Việt Nam, Tổng thống Mỹ Obama đã nhắc tới "tư tưởng Phan Châu Trinh" như một đại diện của tinh túy tri thức Việt Nam, cùng với thơ Nguyễn Du và toán học Ngô Bảo Châu. Vậy, tư tưởng Phan Châu Trinh có vai trò thế nào trong dòng chảy tư tưởng Việt Nam, thưa GS?
GS Trần Ngọc Vương:Đầu thế kỷ 20, phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, tiến bộ xã hội trở thành công việc cấp bách mà như diễn đạt của người đương thời là "lửa xém lông mày". Thế nhưng, vào thời điểm đó, tầng lớp trí thức mới ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện.
Tuy nhiên, những tư tưởng cách tân thực tế đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 ở những trí thức lớn như Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ… Cuộc đấu tranh giữa 2 xu hướng cách tân và thủ cựu diễn ra lúc sôi động, lúc âm ỉ trong gần suốt thế kỷ thứ 19 kể cả trước khi có mặt của Chủ nghĩa thực dân cho tới khi Chủ nghĩa thực dân hiện hữu tại Việt Nam.
Trong cái áp lực chung là nếu không tự đổi mới thì cái mới ngoài mong muốn sẽ xuất hiện và làm cho cái chủ thể từng bước bị tiêu vong, từ cục bộ đến toàn thể, triều đình nhà Nguyễn đã lựa chọn cách ứng xử "cách tân để thủ cựu", một lối "đổi mới" mang tính ứng phó, chỉ nhằm mục đích giữ lại cái cũ. Đây cũng là quá trình mà triều Nguyễn đi từ "hòa" đến "hàng" trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Trong bài phát biểu của mình vào chiều 24/5 tại Hà Nội, khi nói về hợp tác giáo dục Việt - Mỹ và sự thành lập Đại học Fulbright ở Việt Nam, Tổng thống Obama nói: Sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách công, quản trị và kinh doanh, kỹ thuật và tin học, và nghệ thuật, mọi thứ từ thơ Nguyễn Du, đến tư tưởng Phan Châu Trinh đến toán học Ngô Bảo Châu. |
Phan Văn Bình vốn là một võ quan và cũng đi theo tiếng gọi của phong trào Cần Vương trong đội quân của Lê Hiệu ở khu vực Lưỡng Quảng (Quảng Nam, Quảng Ngãi - PV). Tuy nhiên, vì một sự việc hiểu lầm, Phan Văn Bình đã bị chính nghĩa quân khép cho tội phản bội và giết chết ngay trước mặt con trai là Phan Châu Trinh khi đó mới chỉ 13 tuổi. Đó là một cú sốc lớn đối với Phan Châu Trinh.
Đối diện với phong trào Cần Vương bằng chính mạng sống của cha mình, Phan Châu Trinh vẫn tiếp tục đi học, chuyên tâm với nghiệp khoa cử và đỗ tới Phó Bảng. Tuy nhiên, ngoài học "chữ thánh hiền" Phan Châu Trinh cũng là người tiếp cận rất sớm với các tài liệu tân văn, tân thư và ông đọc các tài liệu này một cách có ý thức, tiếp nhận và phản biện quyết liệt hơn so với những người khác.
Việc tiếp cận sớm với tân thư, tân văn đã giúp Phan Châu Trinh hiểu được những vấn đề của thế giới hiện đại, tiếp cận với tư tưởng Khai sáng đã làm thay đổi châu Âu trước đó. Cần chú ý rằng, Khai sáng không phải là một "phong trào" mà là một "truyền thống" ở phương Tây được đặt nền móng vững chắc từ nhiều thế kỷ trước đó. Cuộc Cách mạng xã hội Pháp diễn ra vào cuối thế kỷ 18 thế nhưng những thay đổi trong nhận thức xã hội đã lần lượt "vỡ ra" từ thế kỷ thứ 16.
Bản chất của tư tưởng Khai sáng chính là nguyên lý: Sự đổi mới, cách tân phải có nền tảng từ nhận thức, từ hệ hình tư duy, hệ hình văn hóa. Đó là quá trình chuyển từ thần học sang khoa học, từ tư duy siêu nghiệm tư biện luận lý sang tư duy thế tục, duy lý. Từ sự duy lý hóa, thế tục hóa xã hội mới ba động và tạo ra tất cả những điều khác.
Phan Châu Chinh với tất cả trải nghiệm cá nhân, bi kịch gia đình cũng như truyền thống học vấn và khát vọng cá nhân cũng đã lựa chọn con đường đó cho Việt Nam.
- Điều khiến tôi thắc mắc là vì sao Obama lại nhắc tới Phan Châu Trinh chứ không phải là một lãnh tụ nào khác của phong trào Duy Tân, như Phan Bội Châu?
- Trong cả một thời kỳ dài người ta thường hay nhóm sự đa dạng trong hành xử của các thủ lĩnh phong trào vào một vài người nào đó mà không nhận ra sự khác biệt giữa họ. Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu cũng thuộc trường hợp như vậy khi người ta coi hai ông là đại diện nổi bật nhất của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam.
Nếu xét ở chiều sâu, trong cách cổ vũ, tập hợp lực lượng và dương ngọn cờ đổi mới, người ta có thể nói về nói về 2 cụ Phan. Thế nhưng thực chất, Phan Châu Trinh là nhân vật phức tạp hơn, phong phú hơn về mặt nhận thức và "rắc rối" về tư tưởng.
Phan Châu Trinh được đánh giá là người có tư tưởng dân chủ sớm so với các nho sĩ tiến bộ đầu thế kỷ 20. |
Phan Bội Châu là một nhân cách là người vĩ đại, một con người có trái tim lớn, lòng yêu nước nồng nàn, mãnh liệt. Ông cũng nổi tiếng là người tài ba trong chốn học hành, được coi là "người hay chữ nhất nước". Nói cách khác, về nhân cách cá nhân Phan Bội Châu hấp dẫn nhiều người. Do đó, với tư cách là người đứng đầu phong trào, Phan Bội Châu được coi là một vị huynh trưởng không thể chối cãi.
Tuy nhiên, Phan Bội Châu tiếp xúc với tân thư muộn hơn so với Phan Châu Trinh. Do đó, việc hiểu biết các vấn đề của thế giới hiện đại của ông không cập nhật bằng Phan Châu Trinh. Cho nên về mặt tinh thần, Phan Bội Châu là "con đẻ" của phòng trào Cần Vương. Đây cũng là lý do Phan Bội Châu quyết tâm theo đuổi con đường đấu tranh vũ trang, sử dụng bạo lực.
Phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu khởi xướng là cuộc vận động thất bại. Bởi mục đích ban đầu người chủ xướng ra nó sang Nhật là để cầu viện, xin quân tiếp viện, mua vũ khí, thực hiện sách lược truyền thống là "nội công ngoại kích". Dùng đấu tranh vũ trang tái lập lại phong trào đấu tranh vũ trang. Tới khi sang Nhật, gặp Lương Khải Siêu và các chính khách nhật, Phan Bội châu mới vỡ ra rằng, việc thực hiện các mục tiêu bằng phương pháp truyền thống hãy còn xa lắm.
Nói như vậy để thấy rằng, tư tưởng Phan Bội Châu chưa ra khỏi hệ hình tư duy truyền thống. Và trong thực tế, Phan Châu Trinh không đồng tình với tư tưởng của Phan Bội Châu và không ít lần hai người tranh cãi dù về quan hệ cá nhân, hai người vẫn rất kính trọng, vị nể nhau. Trong lá thư gửi Toàn quyền Beau, Phan Châu Trinh từng nói rằng: "Toàn bộ cái học của Phan Bội Châu chẳng qua chỉ là 'Chiến quốc sách' mà thôi".
Nói cách khác, với Phan Châu Trinh, mô hình lý thuyết, hệ hình chính trị mà Phan Bội Châu theo đuổi rất là cổ. Điều này phản ánh rằng trong mắt Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu không kịp nhận thức xã hội hiện đại. Và đánh giá ấy, tôi cho là khách quan và công bằng về mặt tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu.
- Vậy điều gì làm nên sự khác biệt trong tư tưởng của Phan Châu Trinh, thưa GS?
- Trong bối cảnh cá nhân và xã hội như vậy, Phan Châu Trinh sớm nhận ra cái khó khăn của công cuộc cải tạo xã hội và những chặng đường gập ghềnh của tiến bộ xã hội. Vì vậy, khác với Phan Bội Châu chủ trương sử dụng bạo lực, Phan Châu Trinh chủ trương đi theo con đường khai sáng với tư tưởng khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.
Chủ trương mà Phan Châu Trinh đề xướng, coi là nhiệm vụ cấp bách phải làm cho nhân dân Việt Nam là khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. - Khai dân trí: Bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa. - Chấn dân khí: Thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế. - Hậu dân sinh: Phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa… |
Phan Châu Trinh hiểu rất rõ rằng, không có những điều đó làm nền tảng thì việc khuấy động phong trào thì chỉ dựng lại ngọn cờ cũ, đi lại con đường cũ, gặp thất bại những cái cũ đã từng xảy ra. Đấy là lý do sâu xa vì sao ông ấy không chủ trương bạo động, "ám xã" như Phan Bội Châu mà chủ trương “minh xã” - tức mọi hoạt động của ông đều minh bạch và công khai.
Bên cạnh đó, khác với chủ trương cầu viện ở nước ngoài của Phan Bội Châu và nhiều người, Phan Châu Trinh lại chủ trương "Ỷ Pháp cầu tiến bộ" (Dựa vào người Pháp để cải tạo xã hội). Ở đây, Phan Châu Trinh đã nhận ra mặt thứ hai của Chủ nghĩa thực dân, ấy là mặt xây dựng chứ không chỉ là mặt phá hoại. Tôi cho đó là cái nhìn tiến bộ và xa hơn rất nhiều so với Phan Bội Châu.
Từ góc độ của mình Phan Châu Trinh nhìn ra đường hướng "Ỷ Pháp cầu tiến bộ" không phải là đường hướng không sáng suốt. Chúng ta chứng kiến một thực tế về sau này là chính hệ thống giáo dục của nước Pháp đã đào tạo ra một đội ngũ trí thức mà chúng ta vẫn gọi là "thế hệ vàng của trí thức Việt Nam". Và chính những trí thức này sau đó đã góp một phần rất lớn trong việc loại bỏ Chủ nghĩa thực dân và tạo nền móng cho một xã hội hiện đại tại Việt Nam. Có nhìn như thế thì mới thấy hết cái viễn kiến, tầm nhìn của Phan Châu Trinh lúc bấy giờ.
- Thế nhưng dường như trong một thời gian khá dài trước đây người ta đã không nhìn thấy điều này trong tư tưởng của Phan Châu Trinh, thưa GS?
- Đúng như vậy, trong một thời gian khá dài, Phan Châu Trinh được coi như một người theo xu hướng cải lương, thiếu tinh thần mạnh mẽ của "thiết huyết", điều mà người ta tìm thấy ở Phan Bội Châu.
Khoảng vài chục năm trở lại đây, khi ta nhìn lại mối quan hệ với những cựu thù như Pháp, Nhật, Mỹ thì ta lại thấy rằng, bản thân thực thể ấy cũng không đứng yên, bản thân thực thể ấy trong quá trình phát triển của nó cũng tồn tại những mâu thuẫn. Đây là nguyên tắc nhận thức mà Marx thể hiện nhất quán, sáng suốt trong việc đánh giá vị trí vai trò của Chủ nghĩa thực dân Anh ở Ấn Độ.
Trong 2 bài viết về vấn đề này, bằng cái nhìn rất thấu thị với những tác động đa chiều của Chủ nghĩa thực dân với một xã hội thuộc địa, Marx nói rất rõ là tất cả sự kiến tạo của người Anh ở Ấn Độ, bất chấp nguyện vọng chủ quan của kẻ thực dân tất yếu đến một ngày người Ấn Độ nổi dậy chống lai người Anh và trục xuất họ ra khỏi Ấn Độ. Và thực tế sau này đã chứng minh dự báo của Marx là đúng.
Và người ta cũng bắt đầu đánh giá lại tư tưởng của Phan Châu Trinh. Từ chỗ được coi là một nhà cải lương, thiếu "sắt và máu", Phan Châu Trinh được đánh giá như một nhà yêu nước, nhà tư tưởng có chủ trương đường lối sáng suốt. Bằng chứng cho quá trình phản tư này chính là việc tên ông được lấy đặt cho một quỹ văn hóa đang ngày càng có uy tín và một trường đại học mang tinh thần khai phóng rất cao. Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh được rất nhiều trí thức trong và ngoài nước cộng hưởng.
![]() |
Tổng thống Mỹ Obama đã nhắc đến tư tưởng Phan Châu Trinh như đại diện cho tri thức Việt trong bài phát biểu của mình. Ảnh: Phạm Hải. |
- Việc một Tổng thống Mỹ như Obama nhắc tới tư tưởng Phan Châu Trinh gợi mở với chúng ta điều gì trong bối cảnh hiện nay, thưa GS?
- Thực tế, Obama không phải là lãnh đạo phương Tây đầu tiên nhắc tới tư tưởng Phan Châu Trinh. Trước đó, cũng đã có nhiều người khác xiển dương con đường mà Phan Châu Trinh lựa chọn. Điều này đặt ra cho chúng ta một yêu cầu phải quay lại, nhận thức lại và thực hành lại con đường mà Phan Châu Trinh đã lựa chọn cho Việt Nam.
Chúng ta đang hướng tới một nền kinh tế tri thức, với nỗ lực xây dựng nền văn hóa độc lập nhưng đa dạng, toàn diện và thông tuệ, với việc nhìn nhận vai trò động lực của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tất cả phải được đặt trên nền tảng dân chủ hóa, thế tục hóa, duy lý hóa và trong bối cảnh ngày nay cần nói thêm cả toàn cầu hóa nữa. Đó chính là khi chúng ta thực hiện được tư tưởng tiến bộ mà Phan Châu Trinh đã đề xướng.
Lê Văn
" alt=""/>Vì sao Obama nhắc tới Phan Châu Trinh trong bài phát biểu “chạm trái tim”?Chiều 6/7, tại Quy Nhơn (Bình Định), GS đoạt giải Nobel Hóa học năm 2002 Kurt Wuthrich trò chuyện với hàng trăm học sinh, sinh viên với chủ đề: “Cuộc đời khoa học của tôi - Từ Vật lý cộng hưởng từ hạt nhân đến protein và chẩn đoán y học”.
Lần đầu đến Việt Nam, chủ nhân giải Nobel Hóa học năm 2002 tỏ ra phấn chấn, hy vọng mang đến tình yêu đam mê khoa học cho giới trẻ.
Lật giở từng trang ký ức, vị giáo sư cho hay, thoạt đầu, ông mày mò nghiên cứu lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trải qua bao gian khó, ông lần lượt tốt nghiệp đại học ở các ngành hóa học, vật lý, toán học...
"Những phản ứng của cơ thể đối với sự căng thẳng trong các cuộc thi đấu thể thao đã đánh thức sự tò mò trong tôi. Tình cờ, tôi phát hiện thú vị hiện tượng vật lý của sự cộng hưởng từ hạt nhân có thể giúp trả lời nhiều câu hỏi. Khó có thể phỏng đoán được ai sẽ đoạt giải thưởng Nobel, bởi lẽ khoa học luôn vận động không ngừng", ông nói.
![]() |
GS Trần Thanh Vân (phải) - người sáng lập Hội Gặp gỡ Việt Nam trao đổi cùng với các nhà khoa học quốc tế đến Bình Định ngày 6/7. Ảnh: T.Hien. |
Theo vị giáo sư đoạt giải Nobel, thành công giữa thể thao và khoa học dường như là sự đối lập. Khi kiểm tra trình độ thể thao của người nào đó, bạn chỉ cần yêu cầu họ làm động tác, hoặc căn cứ huy chương hay kỷ lục đạt được. Ngược lại, với khoa học, cảm thấy thật sự yêu thích, đam mê tột cùng mới có cơ may thành công.
“Nếu không yêu thích, không ham mê nghiên cứu khoa học, tôi không có được thành công hôm nay”, ông thổ lộ.
GS Wüthrich cho rằng, ông từng bị đuổi khỏi trường học. Từ câu chuyện quá khứ của mình, ông đưa ra lời khuyên với các bạn trẻ là đừng bao giờ làm theo những gì người khác vạch sẵn. Đôi khi, chính những ý tưởng sáng tạo cá nhân, trí tò mò trở thành nhân tố quan trọng giúp bạn thành nhà khoa học thành công.
Kết thúc buổi giao lưu, vị giáo sư chia sẻ kinh nghiệm, khi quyết làm khoa học thì hãy vì niềm vui, nếu không các bạn sẽ buồn nhiều lắm, bởi khoa học luôn có những thất bại.
Nhân dịp đến Việt Nam lần này, ông hy vọng "truyền lửa", tạo động lực giúp các bạn trẻ đam mê nghiên cứu khoa học cơ bản, tâm huyết dồn sức đầu tư vào khoa học cơ bản.
Tại Hội nghị “Khoa học cơ bản và xã hội” ngày 7 và 8/7, ông cho hay sẽ kiến nghị với Chính phủ Việt Nam quan tâm đầu tư cho những bạn trẻ đam mê khoa học, chọn những người thật sự giỏi để đầu tư trong thời gian tới.
Theo Minh Hoàng(Zing)
Sáng 6/7, 2 nhà khoa học đoạt giải Nobel là: giáo sư Kurt Wüthrich (nhà Hóa học, Vật lí, Toán học người Thụy Sĩ) và giáo sư Jerome Isaac Friedman (nhà Vật lí người Mỹ) đã tới Việt Nam. |
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu tặng hoa tiếp đón giáo sư Jerome Isaac Friedman ngay khi ông vừa xuống sân bay. |
2 nhà khoa học đoạt giải Nobel đến Bình Định dịp này để tham dự Hội nghị quốc tế “Khoa học cơ bản và xã hội” - hội nghị quan trọng nhất của chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần XII năm 2016 diễn ra tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành.
Giáo sư Kurt Wüthrich đoạt giải Nobel Hóa học năm 2002 cùng các giáo sư Tanaka Koichi và John B.Fenn cho công trình nghiên cứu dùng phổ cộng hưởng từ để xác định cấu trúc ba chiều của các đại phân tử sinh học trong dung dịch. Hiện ông đang đảm nhiệm các chương trình và dự án nghiên cứu tại phòng thí nghiệm ở ETH Zurich và Viện Nghiên cứu Scripps tại La Jolla, California; là thành viên của ban Cố vấn Lễ hội Khoa học và Công nghệ Mỹ và là thành viên nước ngoài của Hội Hoàng gia Thụy Điển từ năm 2010.
Năm nay, có 1.894 tác phẩm gửi về dự Giải, trong đó, có 1.774 tác phẩm đủ điều kiện dự vòng Sơ khảo. Quá trình chấm Sơ khảo được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. 157 tác phẩm vào Chung khảo, được Hội đồng thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn 9 giải A, 24 giải B, 46 giải C, 45 giải khuyến khích.
Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, tác phẩm dự giải đã bám sát chủ đề lớn từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và mặt khác của đời sống đất nước, phản ánh đậm nét sự kiện quan trọng của đất nước.
Nhìn chung tác phẩm tham dự có chất lượng tốt, khá đồng đều, khoảng cách giữa báo chí Trung ương và báo chí địa phương được thu hẹp ở nhiều nhóm thể loại. Hầu hết tác phẩm bám sát thực tiễn, có tính thời sự cao, đi vào điểm nóng trong năm 2022.
Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, nội dung có tính phát hiện vấn đề mới, phản biện chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước; đề xuất nhiều giải pháp kiến tạo, cách làm hay có sức lan tỏa.
Các Liên chi hội, các cấp Hội lớn vẫn duy trì được chất lượng tác phẩm dự giải tốt như: Liên chi hội nhà báo Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, TTXVN, Bộ Công an, Bộ TT&TT, Báo QĐND, Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội, Hội Nhà báo TP.HCM...
Năm nay, ảnh báo chí có nhiều tác phẩm tốt hơn năm trước, đặc biệt ở một số đơn vị địa phương đã có sự đầu tư tốt cho tác phẩm, gửi bài dự thi nhiều hơn, có những bộ ảnh thể hiện tính phát hiện đề tài, cách thể hiện chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, bà Đỗ Thị Thu Hằng cũng nêu thực tế, vẫn còn tình trạng một số đơn vị gửi tác phẩm chưa đúng hướng dẫn, nhiều cấp Hội gửi tác phẩm rất muộn. Một số địa phương chưa dành thời gian nghiên cứu, lựa chọn những tác phẩm thật sự xuất sắc, nổi trội.
Về tác phẩm ảnh báo chí chưa đạt giải cao trong một số năm gần đây, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi chia sẻ, đây là thực tế của giải báo chí quốc gia và nhiều giải báo chí khác.
Hội đồng giải báo chí quốc gia đã nhiều lần đặt vấn đề này, ông Nguyễn Đức Lợi cho biết, so với các thể loại khác, số lượng tác phẩm ảnh báo chí gửi đến dự giải rất ít. Chất lượng của tác phẩm ảnh cũng không cao như mong đợi.
Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam bày tỏ sự trăn trở "đây là thực trạng đáng buồn", bởi ảnh báo chí là thể loại quan trọng, khi 1 bức ảnh có giá trị thông tin gấp nhiều lần chữ viết.
Ông Nguyễn Đức Lợi đánh giá, trên báo in và báo điện tử nhiều tác phẩm ảnh rất tốt, thời sự, kỹ thuật, nội dung hay nhưng không gửi dự giải mặc dù Hội đồng giải đã cố gắng ưu tiên thể loại này cho gửi trực tiếp đến Hội đồng giải mà không cần qua cấp chi hội.
Những năm qua Hội Nhà báo đã tổ chức một số hội thảo về ảnh báo chí, nhưng theo ông Lợi, điều quan trọng nhất là cần sự quan tâm của các cơ quan báo chí và nhà báo đến thể loại này.
Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII - năm 2022 được tổ chức trọng thể vào tối thứ 4 ngày 21/6 tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.