Câu chuyện bắt đầu từ đây, làm thế nào để có 1 tỷ đầu tiên? Mình là người rất thích tiết kiệm và đầu tư nên hễ cứ có tiền là mình gửi tiết kiệm ngay lập tức, kể cả số tiền ít.
Và với mức thu nhập vừa phải, điều quan trọng nhất là bạn phải quản lý chi tiêu thật hợp lý. Trong 5 năm đi làm, mình vẫn thuê nhà, ăn uống kết hợp tự nấu ăn và ăn ngoài, vẫn cafe mua sắm nhưng chỉ dừng lại nhu cầu thiết yếu chứ không hề xa xỉ. Sau gần 5 năm lãi mẹ lãi con, nay mình cũng đã có 1 tỷ đầu tiên trong tài khoản. Đấy bí quyết đơn giản chỉ là tiết kiệm thôi”.
Giải thích kỹ hơn về cách thức tiết kiệm, bạn trẻ này cho biết : “Mình gửi tiết kiệm rất đều, tháng nào nhận lương hay thưởng mình cũng gửi tiết kiệm, dù đó là số tiền ít. Sau năm một mình đã có gần 200 triệu tiết kiệm. Khi đó, mình đã bắt đầu có những khoản lãi đầu tiên, đời sống cũng thế mà nâng cao hơn, chi tiêu nâng lên 7-8 triệu đồng/tháng. Cứ thế năm 3, 4, 5 mỗi năm tăng chi tiêu lên một ít nhờ số tiền lãi. Đến trước lúc lấy chồng, mỗi tháng mình vẫn chi tiêu chưa đến 10 triệu đồng”.
Chia sẻ này đã nhận được hàng nghìn bình luận. Một bạn nhận xét: "K52 ra trường kiếm 1 tỷ trong 6 năm bằng phương pháp tiết kiệm, vậy là giỏi rồi. 5 năm tới mục tiêu phải kiếm được mỗi năm 1 tỷ bằng phương pháp đầu tư nhé!".
Hay có bạn tán đồng: "Mấu chốt là quản lí chi tiêu hợp lý và gửi tiết kiệm nhé các bạn. Mình cũng kiếm được 1 tỷ đầu tiên sau 4-5 năm ra trường, nhưng mình là K40 cơ. Giờ kiếm được bao nhiêu, trả tiền học cho con là cũng hết sạch luôn"...
Cũng có bạn nói rằng: "Thôi cách này mình thua. Mình chịu, không tiết kiệm được nên sẽ cố nghĩ cách tăng thu nhập vậy".
Tuy nhiên, rất nhiều trong số các bình luận, cả đùa và thật, bày tỏ rằng cảm thấy rất áp lực khi đọc câu chuyện này, bởi con số thu nhập hàng tháng khi mới ra trường của họ chỉ vài triệu đồng, và việc tài khoản có 1 tỷ đồng là việc xa vời, dù thời gian họ đã đi làm nhiều hơn cả con số 5 năm.
Áp lực kiếm tiền đè nặng lên người trẻ ở Việt Nam "một cách rất khác’
Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Chính sách công tại ĐH Harvard, anh Trần Hà Dương hiện là chuyên gia tư vấn chiến lược với kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn hàng đầu thế giới như Boston Consulting Group, LEK Consulting, Lazada Group.
Từ câu chuyện "kiếm được 1 tỷ đầu tiên" nói trên, anh Dương nói rằng dù từng du học ở Mỹ nhiều năm - một đất nước rất tư bản - nhưng kể từ khi trở về Việt Nam, anh mới cảm nhận được áp lực kiếm tiền đè nặng lên mọi người, đặc biệt là người trẻ, một cách rất khác.
"Nảy sinh vấn đề “peer pressure” (áp lực đồng lứa) tài chính cá nhân đối với các bạn trẻ, một phần theo mình là vì thước đo cuộc sống ổn định, hạnh phúc ở Việt Nam được gắn liền rất nhiều với việc sở hữu ngôi nhà của riêng mình, mà giá nhà ở Việt Nam ngày càng tăng phi mã so với thu nhập thực tế.
Một phần khác, ảnh hưởng nhiều hơn tới thế hệ trẻ, là vì có những người bằng tuổi các bạn mà có thể nổi tiếng và giàu lên nhanh chóng nhờ các nền tảng mạng xã hội hay bán hàng online”.
Theo anh Dương, Đối với các bạn học trường top như Ngoại thương có lẽ còn có áp lực phải có được một công việc có mức lương cao sau khi tốt nghiệp nữa để xứng đáng với kỳ vọng của mọi người và tấm bằng mình cầm trên tay.
“Tuy mình rất đồng cảm với các bạn về tài chính cá nhận là một việc rất quan trọng, nhưng áp lực kiếm tiền càng nhanh càng tốt để bắt kịp với xu hướng và những người xung quanh có thể khiến sức khỏe tinh thần của các bạn đi xuống rất nhiều, ảnh hưởng đến nhiều việc khác. Thế nên, việc có một tâm thế vững vàng hơn trước peer pressure về tài chính cá nhân là điều chúng ta nên rèn luyện thường xuyên”.
Do đó, có 3 bí quyết mà anh Dương muốn chia sẻ.
Đầu tiên là nhận ra áp lực tài chính hay được cụ thể hóa bằng những con số mà các bạn cảm thấy muốn có ngay lập tức, nên các bạn có thể thử nhìn những con số đó từ tâm thế dài hơi hơn.
Ví dụ, 1 tỷ tiết kiệm, hay mức lương $1.000/tháng chẳng hạn. Nghe thì có vẻ cao với các bạn mới ra trường, nhưng với nỗ lực và khả năng thực sự, mình nghĩ không phải là không thể để cuối cùng các bạn đạt được những con số đó. Việc chậm hơn người khác một vài năm thực ra không quá quan trọng như các bạn tưởng, vì cuộc đời mỗi người là cả một chặng đường dài vài chục năm cơ mà.
Cách thứ hai để thoát khỏi peer pressure một chút là nhận ra nó sẽ không bao giờ kết thúc nếu các bạn bị cuốn vào lối suy nghĩ đó. 1 tỷ có thể đáng kể, nhưng nó cũng chưa là gì với giá nhà ở Việt Nam. Đến khi có 1 tỷ, các bạn sẽ lại so sánh với những người có hơn nữa. Chưa kể tại sao chúng ta không so sánh với ở Mỹ chẳng hạn, 1 triệu USD mới là mục tiêu chứ đâu chỉ là 1 tỷ?
Thứ ba, là mình thấy có một bí mật mà nhiều bạn trẻ chưa tính đến mà chỉ có những người đi làm lâu năm một chút rồi mới nhận ra. Đó là nếu như trong những năm đầu của sự nghiệp, các bạn có thể đi chậm một chút về mặt kiếm tiền, nhưng đổi lại các bạn xây dựng được vững chãi những tài sản vô hình khác như kỹ năng, kinh nghiệm, mối quan hệ, về sau các bạn sẽ có thể chạm được tới những acsch kiếm tiền gấp nhiều lần về cả con số và khả năng bền vững.
Xác suất những người giàu chậm mà chắc thực ra cao hơn nhiều lần những người giàu sớm và nhanh - các bạn cứ nhìn vào thế hệ đi trước thì thấy”.
Nói thêm, anh Dương cho biết chính anh cũng luôn phải nhắc nhở bản thân là thành công và hạnh phúc luôn không chỉ được định nghĩa bởi tiền bạc, mặc dù điều đó là một phần rất quan trọng của cuộc sống.
“Mình hy vọng các bạn trẻ cũng vì đó mà bình tâm hơn, để theo đuổi những mục tiêu về tài chính mà không bị cuốn vào vòng xoáy của peer pressure”.
Gốc rễ phân hóa và xung đột
Trung Đông là nơi cư trú của nhiều cộng đồng văn hóa và sắc tộc khác nhau. Mặc dù nơi đây có nhiều tôn giáo khác nhau, song Hồi giáo chiếm ưu thế và là yếu tố quyết định từ sự hình thành và cấu kết của các tộc người, cho đến việc xây dựng các nhà nước Hồi giáo tại Trung Đông.
Sau khi Nhà tiên tri Mohammed qua đời, do ông không để lại di chúc về người kế vị mình, các tranh cãi, mâu thuẫn về quyền thừa kế đã khiến Hồi giáo tách ra thành hai dòng lớn là Sunni và Shiite với rất nhiều đối kháng về giáo thuyết và xung đột.
Dòng Hồi giáo Sunni do những người thuộc dòng họ Omeijad của Nhà tiên tri Mohammed đứng đầu. Cụm từ Sunni xuất phát từ cụm “Allah-Sunna” có nghĩa là “Con người của truyền thống”, ngụ ý thừa kế Nhà tiên tri Mohammed phải là người thuộc nòi giống của ông.
Dòng Shiite do Ali, con rể Nhà tiên tri đứng đầu. Cụm từ Shiite bắt nguồn từ “Shi’atu Ali”, có nghĩa là “tin theo Ali”, ngụ ý Ali mới là người thừa kế chính thức của Mohammed.
Từ tranh chấp trên đã dẫn đến sự khác biệt về việc chấp nhận các cuốn sách Hadith – thực chất là những bản ghi chép những lời dạy của Mohammed, dần dần là sự khác biệt, xung đột về các quan điểm chính trị, lý luận cũng như cách thực hiện các lễ nghi Hồi giáo.
Sự phân chia Hồi giáo thành hai dòng như trên là biến cố quan trọng nhất, gây xung đột nhiều nhất trong lịch sử tôn giáo này.
Ngày nay, sự phân hóa ngày càng sâu sắc, và làm nảy sinh nhiều trào lưu Hồi giáo, trong đó có các trào lưu Hồi giáo cấp tiến, Hồi giáo cực đoan, gốc rễ của các nhóm Hồi giáo khủng bố hiện nay, chống lại các nhóm Hồi giáo khác và chống lại cả Mỹ và phương Tây.
Nơi đối đầu của các giá trị
Là điểm giáp nối của các nền văn minh lớn như Hi Lạp-La Mã, Lưỡng Hà và Trung Hoa, Trung Đông luôn xảy ra những cuộc đụng độ gay gắt nhất về giá trị giữa Kitô giáo và Hồi giáo, giữa nền văn minh phương Tây và văn minh Ảrập.
Về thể chế, phương Tây mà đại diện là Mỹ chủ trương tách tôn giáo khỏi chính trị, trong khi phía Hồi giáo lại tuân thủ việc xây dựng nhà nước dựa trên luật Hồi giáo Sharia, thế quyền không tách khỏi thần quyền.
Năm 1948, Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người, trong đó quyền con người được đề cao theo tinh thần Kitô giáo. Tuy nhiên, người Hồi giáo cho rằng tuyên ngôn là cách hiểu thế tục truyền thống Do Thái giáo và Kitô giáo, người Hồi giáo không thể tuân theo vì nó vi phạm Luật Sharia và Kinh Koran.
Do vậy, các nước Hồi giáo đã ra Tuyên bố riêng (Tuyên bố Cairo năm 1990) về quyền con người trong Hồi giáo. Dù đã có sự điều chỉnh, song quan điểm về quyền con người giữa các văn kiện của hai phía vẫn cách xa nhau.
Ngoài ra, phương Tây còn liên tục quảng bá các giá trị của mình vốn đi ngược các giá trị của Hồi giáo vào khu vực Trung Đông. Họ đã tiến hành một số cuộc chiến tranh khiến nhiều người Hồi giáo thiệt mạng; tiến hành các hoạt động lật đổ chính quyền nhằm xây dựng các thể chế Hồi giáo dân chủ theo kiểu phương Tây.
Những hành động này đã kích động tinh thần chống đối và hận thù trong những người Hồi giáo theo quan điểm cực đoan và làm nảy sinh các nhóm Hồi giáo khủng bố chống lại phương Tây và cả các nhà nước Hồi giáo thân phương Tây.
Như vậy, nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện các nhóm Hồi giáo cực đoan là mâu thuẫn nội tại của Hồi giáo và mâu thuẫn giá trị giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Ngoài ra, đó còn là sự can thiệp từ bên ngoài vào khu vực Trung Đông vốn đã đầy rẫy những mâu thuẫn và bất ổn.
Chính vì vậy, sự xuất hiện các nhóm Hồi giáo cực đoan dường như sẽ không bao giờ kết thúc. Nhóm này tàn lụi, nhóm khác sẽ ra đời, bởi các yếu tố thúc đẩy tiến trình này không thể xóa bỏ.
Nguyên Phong
Chính quyền Tổng thống Donald Trump, hôm nay (8/4), chính thức coi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là một tổ chức khủng bố.
" alt=""/>Vì sao gốc rễ của Hồi giáo cực đoan khó xóa bỏTrong khi chờ đợi tìm GĐTT mới, Rummenigge hỗ trợ tân CEO Jan-Christian Dreesen lên kế hoạch chi tiết về các mục tiêu chuyển nhượng.
Có ít nhất 3 gương mặt được nhà vô địch bóng đá Đức liên hệ với mong muốn sớm hoàn tất hợp đồng.
Một trong những thương vụ đầu tiên được Bayern tiếp cận là tiền đạo Dusan Vlahovic.
CLB xứ Bavaria rất cần trung phong mới để lấp vào khoảng trống mà Robert Lewandowski để lại từ một năm trước.
Sadio Mane gây nhiều thất vọng nên bị rao bán. Bayern chọn Vlahovic, một mẫu cầu thủ nhạy bén trong vòng cấm địa đối phương.
Vlahovic không thoải mái ở Juventus. Hơn nữa, "Bà đầm già" không dự Champions League mùa sau nên tiền đạo người Serbie háo hức chuyển đến Bayern.
Trường hợp thứ hai được đánh giá có thể trở thành bản hợp đồng đắt giá nhất lịch sử CLB và bóng đáĐức, tiền vệ Declan Rice.
HLV Thomas Tuchel thích phong cách thi đấu của Rice. Rummenigge và Dreesen cam kết mang cầu thủ người Anh gia nhập Allianz Arena.
Báo chí Đức tiến lộ, Bayern sẽ dứt điểm quá trình đàm phán về Declan Rice với West Ham sau trận chung kết Conference League (7/6).
Tổng chi phí cho thương vụ Declan Ricecó thể tốn của nhà vô địch Bundesliga số tiền lên đến 110 triệu euro.
"Bom tấn" thứ 3 mà Rummenigge dự định hoàn tất là cầu thủ chạy cánh phải Raphael Guerreiro, theo dạng chuyển nhượng tự do.
Guerreiro vừa xác nhận chia tay Dortmund khi hợp đồng giữa hai bên hết hạn vào cuối tháng này, nhưng chưa quyết định chính xác bến đỗ mới.
Cầu thủ 29 tuổi người Bồ Đào Nha sẽ giúp Bayern tăng chiều sâu đội hình, hướng đến danh hiệu Bundesliga thứ 12 liên tiếp và đua tranh chức vô địch Champions League.