Cuốn sách Người thu gió do ETS - tủ sách giáo dục STEM (Alphabooks) phát hành là câu chuyện phi thường mà có thực về óc sáng tạo của con người và khả năng vượt qua nghịch cảnh.Đây là một cuốn hồi ký, mà ở đó nhân vật chính – cũng là đồng tác giả – William Kamkwamba, đã kể về chặng đường đời từ cậu bé nghèo ở một quốc gia châu Phi kém phát triển trở thành một hình mẫu vượt lên số phận bằng lòng đam mê, việc đọc sách, và quan trọng hơn tất cả là bắt tay vào làm theo như tinh thần của giáo dục STEM (trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học).
 |
William Kamkwamba bên sáng chế đầu tiên của mình. |
Cậu bé thất học ham mê đọc sách
William Kamkwamba sinh ra và lớn lên ở Masitala, làng quê nhỏ bé và nghèo khó của nước Malawi (Châu Phi). Trước khi chế tạo cối xay gió, Kamkwamba nuôi ước mơ trở thành thợ chữa xe hơi.
14 tuổi, Kamkwamba buộc phải thôi học trường công lập vì gia đình cậu không thể chi trả khoản học phí 80 USD. Năm 2001 - lúc ấy cậu nghĩ cuộc đời mình sẽ chỉ mãi gắn bó với những cánh đồng. Nhưng hạn hán kéo đến khiến cả gia đình cậu và dân làng rơi vào cảnh đói kém. Hàng xóm và bạn bè của Kamkwamba lần lượt qua đời.
Vào mùa tiếp theo, trời có mưa và cây trồng dần tươi xanh trở lại nhưng gia đình Kamkwamba vẫn không có tiền đóng học phí. Cậu không được tới trường, thời gian rảnh, Kamkwamba bắt đầu đến thăm thư viện làng. Ở đó cậu đọc được hai cuốn sách giáo khoa viết về việc tạo ra điện. Hình ảnh những chiếc cối xay gió ở bìa cuốn sách gây ấn tượng đặc biệt cho Kamkwamba.
 |
Sản phẩm đầu tay của anh Kamkwamba. |
Kamkwamba nghĩ rằng một chiếc cối xay gió sẽ giải quyết được nhiều vấn đề cho bố mẹ cậu và sáu chị em gái. Cậu quyết định sẽ làm một chiếc cối xay gió với nguyên liệu là ống nhựa PVC, các bộ phận của chiếc xe hơi và xe đạp gỉ sắt. Ban đầu Kamkwamba làm một mô hình nhỏ. Sau đó cậu dành nhiều tuần lễ làm các bộ phận để tạo ra chiếc cối xay gió thật sự. Có cối xay gió, Kamkwamba có thể thức khuya đọc sách mà không phải đi ngủ từ lúc 7 giờ tối như đa số người dân Malawi.
Không chỉ tạo ra điện để tiết kiệm tiền cho gia đình và giảm những nguy cơ sức khỏe của việc thắp sáng bằng dầu hỏa, Kamkwamba còn dùng điện để bơm nước từ giếng sâu tưới cho cánh đồng ngô và thuốc lá của gia đình. Nhờ đó, gia đình Kamkwamba đỡ lo hơn trước sự tàn bạo của thiên nhiên và có thể trồng thêm một vụ mùa nữa.
Từ ý định khiêm tốn ban đầu, cuối cùng Kamkwamba đã có những thiết kế rất lớn lao. Hiện nay Kamkwamba chế tạo ra ba cối xay gió, đủ để tạo điện thắp sáng cho vài bóng đèn trong nhà, chạy đài và tivi, bơm nước cho các cánh đồng trong làng và cho sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân.
Câu chuyện về Kamkwamba được lan rộng ra khỏi ngôi làng bé nhỏ và cuối năm 2006, một nhân viên giáo dục đến thăm cậu và rất sửng sốt khi biết Kamkwamba bỏ học suốt 5 năm qua. Nhân viên này sắp xếp cho Kamkwamba đi học trường cấp II theo chi trả của chính phủ và còn cử phóng viên đến viết bài về chiếc cối xay gió.
Năm 2007, khi cậu 19 tuổi, với vốn Tiếng Anh bập bẹ và ngại ngùng, Kamkwamba đã có bài nói chuyện đầu tiên trên TED Talk. Sau đó 2 năm, cũng trên chương trình này, Kamkwamba đã nói chuyện tự tin hơn rất nhiều. Năm 2013, Tạp chí TIMES đã đưa Kamkwamba vào danh sách những người thay đổi thế giới khi dưới 30 tuổi (30 People Under 30 Changing The World).
Sách sẽ hữu ích cho những người biết đọc
TS. Đặng Văn Sơn – Nghiên cứu viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, Nhà sáng lập Học viện Sáng tạo S3 chia sẻ, có rất nhiều cách để sống qua khó khăn, đói kém, thất học. Có người bi quan, có người bỏ đi, có người vui vẻ chấp nhận. Nhưng cách của William Kamkwamka lại hoàn toàn khác: Tìm được niềm đam mê của mình là đọc sách và làm STEM.
 |
Kamkwamba trở thành người truyền cảm hứng, như một sự nhắc nhở về văn hoá đọc với nhiều người. |
“Ở đất nước châu Phi xa xôi ấy, cậu thiếu niên William không có đủ tiền để theo học tiếp, nền tảng tiếng Anh cũng rất yếu. Nhưng, vượt qua trở ngại, cậu vẫn đến thư viện, tìm đọc các cuốn sách khoa học cũ bằng tiếng Anh, tự tìm cách để dịch các từ tiếng Anh chuyên ngành. Chính những ngày bới cả bãi rác thải để tìm linh kiện trong khi dân làng và cả gia đình nghĩ rằng cậu có vấn đề về thần kinh lại là lúc mà năng lượng tích cực của William đang ở mức cao nhất, niềm đam mê không còn giới hạn”, TS. Đặng Văn Sơn chia sẻ.
Xét từ góc độ khoa học, chiếc máy phát điện gió của William không phải là sản phẩm của sự sáng tạo khoa học kỹ thuật quá cao, nhưng đối với một chàng thiếu niên 14-15 tuổi đó là cả một gia tài của sự đam mê và khao khát làm nên một điều gì đó có ích. Nhờ những cố gắng không mệt mỏi, thậm chí phải chấp nhận bị chế nhạo, nhờ sự chân thành và may mắn được các nhà khoa học, giới truyền thông và các tổ chức quốc tế quan tâm, chàng trai vô danh ở một vùng quê nghèo với vốn liếng tiếng Anh còn hạn chế, chưa có nổi một chiếc áo sơ mi trắng và chưa bao giờ được đi máy bay, ở khách sạn bỗng thành người của công chúng. Sự xuất hiện trên các phương tiện truyền thông biến anh thành người truyền cảm hứng.
Trong những thập kỷ gần đây, giáo dục STEM đã được đẩy mạnh tại các quốc gia phát triển và lan sang các quốc gia đang phát triển tại châu Á và châu Phi. Giáo dục STEM được thúc đẩy bởi đơn giản nó sẽ hỗ trợ và tạo động lực cho những con người như William Kamkwamka, nhân vật chính trong hồi ký Người thu gió.
“Người thu gió thực ra lại là người truyền năng lượng, một thứ năng lượng sống tích cực được soi bởi ánh sáng của khoa học và sưởi ấm bằng tinh thần nhân loại đẹp đẽ.
Thiết nghĩ, không phải chờ tới khi vào đại học, mà các bạn trẻ từ bậc trung học đã có thể tìm đến với cuốn sách này như một người bạn tin cậy, một người truyền cảm hứng. Và những người không còn trẻ, sẽ thấy bóng dáng của mình trong đó, để nuôi giữ những khát vọng và đam mê trong thông điệp về việc vượt lên số phận, sẻ chia, giúp đỡ con người trên khắp hành tinh này. Đó chẳng cũng chính là đích đến chung trong hành trình làm cho cuộc sống của mỗi người tốt và đẹp hơn sao?” , TS. Đặng Văn Sơn nói.
 |
Cuốn 'Người thu gió' được nhiều trường đại học của Mỹ đưa vào danh mục sách cần đọc. |
Cuốn Người thu gió được nhiều trường đại học của Mỹ đưa vào danh mục sách cần đọc cho tất cả sinh viên mới vào trường. Nó là nguồn cảm hứng cho bất cứ ai còn đang nghi ngại sức mạnh của khả năng có trong mỗi cá nhân để làm thay đổi cộng đồng của mình và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người xung quanh.
Sách không bao giờ là thừa, và luôn hữu ích ở bất cứ nơi đâu miễn là có người biết đọc. Những vùng nghèo khó lại rất cần kiến thức về kỹ thuật.
Tình Lê

Khát vọng lan toả văn hoá đọc của nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương
Nhạc sĩ Hà Chương bằng mong muốn những lời ca của mình sẽ lan toả tới bạn đọc ý nghĩa của việc đọc sách, khát vọng, ý chí của con người.
" alt=""/>Cậu bé ham mê đọc sách đã đổi đời cho ngôi làng nghèo khó
sạc điện ở đâu?", hãng Vinfast đưa ra 3 lựa chọn cho khách hàng, gồm: sạc tại các trạm sạc nhanh, cổng sạc công cộng do hãng xe xây dựng; sạc bằng cổng sạc di động mang theo xe; và bộ sạc treo tường đặt tại nhà.Ba lựa chọn trên có sự khác biệt xoay quanh thời gian sạc. Trạm sạc nhanh có thời gian sạc đạt đến 70% pin từ mức 10% là 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Cùng dung lượng này, bộ sạc di động cần từ 7 đến 11 tiếng, và sạc treo tường là khoảng 3 tiếng 15 phút.
Như vậy, khác với ô tô chạy xăng, dầu có thể đổ nhiên liệu ở bất cứ đâu có cây xăng và thời gian chỉ vài phút. Giờ đây người dùng ô tô điện sẽ phải tính toán nơi ở, điểm đến, chỗ dừng nghỉ để sạc điện. Nếu nhàn rỗi thì đơn giản, nhưng với người bận rộn, đôi lúc bị công việc cuốn đi thì việc phải thêm một quỹ thời gian cho việc sạc ô tô quả là đau đầu.
Sự quan trọng của chỗ sạc điện có thể thấy ngay bằng hình ảnh ở Trung Quốc, tại một số nơi khi người dân quá dễ dàng mua được ô tô điện dẫn tới thiếu trạm sạc, họ đã sáng tạo ra cách sạc không tưởng như: ròng dây điện từ trên tầng cao xuống sân chung cư, sạc ngay tại cột điện..v..v
 |
Hình ảnh "sáng tạo" sạc ô tô điện ở Trung Quốc gây cười vì tiềm ẩn rủi ro an toàn |
Bên cạnh đó, việc nhiều hãng xe cùng bán ô tô điện tiếp tục đặt ra câu hỏi: liệu có thể cùng sạc chung một trụ sạc? Hiện tại, mới chỉ có Vinfast đầu tư xây dựng các trạm sạc trên cả nước dùng cổng cắm điện xoay chiều AC Type 2, hay còn gọi là chuẩn J1772 phù hợp với nhiều dòng ô tô điện (trừ Tesla). Vì thế, người mua đang chờ đợi câu trả lời của hãng xe Việt về cách thức chia sẻ trạm sạc với các đối thủ.
Ai mới nên dùng ô tô điện?
Từ việc sạc điện không đơn giản như ô tô chạy xăng dầu, chúng ta cần đặt tiếp câu hỏi "ai mới nên dùng ô tô điện?". Hẳn đa số sẽ nghĩ đến ô tô điện chỉ phù hợp hoạt động quanh quẩn thành phố, nơi ở là chính dù hãng xe nói sẽ lắp đặt đầy đủ ở khắp các tỉnh thành, trạm dừng nghỉ.
Với bộ pin dung lượng 42kWh, xe ô tô điện VF e34 có thể đi được quãng đường tối đa khoảng 285km sau mỗi lần sạc đầy. Thậm chí có những mẫu xe như Tesla Model X có tầm hoạt động là 580 km, hay Porsche Taycan là 400 km.
 |
Ô tô điện sẽ khó phổ cập nếu thiếu trạm sạc |
Về lý thuyết, người dùng xe VF e34 chỉ đi lại hàng ngày dưới 100 km sẽ tiêu thụ khoảng 40-50% dung lượng pin. Sẽ không thành vấn đề nếu sau đó chủ xe cắm cắm sạc tại trạm sạc nhanh hoặc cắm sạc ở nhà qua đêm.
Tuy nhiên, với thực tế các đô thị ở Việt Nam đang tồn tại kiểu nhà ống mặt tiền hẹp, hay chung cư kiểu cũ thiếu bãi đỗ xe thì có thêm những trạm sạc nhanh sẽ rất khó khăn và tốn kém. Ngay cả đô thị Vinhomes thuộc hệ sinh thái xe Vinfast cũng đang tồn tại tình trạng thiếu chỗ để xe, không lấy gì đảm bảo chỗ sạc điện sẽ luôn được dành cho ô tô điện hay sẽ bị tranh chấp bởi những chiếc xe khác không dùng điện.
Tin vui là theo báo cáo của Consumer Reports - một tổ chức người tiêu dùng phi lợi nhuận của Mỹ chuyên về thử nghiệm sản phẩm độc lập, hầu hết các lái xe ở Mỹ đi ít hơn 64 km một ngày, khiến cho một chiếc ô tô điện có dung lượng pin tầm ngắn cũng phù hợp với hầu hết cư dân thành thị hoặc các gia đình cần một chiếc ô tô thứ hai.
Đối với người dùng ô tô điện cho quãng đường dài, kế hoạch xây 40.000 trụ sạc điện trên khắp cả nước và tiếp tục tăng thêm của Vinfast là để đưa ô tô điện thuận tiện như xe động cơ đốt trong. Nhưng khi công nghệ sạc điện siêu nhanh vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và khó triển khai rộng khắp trong thời gian ngắn, thì tài xế vẫn phải vận dụng đầu óc để tính toán đường đi, chỗ nghỉ để tranh thủ nạp điện. Điều này với nam giới có thể quen, nhưng sẽ là thử thách cho chị em. Consumer Reports đã kết luận ô tô điện hiện chưa được giới tài xế lái xe đường dài đưa vào lựa chọn vì lý do tốn thời gian sạc.
Ô tô điện cũng ngốn điện cho những nhu cầu căn bản ngoài việc lăn bánh
Xe điện, đúng như tên gọi của nó là dùng nguồn điện lưu trữ trong bộ pin để nuôi hoạt động của động cơ. Thế nhưng, một chiếc ô tô đúng nghĩa không chỉ lăn bánh mà nó cũng phải phục vụ những nhu cầu quen thuộc ngày nay của người dùng như: bật máy lạnh, sưởi ấm, giải trí.
Tạp chí Car and Drive đã có thử nghiệm khá thực tế trên các mẫu xe điện, và nhận thấy rằng, quãng đường ô tô điện đi được tỷ lệ nghịch với lượng điện tiêu thụ.
Ví dụ như xe Tesla Model 3 trang bị lò sưởi điện, khi trời lạnh xe có thể giảm đến 30% quãng đường di chuyển nếu bật nấc cao nhất và giảm 20% khi để tự động. Ngoài ra, các hệ thống hỗ trợ như Autopilot, giải trí, kết nối không dây... cũng cần tiêu thụ điện và nguồn chia sẻ năng lượng duy nhất tất nhiên vẫn là bộ pin. Rõ ràng, xe càng nhiều option, ô tô điện sẽ càng phải chia sẻ nguồn pin bên cạnh dùng cho động cơ, và dẫn đến quãng đường đi sẽ giảm. Còn nếu cắt giảm các trang bị tiện nghi, công nghệ, chẳng khác nào khiến khách hàng quay lại với ô tô động cơ đốt trong.
Không phải gara nào cũng sửa được ô tô điện
Đây là một thực tế hiện hữu bởi theo khảo sát của phóng viên VietNamNet tại các gara lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội, phần lớn chủ gara cho biết chưa từng được tiếp xúc với ô tô điện nên gần như không có kinh nghiệm sửa chữa nếu được yêu cầu. Trong khi đó, lượng tiêu thụ ô tô động cơ xăng dầu ở Việt Nam vẫn còn dư địa rất lớn (đến nay đã đạt hơn 400.000 xe/năm), cộng thêm tiêu chuẩn khí thải chưa khắt khe nên ô tô cũ còn "đất sống" khỏe. Đó cũng là lý do khiến nhiều chủ xưởng gara không có nhu cầu chuyển đổi để chạy theo một sản phẩm còn quá mới.
Về vấn đề này, PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, Bộ môn Ô tô và xe chuyên dùng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lại cho rằng không đáng ngại, bởi ô tô điện khi được bán ra thị trường thì các hãng xe sẽ tự phải đảm bảo kiến thức, kỹ năng cho nhân viên các đại lý. “Ô tô điện có nhiều điểm lợi hơn động cơ đốt trong như công suất mạnh, không bị khống chế mô-men xoắn, pin đặt ở sàn có lợi thế về trọng tâm tăng độ an toàn, dễ lái, dễ cập nhật công nghệ và nhất là bảo dưỡng định kỳ không tốn kém’, PGS. TS Phúc nhận định.
Chi phí dùng ô tô điện sẽ thêm khoản thuê pin
Nếu như ô tô dùng động cơ xăng, dầu thường được chẻ chi phí như: nhiên liệu, gửi xe, bảo dưỡng, phí đường bộ, đăng kiểm, thì ô tô điện cũng có chi phí tương tự, nhưng có thêm khoản tiền thuê pin.
VinFast cho biết khách hàng mua xe VF e34 có thể sử dụng gói thuê bao pin là 1.450.000 đồng/tháng dành cho quãng đường di chuyển 1.400km (mức di chuyển trung bình ít nhất của 1 xe ô tô trong 1 tháng). Nếu đi quá quãng đường 1.400km, khách hàng trả thêm 998 đồng/km.
Chi phí tiền điện sạc xe là 484 đồng/km (tính theo mức giá điện sinh hoạt bậc 5 hiện nay là 3.117 đồng/kW và mức tiêu hao năng lượng trung bình 15,52 kW/100km). Tính chung theo từng km, tổng chi phí vận hành ô tô điện VinFast VF e34 (gồm thuê pin và sạc điện) là 1.482 đồng/km, rẻ hơn so với một chiếc xe xăng có mức tiêu hao nhiên liệu trung bình 7,8 lít/100km, tiền đổ xăng sẽ là 1.631 đồng/km.
Tuy nhiên, với những người ít dùng xe thường xuyên thì tiền thuê pin sẽ trở nên tốn kém so với việc đổ nhiên liệu 500.000 đồng đến 1 triệu đồng chạy cả tháng. Chưa kể phải việc phải bỏ thêm tiền đầu tư cải tạo lại hệ thống điện trong nhà nếu muốn lắp thêm bộ sạc.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Sau Porsche Taycan và VinFast VF e34, hàng loạt xe ô tô điện sắp đổ bộ thị trường Việt Nam
Sau màn ra mắt chính thức của VinFast VF e34, hàng loạt mẫu xe ô tô điện sẽ sớm ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối năm nay và trong năm 2022.
" alt=""/>Những mối lo mà người Việt phải đối mặt nếu mua ô tô điện