
Và hai trong số những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc là Alibaba và Baidu cũng không muốn chịu thua trong cuộc chạy đua này.
Alibaba có thể được biết đến nhiều nhất là công ty đứng sau trang thương mại điện tử thống trị Trung Quốc, nhưng công ty này cũng cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và đã làm việc về điện toán lượng tử trong nhiều năm. Vào năm 2015, Alibaba cũng đã chính thức mở trung tâm nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này.
 |
Giám đốc Công nghệ (CTO) Alibaba Jeff Zhang giới thiệu chip Hanguang 800 vào tháng 9 này. Hanguang 800 do viện nghiên cứu DAMO Academy (được Alibaba thành lập vào cuối năm 2017) và T-Head, đơn vị bán dẫn chuyên biệt của Alibaba, phát triển. |
Phòng thí nghiệm điện toán lượng tử Alibaba được thành lập bởi đơn vị phụ trách điện toán đám mây của Alibaba và Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc (CAS), đây cũng là công ty đầu tiên thuộc loại này ở châu Á.
Nhưng họ vẫn bị bỏ lại ở phía sau khi nó bắt đầu, cùng năm được thành lập, các nhà khoa học tại Google tuyên bố rằng họ đã tìm ra thuật toán lượng tử nhanh hơn 100 triệu lần so với thuật toán cổ điển tương đương.
Không nản lòng, Alibaba đã rót 15 tỷ USD vào nghiên cứu công nghệ thế hệ tiếp theo, bao gồm AI và công nghệ lượng tử.
Vào năm 2018, Alibaba đã ra mắt điện toán đám mây lượng tử, bao gồm bộ xử lý lượng tử với 11 bit lượng tử (qubit). Nó là máy tính lượng tử mạnh thứ hai sau máy 20 qubit của IBM.
Shi Yaoyun, nhà khoa học công nghệ lượng tử trưởng tại Alibaba Cloud cho biết, tại thời điểm đó, dịch vụ này là để thử nghiệm các bộ xử lý và phát triển các công cụ, phần mềm lượng tử. Công ty cũng bắt đầu đầu tư vào công nghệ chip cũng như AI và công nghệ lượng tử.
Baidu cũng không muốn mất phần trong "miếng bánh" lượng tử, họ cũng đã khai trương trung tâm nghiên cứu máy tính lượng tử của riêng mình vào năm 2018.
Phòng thí nghiệm được giáo sư Duan Runyao hỗ trợ, ông nói rằng ông muốn biến Viện tính toán lượng tử của Baidu thành một tổ chức đẳng cấp thế giới vào năm 2023.
Duan cũng có kế hoạch tích hợp dần tính toán lượng tử vào các khía cạnh khác trong hoạt động kinh doanh của Baidu từ các công cụ tìm kiếm đến các dạng phương tiện tự hành.
 |
Baidu đã thử nghiệm dự án xe tự lái Apollo, nhưng gã khổng lồ này vẫn là người mới trong "trò chơi công nghệ lượng tử". |
Chính phủ Trung Quốc cũng thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu lượng tử bằng cách xây dựng Phòng thí nghiệm quốc gia về Công nghệ lượng tử trị giá 10 tỷ USD tại thành phố Hợp Phì.
Trong năm 2017, Trung Quốc đã có gần gấp đôi số hồ sơ bằng sáng chế về công nghệ lượng tử so với Hoa Kỳ, theo công ty phân tích thị trường Patinformatics .
Quốc gia này cũng đã phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên có tên Micius, cho phép thực hiện cuộc gọi video được mã hóa lượng tử giữa Bắc Kinh và Vienna (thủ đô và đồng thời cũng là một tiểu bang của nước Áo). Đồng thời sử dụng kết hợp truyền dẫn vệ tinh và các tuyến cáp quang được thiết kế để truyền thông tin mã hóa lượng tử.
Cho đến nay, các công ty phương Tây vẫn chiến thắng khi bổ sung nhiều qubit nhất có thể vào máy tính của họ.
Thử nghiệm của Google về ưu thế lượng tử tối cao đã được chạy trên bộ xử lý 54 qubit có tên là "Sycamore", nhưng vào năm ngoái, họ còn tiết lộ một con chip 72 qubit.
Còn IBM thì tuyên bố rằng họ sẽ sớm cung cấp một máy tính lượng tử 53 qubit cho các khách hàng của mình.
Nhưng số qubit không phải là tất cả. Các chuyên gia chỉ ra rằng để có thể thực hiện tính toán một cách chính xác, các qubit cần phải hoạt động hoàn hảo.
Trong thực tế, công việc thường có rất nhiều lỗi phải sửa và càng có nhiều qubit thì càng khó sửa chúng.
Theo Trí Thức Trẻ

IBM "tố" Google thổi phồng năng lực của máy tính lượng tử
Trong một bài đăng mới đây trên tạp chí Nature, Google nói rằng chiếc máy tính lượng tử mà họ đang phát triển có khả năng giải được bài toán siêu khó trong 200 giây mà máy tính truyền thống phải mất 10.000 năm mới giải được.
" alt=""/>Không chịu thua Google, Alibaba và Baidu chính thức tham gia cuộc đua máy tính lượng tử
 tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành về chống gian lận xuất xứ đối với vụ việc Asanzo. Chủ trì buổi họp là ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Hải quan, Ủy viên Ban chỉ đạo 389 Quốc gia.</p><h3>)
Mở đầu, Tổng cục Hải quan đưa ra báo cáo điều tra ban đầu xác minh về vụ việc Asanzo. Những báo cáo này liên quan đến việc giả mạo xuất xứ, vi phạm bảo hộ nhãn hiệu công nghiệp, cáo buộc "lừa dối người tiêu dùng", sử dụng danh xưng "hàng Việt Nam chất lượng cao"...
Những kết quả này đã lần lượt được các cơ quan như hải quan, thuế, quản lý thị trường... công bố trong thời gian gần đây. Sau đó, đại diện các bộ, ngành sẽ có ý kiến về kết luận ban đầu.
.jpg) |
Việc lắp ráp sản phẩm của Asanzo, theo cơ quan hải quan, đều không có dây chuyền hiện đại. |
Về cáo buộc Asanzo "lừa dối người tiêu dùng", cơ quan hải quan cho biết quy trình lắp ráp của doanh nghiệp này không như quảng cáo. Việc lắp ráp TV, điều hòa nhiệt độ, máy xay sinh tố... đều diễn ra trên các bàn thủ công, không có dây chuyền hiện đại.
Các sản phẩm nêu trên, Asanzo không tự sản xuất mà chủ yếu nhập linh kiện từ các doanh nghiệp trong nước rồi lắp ráp thủ công để tạo thành hàng hóa hoàn chỉnh, bán ra thị trường. Những linh kiện trên chủ yếu được một số doanh nghiệp khác nhập khẩu từ Trung Quốc, rồi bán lại cho Asanzo.
Hải quan cho rằng việc tự lắp ráp thủ công các sản phẩm trong nước tạo ra hàm lượng giá trị gia tăng không cao, chỉ khoảng 1-2%, do đó căn cứ vào các quy định thì không thể cho rằng đây là sản phẩm "made in Vietnam", có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ hàng hóa.
Nói thêm về phần này, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh theo kết quả điều tra thì Asanzo giả mạo xuất xứ cả những điều lô hàng trong nước và xuất đi ngoài nước.
"Cả linh kiện, tem nhãn, phiếu bảo hành cũng in ở nước ngoài. Trong nước chỉ là công đoạn lắp ráp rất đơn giản thôi", ông Cẩn nói.
Đề nghị phạt và truy thu 47 tỷ đồng tiền thuế
Về thuế, theo kết luận Thanh tra thuế số 650/KLTT-CT ký ngày 15/10 của Cục Thuế TP.HCM và các hồ sơ liên quan cho thấy Asanzo thành lập 19 công ty liên kết do gia đình và nhân viên đứng tên để nhập hàng về bán lại cho Asanzo.
Cụ thể, Asanzo mua linh kiện điện lạnh từ các công ty Trần Thoàn, công ty Việt Tài, công ty An Thiên, sau đó gia công lại một phần rồi lắp ráp thành phẩm, dán tem Asanzo và bán cho doanh nghiệp cũng thuộc tập đoàn Asanzo.
 |
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Ảnh: Văn Hưng. |
Mua "linh kiện" nhưng Asanzo lại ghi nội dung hóa đơn là "mặt hàng thành phẩm" để không khai thuế tiêu thụ đặc biệt, sau đó bán hàng thành phẩm không xuất hóa đơn.
Do đó, Cục Thuế TP.HCM đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Asanzo với các hành vi vi phạm về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, về giao dịch liên kết, về bán hàng không xuất hóa đơn, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, mua linh kiện rồi thuê gia công lắp ráp nhưng không kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt…
Ngoài ra, Asanzo còn bị xử phạt với tình tiết tăng nặng do có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm. Tổng số tiền phạt, truy thu, chậm nộp của Asanzo là 47,6 tỷ đồng.
Trong đó, truy thu thuế giá trị gia tăng là 21,3 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp là 7,7 tỷ đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt là 11,5 tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân là 10,3 tỷ đồng, số tiền chậm nộp là 1,6 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính về thuế là 5,4 tỷ đồng...
Trước đó, ngày 24/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu 3 Bộ Công an, Công Thương và Tài chính làm rõ phản ánh của báo chí về vụ việc Asanzo, báo cáo trước ngày 30/7.
Đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa công bố kết luận cuối cùng về vụ việc. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia, yêu cầu ngày 30/10 tới, cơ quan chức năng sẽ có công bố kết luận cuối cùng về vụ việc Asanzo.
" alt=""/>Công bố kết quả điều tra ban đầu vụ Asanzo