Ca sĩ Hương Tràm đăng tải lên trang cá nhân những hình ảnh nóng bỏng cùng bikini.
Ca sĩ Hương Tràm đăng tải lên trang cá nhân những hình ảnh nóng bỏng cùng bikini.
Trong buổi lễ khai trương GB Studio, ngoài công bố hợp tác giữa hai bên, sự kiện sẽ còn có những hoạt động khác như ký kết, giới thiệu sản phẩm cùng các đối tác VTVlive và Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam, hé lộ những hướng đi sắp tới của công ty cổ phần công nghệ GTV và công ty cổ phần công nghệ BEATVN.
Văn phòng GB Studio đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển của GTV và BEATVN tại Việt Nam, giúp cho không chỉ cộng đồng mạng mà cả các nhà đầu tư, khách hàng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với nguồn thông tin chính thống từ phía công ty. Đây sẽ là nơi phát triển lĩnh vực Livestream trên các mạng xã hội, mang đến những thế hệ KOL mới, có sức ảnh hưởng lớn không chỉ trong lĩnh vực chuyên sâu mà còn đối với cả xã hội.
Anh Bùi Anh Tuấn - Tổng Giám đốc của GTV cho biết, hiện nay GTV đang sở hữu một cộng đồng Esports vô cùng lớn mạnh, phủ sóng trên cả nước. Không những thế, GTV đang ngày càng vươn xa hơn khi đặt văn phòng tại Hàn Quốc và Trung Quốc, hai nước đi đầu trong phong trào thể thao điện tử. Và để tiếp tục tăng đà phát triển, sự hợp tác cùng mở văn phòng GB Studio này sẽ trở thành đầu mối tích cực hỗ trợ, kết nối giữa GTV và BEATVN, đảm bảo cho sự vận hành hệ thống được chuẩn chỉnh, chuyên nghiệp hơn trong thời gian sắp tới.
Nói thêm về hướng phát triển, Anh Ngô Việt Hưng - Tổng giám đốc BEATVN cho biết BEATVN cũng đang rất tích cực triển khai những dự án liên quan đến cộng đồng, đặc biệt là dự án phát triển Thể thao điện tử tại Việt Nam cùng với GTV. Hiện tại những trang cộng đồng về game của BEATVN như fanpage Cao thủ, group cộng đồng Thích ôm trụ, Thích chạy bo,.. đều đang hoạt động rất mạnh và là tiền đề rất tốt để BEATVN tạo ra nền tảng mạng xã hội của riêng người Việt trong tương lai.
GTV và BEAT được biết đến là hai công ty truyền thông tiên phong nằm trong tập đoàn G-Group, bao gồm 8 công ty thành viên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: Đầu tư Kinh doanh F88; Sàn kết nối Tài chính Tima; Dịch vụ Thanh toán G-pay; Phát triển công nghệ số Ginnovations; An toàn thông tin mạng VSEC; Qũy đầu tư mạo hiểm G-Capital; Truyền thông giải trí BEATVN và Thể thao điện tử GTV. Năm 2019, G-Group tuyên bố đây sẽ là năm “chuyển hóa”, thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổi và vươn lên của tất cả các công ty nằm trong Hệ sinh thái tập đoàn.
Về GTV: Ra đời từ năm 2010, sau 9 năm phát triển, năm 2019 công ty cổ phần Công nghệ GameTV chính thức đổi tên thành GTV và trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Thể Thao Điện Tử. Với mục tiêu nâng tầm game thủ, GTV đang tích cực đào tạo và sở hữu rất nhiều những game thủ/streamer nổi tiếng tại Việt Nam như Chim Sẻ Đi Nắng, Bé Chanh, MeomaikA,Hải Mario, Mạnh Hào, U98, Juliet, Kami… và là đơn vị tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp hàng đầu.
Về BEATVN: Là 1 trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực truyền thông giải trí, công ty cổ phần Công nghệ BEATVN với hệ sinh thái Multi Network bao gồm hệ thống đa kênh cộng đồng trên nhiều nền tảng mạng xã hội, BEATVN còn sở hữu platform chia sẻ thông tin với hàng ngàn nội dung tạo ra mỗi ngày.
" alt=""/>Khai trương văn phòng GB Studio đánh dấu mốc hợp tác chiến lược của GTV và BEATKinh tế số Việt Nam dự kiến sẽ chiếm 20% GDP vào năm 2025. Ảnh: VTV
Bộ KH&ĐT đang lấy ý kiến vào dự thảo Chiến lược quốc gia về CMCN lần thứ 4 đến năm 2030. Chiến lược được xây dựng nhằm thực hiện các mục tiêu Nghị quyết số 52-NQ/TW, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên KHCN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.
Dự thảo Chiến lược quốc gia về CMCN lần thứ 4 đặt nhiều mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025, nâng cao chất lượng môi trường thể chế kinh doanh, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng KHCN nhằm duy trì xếp hạng về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu thuộc top 3 trong khu vực ASEAN; vào top 50 nước dẫn đầu về chỉ số chất lượng pháp luật và đến năm 2030 thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu.
Mục tiêu đưa Việt Nam vào top 60 nước đứng đầu trụ cột thể chế trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF; Nhóm 40 nước đứng đầu về Chỉ số an ninh mạng toàn cầu của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU). Đến năm 2030, Việt Nam phải nằm trong top 40 bảng xếp hạng của WEF và top 30 nước đứng đầu về Chỉ số an ninh mạng toàn cầu của ITU.
Đến 2025, đạt tối thiểu 20% số doanh nghiệp ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ của CMCN 4.0. Trong các ngành ưu tiên, tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ của CMCN 4.0 đạt tối thiểu 30%. Dự thảo cũng đặt rõ mục tiêu đưa kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP với năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm. Tổng đầu tư xã hội cho nghiên cứu và phát triển (R&D) đạt ít nhất 1,5% GDP.
Đến năm 2030, kinh tế số phải chiếm khoảng 30% GDP cả nước; năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm và tổng đầu tư xã hội cho nghiên cứu và phát triển (R&D) đạt ít nhất 2% GDP.
Đồng thời, phát triển lực lượng lao động chất lượng, đáp ứng 90% nhu cầu của doanh nghiệp về lao động có kỹ năng cần thiết cho việc chuyển giao và ứng dụng các công nghệ của CMCN 4.0, nhất là kỹ năng CNTT vào năm 2025.
Về mục tiêu hoàn thành xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số; hoàn thiện hạ tầng kết nối, kỹ thuật số và chia sẻ dữ liệu, dự thảo Chiến lược đặt mục tiêu thuộc top 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc; Trụ cột ứng dụng CNTT trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thuộc nhóm 30 nước đứng đầu.
Ngoài ra, đến năm 2025, Việt Nam đảm bảo Internet băng thông rộng phủ 100% các xã; 90% người dân sử dụng Internet; 100% các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành chuyển đổi số và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm.
Đến 2030, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc; Trụ cột ứng dụng CNTT trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của WEF phải thuộc nhóm 20 nước đứng đầu.
D.V.
" alt=""/>Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025