“Lúc nhận được thư từ Stanford vào đầu tháng 3, em chỉ nghĩ đó là thư yêu cầu bổ sung thêm các giấy tờ hoặc thậm chí là báo trượt nên chẳng vội vàng mà mấy ngày sau mới mở ra. Đến hôm mở ra thấy dòng chữ “chúc mừng”, em giật mình, không tin và lúc đó như dở khóc dở cười vì sung sướng”, Hà Vi nhớ lại cảm giác khi nhận tin trúng tuyển ĐH Stanford. |
Nguyễn Hà Vi, cựu học sinh lớp chuyên Anh K23 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh |
Giành được học bổng “mơ ước” của nhiều bạn trẻ lên đến 7,3 tỷ đồng, nhưng khởi đầu của Hà Vi không mấy suôn sẻ.
"Giấc mơ không lung linh"
Từ đầu năm lớp 11, Vi đã “săn” học bổng các Trường Liên kết Thế giới (United World Colleges- UWC) nhưng không được chấp nhận. Cuối năm 11, Vi bắt đầu tìm hiểu về học bổng du học Mỹ và nộp đơn vào một số trường nhưng chỉ được nhận với mức hỗ trợ rất ít.
“Khi đó em nhận ra, thất bại là một cách để tự nhìn nhận lại bản thân và xem liệu mình có đang nghiêm túc với hành trình đã chọn hay không”, Hà Vi kể.
Và khi đã buồn đủ, khóc đủ, Vi lại tiếp tục tìm cơ hội.
Quyết tâm là vậy, thế nhưng, kết thúc 12 năm đèn sách, ước mơ của nữ sinh Hà Tĩnh vẫn chưa thành hiện thực. Hà Vi quyết định dành thêm một năm nữa để "làm lại từ đầu".
Hà Vi tham gia và trở thành một tình nguyện viên, thực tập sinh tích cực hỗ trợ nghiên cứu tại các tổ chức giáo dục, tâm lý tại Việt Nam và nước ngoài (ở Mỹ bằng hình thức online).
Đây cũng là quãng thời gian mà em hoàn thiện các kỹ năng mềm cho bản thân và chuẩn bị cho mình một hồ sơ chất lượng.
“Em cũng dành thời gian nhiều hơn cho những hoạt động nghệ thuật vì hồi học phổ thông cũng khá bỏ bê”, Vi chia sẻ.
Hà Vi kể, thực tế để đến được với suất học bổng ngày hôm nay, suốt 3 năm kể từ lần thất bại đầu tiên khi đang học lớp 11 (năm 2018 đến năm 2020), em đã nhận hơn 20 lá thư từ chối.
Vi cũng từng gặp phải những ánh mắt hoài nghi và cả những lời khuyên từ bỏ, nhưng em không nản lòng. Em đã vượt qua tất cả bởi sự quyết tâm và sự động viên của mẹ.
Nữ sinh tự nhận bản thân bắt đầu từ con số 0 - không người hướng dẫn, không ai ủng hộ, không giải quốc tế, không ở trong đội tuyển quốc gia, cũng không nhận sự hỗ trợ từ trung tâm du học. Tuy nhiên, theo Vi, chính sự bắt đầu muộn đó càng khiến em tự nhủ bản thân cần phải nỗ lực gấp 10, 20 lần so với những bạn khác. Khi nghe ai nói rằng em không thể làm được đâu, Vi chỉ im lặng và tiếp tục nỗ lực của mình.
“Giấc mơ không lung linh như những câu chuyện hoàn hảo trên mặt báo” - Vi nói và cho rằng em chính là ví dụ điển hình cho sự trầy trật, thất bại, vấp ngã, để rồi đứng lên đi tiếp.
“Những gì mọi người nhìn thấy là lá thư gọi nhập học của Stanford, nhưng những gì em và người thân yêu thấy là hơn 20 lá thư từ chối từ những năm trước. Khi em chọn tự mình đi con đường này, em chấp nhận mất hết và bắt đầu lại từ đầu, chấp nhận luôn cả những ánh mắt hoài nghi mọi người đổ dồn lên em. Nhưng những lúc đó, chỉ cần có một người ủng hộ và tin em thôi là cũng đủ”, Vi nói.
Mỗi người đều có một câu chuyện
Vi cho rằng, các bạn trẻ không nên quá lo lắng, bởi những quy định về số tuổi phải vào cấp 1, 2, 3 hay cao hơn là đại học đều do xã hội tự đặt ra, trong khi khả năng phát triển và con đường của mỗi người là khác nhau.
Đi qua những thử thách gian nan, Hà Vi đã rút ra bài học kinh nghiệm quý giá. Theo em, việc “học” không chỉ là những nỗ lực miệt mài trên lớp, ở lò luyện thi hay những đêm không ngủ ôn bài, mà là cả việc mình hiểu và yêu những điều giản dị xung quanh, yêu thương mọi người, học cách tôn trọng sự khác biệt và vượt qua khủng hoảng, vượt lên những định kiến,... để tự mình trưởng thành hơn.
“Mọi người đều có câu chuyện riêng, và không ai có thể tự tạo câu chuyện ấy cho ta ngoài bản thân mình”, cô bạn chia sẻ.
Hà Vi chia sẻ, trong quá trình làm hồ sơ, em không đặt nặng xếp hạng của trường, chỉ chú trọng sự phù hợp, khả năng hòa nhập của bản thân nếu trúng tuyển. Vi ứng tuyển ĐH Stanford chỉ vì thích trường và hệ thống bài luận của trường.
Trong các bài luận, Hà Vi thường nói về giáo dục, phụ nữ, những trăn trở về thứ gọi là quy chuẩn của xã hội và cách mọi người đang bị bó hẹp trong giới hạn. Cô cũng viết về cách bản thân nhìn nhận cuộc sống cùng mối quan hệ giữa người với người qua các thời kỳ.
Kinh nghiệm của Hà Vi là bộ hồ sơ du học đạt yêu cầu là bộ hồ sơ có tính thống nhất về mọi thứ. Việc làm hồ sơ cũng giống như mình tóm tắt một cách ngắn gọn câu chuyện đời mình. Chính vì thế, từ bài luận đến hoạt động ngoại khoá, học thuật, hay những tài liệu gửi thêm cho trường, Hà Vi luôn gửi gắm thông điệp về tình yêu thương và sự chia sẻ yêu thương đến với những người xung quanh.
Sau tin vui đến từ ĐH Stanford, hiện, Hà Vi vẫn tiếp tục chờ tin từ các trường khác.
Em dự định theo học ngành Giáo dục và Tâm lý học và học thêm một ít về nghệ thuật.
“Nhưng em cũng luôn chào đón những cơ hội được học ở các lĩnh vực mới trước khi chốt ngành vào cuối năm 2”, Vi chia sẻ.
Thanh Hùng

Người Việt đầu tiên vào thẳng cao học y tại đại học danh tiếng nước Úc
Đầu năm nay, Lê Triều Anh (sinh năm 2001) đã xuất sắc vượt qua 2.000 hồ sơ, trở thành 1 trong 10 thí sinh được nhận học bổng trị giá 2 tỷ đồng tại ĐH Sydney (Australia).
" alt=""/>Nữ sinh giành học bổng 7,3 tỷ đến ĐH Stanford sau 20 lần bị từ chối
- Danh sách các dự án chậm tiến độ, tại TP.HCM, tiếp tục tăng lên với dự án Vision, do Công ty TNHH Dacin Việt Nam Tân Tạo (Công ty có vốn Đài Loan) làm chủ đầu tư. UBND TP.HCM cũng vừa ra quyết định xử phạt chủ đầu tư dự án này số tiền tiền 275 triệu đồng.Dự án “kiểu Vũ nhôm” xuất hiện khắp Sài Gòn
Dân Sài Gòn vung tiền tỷ mua nhà trên cỏ xanh
Cụ thể, Phó Chủ tịch TP.HCM Huỳnh Cách Mạng vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý và sử dụng nhà và công sở, đối với Công ty TNHH Dacin Việt Nam Tân Tạo, chủ đầu tư dự án Khu dân cư Tầm Nhìn, tên thương mại là Vision, tại phường Tân Tạo A, quận Bình Tân.
 |
Dự án Vision Công ty TNHH Dacin Việt Nam Tân Tạo đầu tư |
Quyết định nêu rõ, Công ty TNHH Dacin Việt Nam Tân Tạo, đã triển khai xây dựng dự án Khu dân cư Tầm Nhìn, chậm tiến độ đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Với hành vi này, Công ty TNHH Dacin Việt Nam Tân Tạo bị xử phạt hành chính với số tiền 275 triệu đồng.
Quyết định cũng buộc chủ đầu tư dự án Khu dân cư Tầm Nhìn hoàn trả kinh phí (nếu có yêu cầu), buộc bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
UBND TP.HCM yêu cầu chủ đầu tư phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, chủ đầu tư phải nộp tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước TP.
Quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, mà chủ đầu tư chưa nộp tiền phạt, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, bằng hình thức khấu trừ tài khoản, kê biên tài sản; cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, chủ đầu tư sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Được biết, Công ty TNHH Dacin Việt Nam Tân Tạo là công ty có vốn của Tập đoàn Dacin Construction Đài Loan. Tập đoàn này thành lập vào năm 1967 với ngành xây dựng, nay là Công ty Cổ phần niêm yết tại Đài Loan, thuộc Top 3 doanh nghiệp ngành xây dựng tại Đài Loan và đã thông qua Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO.
Dự án Khu dân cư Tầm Nhìn do Công ty TNHH Dacin Việt Nam Tân Tạo làm chủ đầu tư thông qua Giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu ngày 30/12/2011 và chứng nhận thay đổi lần thứ 3 ngày 4/12/2014. Dự án được UBND TP.HCM phê duyệt thời gian tiến độ từ 2013-2017.
Dự án Khu dân cư Tầm Nhìn bao gồm khu căn hộ cao tầng và nhà liền kề, xây dựng trên khu đất rộng 59,236m² bao gồm 10 tháp với 1980 căn hộ. Dự án được xây dựng thành 3 giai đoạn là Vision1, Vision 2 và Vision 3.
Giai đoạn 1 (Vision 1), với diện tích xây dựng 3.254m2 gồm 4 tháp với 2 tháp cao 25 tầng và 2 tháp cao 19 tầng cung cấp 620 căn hộ, được bàn giao vào quý 4/2017. Giai đoạn 2, hiện mới bắt đầu triển khai thi công.
Mạnh Đức

Dân chung cư khốn khổ vì thấm dột do bão số 9
Do mưa gió trong cơn bão số 9, nhiều chung cư ở TP.HCM đã xảy ra tình trạng thấm dột, nước tràn vào căn hộ, hành lang và tầng hầm khiến cuộc sống cư dân bị ảnh hưởng.
" alt=""/>Công ty TNHH Dacin Việt Nam Tân Tạo, chủ đầu tư dự án Vision bị phạt 275 triệu đồng