Soi kèo góc Como vs Genoa, 17h30 ngày 27/4: Thế trận căng thẳng
Tạp chí Liễu vọng liêm chính Trung Quốc hôm 14/12 đã phanh phui bê bối “buôn rượu quý” của vợ chồng Vương Hiểu Quang, nguyên Phó tỉnh trưởng Quý Châu.Thế giới 24h: Cường độ làm việc khủng khiếp của ông Putin
Một ngày của ông Trump diễn ra như thế nào?
Chất kịch độc trong món cơm khiến 15 người Ấn Độ thiệt mạng
Vương Hiểu Quang là vụ án đầu tiên được Ủy ban Giám sát quốc gia điều tra sau khi thành lập. Hôm 23/3, Ủy ban này được treo biển thì 8 ngày sau, tức 1/4 Vương Hiểu Quang bị thông báo điều tra, đến tháng 9 thì bị khai trừ đảng và chức vụ, đến tháng 11 bị Viện Kiểm sát thành phố Trùng Khánh truy tố.
Trong thông báo xử lý có nêu: Vương Hiểu Quang ham ăn nhậu, sắp xếp và nhận lời dự các bữa tiệc tùng ảnh hưởng đến việc thực thi công vụ; tham lam hưởng lạc, xa hoa trụy lạc; dùng tiền đổi sắc, dùng quyền đổi tình với nhiều phụ nữ, đức không xứng chức, không có liêm sỉ.
Chuyện Vương Hiểu Quang thích rượu đã trở thành chuyện trà dư tửu hậu của cán bộ và dân chúng Quý Dương. Quang thích uống rượu, mà chỉ uống loại Mao Đài lâu năm rất đắt. Mỗi khi có tiệc tùng, Quang đều dặn cấp dưới mua cả thùng rượu, bữa tiệc kết thúc, trong thùng thường còn lại vài ba chai, Quang đều bảo đưa lên xe của ông ta để mang về nhà.
Hầu như ngày nào Quang cũng có bữa nhậu, tích tiểu thành đại. Mỗi tháng ít ra Quang cũng “thu thập” được cỡ 50 chai, cộng thêm số rượu người ta mang đến biếu nên rượu quý trong nhà Quang chất cả đống. Thế là, Quang chuyển qua kinh doanh rượu không cần vốn. Ông ta cho mở tại Quý Dương 4 cửa hàng bán rượu, giao cho người nhà đứng bán.
Quang phụ trách “nguồn hàng”, còn người nhà thì tiêu thụ. Nếu cửa hàng nào kinh doanh sa sút, Quang lại dặn cấp dưới đến đó mua rượu. Cứ thế, vừa thu gom vừa bán, Quang đã kiếm được bộn tiền. Do rượu Mao Đài loại quý đều có mã số từng chai nên một số đơn vị phát hiện, số rượu đã được Quang “uống” ít lâu sau lại xuất hiện trên thị trường, thậm chí lại quay về chính đơn vị đã từng mua nó.
Bài báo cho biết, trong nửa năm trước khi Vương Hiểu Quang ngã ngựa, vợ Quang đã đổ xuống cống hàng trăm Mao Đài quý trị giá hàng trăm ngàn Nhân dân tệ.
Theo tư liệu công khai, quan lộ của Vương Hiểu Quang liên tục quanh quẩn ở các thành phố Quý Dương, Tuân Nghĩa, Lục Bàn Thủy. Từ 2006 đến 2011 làm phó rồi Thị trưởng Tuân Nghĩa, sau làm Bí thư Lục Bàn Thủy, từ tháng 11/2013 quay trở lại Tuân Nghĩa làm Bí thư thành ủy hơn 3 năm; đến 2017 lên làm Ủy viên thường vụ, Phó tỉnh trưởng Quý Châu.
Ngô Tuyết

Quan tham TQ trốn nã lũ lượt về nước đầu thú
Tưởng Lôi, người thứ 55 trong “Danh sách 100 người bị truy nã đỏ” của Trung Quốc, mới đây đã về nước đầu thú sau 11 năm lẩn trốn.
" alt=""/>Quan tham TQ chất hàng đống rượu quý trong nhà
Theo trang web của Chính phủ Trung Quốc, cựu Giám đốc Công an thành phố Thiên Tân Vũ Trường Thuận khi còn đương chức từng được người dân nơi đây đặt cho biệt danh là “Ông Vũ”, chứng tỏ có rất nhiều người cực kỳ bất mãn với những hành vi của ông ta.“Giám đốc công an thành phố biến thành ‘Ông’ rồi. Điều này chứng tỏ tôi đã chống đối lại người dân, và danh tiếng của bản thân cũng được không hay cho lắm”, Vũ nói.
 |
Cựu Giám đốc Công an thành phố Thiên Tân, ông Vũ Trường Thuận. Ảnh: CCTV |
“Tất cả những lá đơn tố cáo Vũ đều là nặc danh. Nào là sân tập này do người thân Vũ quản lý, trạm kiểm soát này là của nhà ông ta hay biển quảng cáo nào đó là do thân thích ông ấy dựng lên. Thậm chí, có một số cuộc gọi giấu tên còn yêu cầu chúng tôi điều tra xem Vũ có phải là một ‘thành phần hủ bại’, tức tham nhũng và nhận hối lộ, hay không”, ông Nhậm Ái Quân, một điều tra viên kể lại.
“Vũ là một con người mưu sâu kế hiểm. Khi tổ thanh tra tới thành phố Thiên Tân, ông ta cảm thấy có vấn đề, khẳng định rằng nhóm công tác trên đến đây với mục đích điều tra một ai đó. Thế là ông ta liền lợi dụng chuyên án của đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế ở Thiên Tân để chủ động tiếp cận tổ thanh tra. Sau đó, ông ta trình bày với tổ công tác về đối tượng này, nghi phạm kia để đánh lạc hướng sự chú ý của họ, từ đó Vũ sẽ thoát nạn”, ông Lã Lưu Hiến, thành viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) nói.
Dĩ nhiên, tổ công tác chống tham nhũng hoàn toàn biết rằng quá trình điều tra vụ này vô cùng khó khăn, bởi đối tượng lần này họ gặp phải là một quan chức cấp cao trong ngành an ninh. Thế nên, từng đường đi nước bước đều được nhóm thanh tra tính toán tỉ mỉ.
“Chúng tôi phải hết sức cẩn thận và khéo léo, nhất là ở những nơi như phòng họp hay phòng ngủ. Chúng tôi đã phải sử dụng các thiết bị đặc biệt để quét đi, quét lại những nơi đó để tìm xem có thiết bị nghe lén được lắp đặt ở đó hay không. Mỗi khi tiến hành họp chuyên án, chúng tôi buộc phải bật máy ghi âm những đoạn hội thoại đã chuẩn bị từ trước, với mục đích tránh để Vũ nghe được những gì chúng tôi thảo luận. Ngay cả khi nghe điện thoại di động, thì chúng tôi cũng không nhắc tới việc điều tra”, ông Nhậm kể thêm.
Chỉ tới khi con rể của Vũ bị bắt giữ khi đang chuẩn bị đi công tác nước ngoài vào giữa tháng 7/2014, thì ông ta mới ý thức được mọi việc không giống với những gì bản thân đã tính toán. “Những hồ sơ đều được cho vào máy tiêu hủy tài liệu. Tôi cũng cho điều một chiếc xe chở những chứng cứ đi, song vẫn không thể đưa đi hết được”, Vũ nói với ekip sản xuất phim tài liệu “Lưỡi kiếm thanh tra”.
“Khi đó dù Vũ có hành động gì đi chăng nữa, nhất cử nhất động của ông ta đều đã nằm trong lòng bàn tay chúng tôi”, ông Lã, thành viên CCDI nói thêm.
Theo tờ Tân Hoa Xã, Vũ Trường Thuận trong thời gian giữ chức Giám đốc Công an thành phố Thiên Tân đã có hành vi lợi dụng chức quyền để nâng đỡ nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau; trực tiếp hoặc thông qua người thân để nhiều lần nhận hối lộ với số tiền hơn 84,4 triệu Nhân dân tệ; sở hữu nhiều tài sản có từ các hoạt động phi pháp với tổng giá trị lên tới 342 triệu Nhân dân tệ; gây thiệt hại cho công quỹ 101 triệu Nhân dân tệ và đưa hối lộ khoảng 10,57 triệu Nhân dân tệ cho nhiều quan chức.
Do vậy vào tháng 5/2017, Toà án Nhân dân thành phố Trịnh Châu thuộc tỉnh Hà Nam tuyên Vũ lĩnh án ‘tử hình treo’. Bản án khi đó đã cho cựu Giám đốc Công an thành phố Thiên Tân được hoãn thi hành án trong hai năm, nên tới năm 2019 mức án của Vũ được giảm xuống còn chung thân.
 |
Số vàng liên quan tới vụ của Vũ Trường Thuận. Ảnh: CCTV |
 |
Ảnh: CCTV |
 |
Ảnh: CCTV |
 |
Vũ đứng trước vánh móng ngựa. Ảnh: THX |
Xem tin tức thế giới trên VietNamNet
Tuấn Trần

Cựu bí thư tỉnh ủy Trung Quốc mua bán phiếu bầu, mặc sức vơ vét
Phim tài liệu “Lưỡi kiếm thanh tra” đã cho chúng ta thấy được phần nào quá trình nhận hối lộ hàng trăm triệu Nhân dân tệ của quan tham Trung Quốc Vương Mân.
" alt=""/>Mưu sâu kế hiểm của cựu giám đốc công an Trung Quốc
Theo kênh Fox News, biến thể Omicron xuất hiện ở Botswana và Nam Phi đang khiến nhiều nước lại áp đặt đợt hạn chế nhập cảnh mới khi vừa mới bắt đầu nới lỏng chưa được bao lâu.Rủi ro mà Omicron gây ra hiện vẫn chưa rõ, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gọi nó là biến thể đáng quan ngại. Các chính phủ cũng không chờ giới khoa học tìm hiểu kỹ hơn về Omicron và đã nhanh chóng áp đặt hạn chế chuyến bay, nhập cảnh từ một số nước châu Phi.
 |
Hành khách tại sân bay quốc tế OR Tambo ở Nam Phi ngày 26/11. Ảnh: AP |
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi phản đối mạnh mẽ lệnh cấm nhập cảnh với người tới từ các quốc gia có ca mắc Omciron.
Nhận xét về động thái trên, một số người cho rằng nó có thể giúp các nước có thêm thời gian áp đặt các biện pháp y tế mới để đề phòng. Một số người lại cho rằng hạn chế nhập cảnh không có mấy tác dụng trong ngăn chặn virus lây lan và có thể tạo cảm giác an toàn sai lầm.
Ông Mark Woolhouse, Giáo sư bệnh truyền nhiễm tại Đại học Edinburgh, nhận định: “Cấm nhập cảnh có thể trì hoãn nhưng không thể ngăn chặn một biến thể có khả năng lây lan cao”.
Tiến sĩ Amesh Adalja, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Johns Hopkins, cũng có nhận định tương tự. Ông cho rằng, áp đặt các biện pháp hạn chế nhập cảnh khiến các chính trị gia “có vẻ như đang làm điều gì đó” nhưng lại không có hợp lý khi các nước giờ đã có vắc xin và xét nghiệm nhanh để phát hiện biến thể.
Trong khi đó, Anders Tegnell, chuyên gia dịch tễ hàng đầu tại Thụy Điển, nói rằng cấm nhập cảnh sẽ không có hiệu quả lớn, trừ với các nước có chuyến bay thẳng tới vùng đang có biến thể Omicron. Ông nói: “Cơ bản là không thể theo dõi mọi luồng giao thông đi lại”.
Về phần mình, ông Jeffrey Barrett tại Viện Wellcome Sanger, cho rằng phát hiện sớm biến thể mới có thể giúp các biện pháp hiện nay có tác động lớn hơn thời điểm biến thể Delta mới xuất hiện.
Ông nói: “Quá trình giám sát ở Nam Phi và các nước gần đó tốt đến mức họ đã tìm thấy biến thể mới này, hiểu nó là vấn đề và nhanh chóng thông báo với thế giới. Biến thể mới có thể đang ở thời kỳ đầu, nên vẫn có thời gian để hành động”. Dù vậy, ông Barrett nói cấm nhập cảnh nghiêm ngặt sẽ phản tác dụng và không nên trừng phạt Nam Phi bằng biện pháp cấm nhập cảnh vì họ đã cảnh báo thế giới về biến thể mới.
Các chuyên gia khác thì cho rằng quyết định hạn chế nhập cảnh hiện nay đều mang tính chính trị, không có tính khoa học vì chưa có bằng chứng chắc chắn về mức độ lây lan của Omicron.
 |
Hành khách tại sân bay Heathrow ở London, Anh ngày 26/11. Ảnh: AP |
Trước đó, WHO cũng cho rằng các nước quá vội vàng khi hạn chế nhập cảnh với một số nước ở châu Phi để ngăn chặn biến thể “siêu đột biến” Omicron. Theo đài RT, phát ngôn viên WHO Christian Lindmeier nói thêm rằng tổ chức này khuyến nghị các nước thực thi đánh giá nguy cơ dựa trên cách tiếp cận khoa học khi áp hạn chế đi lại.
Tuyên bố trên được đưa ra khi các nước ở nhiều châu lục như Anh, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Mỹ, Israel… hạn chế nhập cảnh với người đến và đi từ Nam Phi và các nước láng giềng. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã kêu gọi tạm ngừng đi lại bằng đường hàng không giữa Liên minh châu Âu và các nước có ca mắc biến thể Omicron trong lúc đánh giá nguy cơ.
Với 32 đột biến ở protein gai, biến thể Omicron được Nam Phi thông báo ngày 25/11, cho rằng đây có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc mới Covid-19 tại nước này tăng mạnh. Ngoài Nam Phi, biến thể được đánh giá là tiến hóa nhất từ trước tới nay cũng có mặt ở Botswana (4 ca) và Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc (1 ca).
Xem thêm tin thế giới trên VietNamNet
Theo Baotintuc

WHO xếp biến thể B.1.1.529 vào nhóm gây lo ngại sau cuộc họp khẩn
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đặt tên cho biến thể B.1.1.529 là Omicron, xếp vào nhóm biến thể gây lo ngại với lý do có thể gia tăng nguy cơ tái nhiễm.
" alt=""/>Cấm chuyến bay từ châu Phi có ngăn được siêu biến thể Omicron