Bên cạnh trái tim nhân hậu khi nhận nuôi bé Yến Nhi 14 tháng nặng 3,ắccôgáiLàoCainhậnnuôibéthángnặmitsubishi xforce5 kg, Thanh Tâm còn khiến nhiều người phải xuýt xoa bởi ngoại hình xinh xắn, dễ thương.
Bên cạnh trái tim nhân hậu khi nhận nuôi bé Yến Nhi 14 tháng nặng 3,ắccôgáiLàoCainhậnnuôibéthángnặmitsubishi xforce5 kg, Thanh Tâm còn khiến nhiều người phải xuýt xoa bởi ngoại hình xinh xắn, dễ thương.
Trước số ca nhiễm Covid-19 vẫn ở mức cao vào thời điểm cận Tết, nhiều người dân có tâm lý tránh đến mua sắm ở chỗ đông người. Ảnh: Nhật Sinh.
Năm đầu tiên sắm Tết chủ yếu online, Thu và gia đình tiết kiệm được nhiều thời gian đi chọn đồ, tránh được nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Sau một năm dịch bệnh kéo dài và làm đảo lộn cuộc sống, các gia đình có xu hướng sắm Tết đơn giản hơn, chỉ tập trung vào những mặt hàng thiết yếu. Các kênh mua sắm trực tuyến cũng trở thành nơi những bạn trẻ tìm mua từ A đến Z nhờ nhanh gọn, hạn chế dùng tiền mặt.
Mua sắm Tết từ sớm
Từ ngày 15/1, Thu đã bắt đầu đặt mua nhiều loại bánh kẹo, thực phẩm, quà Tết cho cả nhà.
“Tôi chi khoảng 2-3 triệu đồng cho những món đồ dùng Tết, ngoài ra cũng sắm quần áo cho mình. Đợt này có nhiều mã giảm giá, freeship nên tôi tiết kiệm được một số tiền nhỏ. Năm nay nhà tôi không mua quá nhiều vì kinh tế khó khăn do dịch, cũng ít khách tới chúc Tết.
Gia đình tôi cũng mới khỏi Covid-19 nên muốn dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế ra ngoài nhiều. Chỉ cần ngồi ở nhà chọn đồ và đợi ship tới tận cửa cũng rất tiện, giúp bố mẹ tôi đỡ vất vả mua sắm hơn”, cô nói.
![]() |
Hồng Thu cho biết gia đình cô vừa bình phục khỏi Covid-19 nên tránh tới nơi đông người mua sắm. Ảnh: NVCC. |
Tương tự, Ngọc Huyền (25 tuổi, Hà Nội) cho biết năm nay cô chuộng mua online hơn là ra ngoài mua trực tiếp như những năm trước.
Trong danh sách mua sắm online của Huyền, 50% là quần áo, 30% là đồ nội thất, gia dụng và trang trí nhà cửa, 20% là các đồ linh tinh khác.
"Nhà mình vừa chuyển nhà vào cuối năm ngoái nên bản thân muốn mua thêm một số món về trang hoàng cho không gian sống mới. Đa số đồ decor mình chọn đều ở thành phố khác hoặc do các shop nước ngoài bán nên đặt mua online là lựa chọn phù hợp nhất", Huyền cho hay.
Giống với Hồng Thu, Huyền cho biết cô ngại nhất cảnh chen chúc, chờ cả tiếng để thanh toán cả hàng dài ở siêu thị những ngày cận Tết, nhất là khi số ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày ở Hà Nội vẫn ở mức cao nhất cả nước những ngày qua.
"Song song với các mã voucher freeship, hoàn tiền, mình cũng vui vẻ chấp nhận việc một số đơn hàng có phí ship tăng cao thêm. Dịp cuối năm khó tránh khỏi các loại chi phí đều tăng lên", Huyền nói thêm phí ship dao động trong khoảng 40.000-60.000 đồng.
Dù đã tính toán sắm Tết sớm, Huyền vẫn gặp phải tình trạng đợi hơn 1 tháng mới có hoặc vài món về không kịp, qua Tết mới có vì "tắc biên" như chiếc túi xách đặt từ cuối tháng 12 năm ngoái.
Vẫn phải đi mua trực tiếp
Chung tâm lý sắm Tết sớm, Thanh Trúc (25 tuổi, làm việc trong ngành Truyền thông) cũng lên list đồ cần sắm cho Tết từ đầu tháng 1.
Điều này trái ngược hoàn toàn với thói quen thường niên của cô. Những năm trước, cô thường để sát ngày mới đi mua sắm để tận hưởng không khí nhộn nhịp đón xuân.
“Tết này là năm thứ ba mình góp Tết với gia đình nên những phần lặt vặt, có thể đảm đương như mua mứt, bánh kẹo, rượu bia, nước ngọt, đồ ăn vặt mình sẽ nhận nhiệm vụ mua”, Trúc cho hay.
Ngoài ra, cô còn sắm thêm vài bộ váy, áo để diện đi chơi, chụp ảnh vào các ngày đầu năm.
"Năm nay, mình phải làm việc xuyên Tết và càng gần Tết càng nhiều việc nên mình muốn xong khoản sắm sửa càng sớm càng tốt", Trúc bày tỏ.
![]() |
Việc mua sắm trực tiếp tại siêu thị có thể giúp người mua không phải phụ thuộc vào các yếu tố giao hàng, lưu kho. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Tranh thủ ngày 15/1 là dịp đầu tiên trong năm mới các sàn thương mại điện tử giảm giá, Trúc canh từ nửa đêm và vài khung giờ khác trong ngày để mua sắm 2 thùng bia cho bố, thuốc nhuộm tóc cho mẹ, chục gói bánh, mứt, hạt bí, hạnh nhân các loại để tiếp khách đến nhà và thêm bộ áo dài, phấn mắt, khuyên tai cho bản thân.
Trúc đánh giá dù mua online thuận tiện và nhanh chóng với vài thao tác, việc mua sắm vẫn có một vài bất lợi.
Dù đặt mua sớm, Trúc cho biết cô không dám đặt những món giao từ nước ngoài về và chuyển qua tìm các bên bán trong nước, chấp nhận giá cao hơn vì sợ ship lâu, hàng về sau Tết.
“Mình tìm được một số mặt hàng có giá khuyến mại hấp dẫn nhưng lại không có đơn vị hỗ trợ vận chuyển hay phí ship cho đồ cồng kềnh lên đến 100.000 đồng, đắt hơn cả tự ra siêu thị mua. Một số cửa hàng cũng hết đồ rất nhanh, nếu cho vào giỏ hàng mà không thanh toán luôn dễ gặp phải tình trạng hôm sau thấy thông báo hết hàng", cô chia sẻ.
Sau quá trình thanh toán và đặt hàng thành công, Trúc cho biết thời gian đợi hàng cũng khiến cô thấp thỏm không kém vì quá trình lấy hàng, giao hàng kéo dài lâu hơn bình thường.
"Có đơn bên bán cho biết chưa thấy đơn vị vận chuyển đến lấy dù hàng đã chuẩn bị xong mấy ngày. Có đơn lưu kho 4-5 ngày chưa thấy giao dù đã đến kho cuối, ngay trong quận mình sống. Dù hiểu rõ số lượng đơn tăng mạnh vào cuối năm nhưng mình vẫn không khỏi sốt ruột", Trúc kể.
![]() |
Thanh Trúc phải đổi qua đến shop lấy đồ trực tiếp, hoàn trả lại đơn cũ để kịp có đồ. Ảnh: NVCC. |
Cuối cùng, cô phải hủy 2-3 đơn và đi mua trực tiếp vì không muốn đợi thêm.
"Ví dụ, với đơn áo dài, mình phải nhắn tin hẹn shop tự đến lấy, chấp nhận mua với giá gốc thay vì giá giảm săn được lúc trước vì còn phải đem đồ đi sửa, để muộn hơn thì thợ may không nhận nữa".
Trên thực tế, Trúc đã phải dành nguyên một buổi chiều cuối tuần để ra siêu thị mua nốt những món còn thiếu.
"Có những mặt hàng như hoa quả, rau, thịt, cá mình vẫn muốn lựa chọn trực tiếp để đảm bảo có hàng ngon đúng ý và xem được date sản phẩm. Ngoài ra, lợi thế của các siêu thị lớn là đa dạng, phong phú nhiều chủng loại cho mình mua một thể, không phải nhặt lẻ tẻ ở từng shop như mua online", cô đánh giá.
Dự tính, cô sẽ đặt mua thêm một bó tuyết mai, một bó đào gai qua shop hoa online vì không sắp xếp được thời gian rảnh lên chợ hoa Quảng An.
"Mình mua bán khá kỹ tính nên khi mua sắm online, mình chủ yếu mua ở chỗ quen hoặc các cửa hàng chính hãng. Nếu không, mình thường hỏi kỹ người bán, xin ảnh thật và so sánh giá cả, phí ship các bên trước khi chốt mua chỗ nào. Nếu có dư dả thời gian, mình vẫn thích tự mình đi mua sắm, mất công sức hơn nhưng đảm bảo chất lượng và không phải phụ thuộc vào bên giao hàng".
Theo Zing
Do đã quen với những bữa cơm gia đình đầm ấm, khi sang Mỹ, Hạnh Trần mang trong mình nỗi nhớ nhà và ẩm thực quê hương da diết.
" alt=""/>Thấp thỏm chờ hàng đặt online cho Tết Nguyên Đán 2022Phổ điểm môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Số liệu: Bộ GD&ĐT).
Bên cạnh đó, số thí sinh đạt 9 điểm ngữ văn trở lên cao gấp 8 lần số thí sinh đạt 9 toán trở lên. Con số này ở môn toán chỉ có 11.658 thí sinh.
Các môn thi vốn nhiều điểm 9, 10 như lịch sử, địa lý, tiếng Anh cũng bị môn văn bỏ xa về số điểm từ 9 trở lên.
Cụ thể, tính từ mốc 9 điểm, lịch sử có 40.885 thí sinh, địa lý có 64.820 thí sinh, tiếng Anh có 39.241 thí sinh.
Xét 3 năm trở lại đây, số thí sinh đạt 9 văn trở lên tăng gấp đôi qua các năm.
Năm 2022, cả nước có 24.154 thí sinh đạt 9 văn trở lên. Tới năm 2023, con số này là 43.387 và năm nay là 92.055.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: Nam Anh).
Việc "lạm phát" điểm văn cũng là nguyên nhân khiến cho số lượng thủ khoa khối C00 trở nên bất thường với 19 người. Trong đó, 13 thí sinh là học sinh của tỉnh Bắc Ninh.
Đáng chú ý, trong số 1.843 thí sinh đạt điểm 9,75 trên cả nước, tỉnh Bắc Ninh chiếm 1/3 với 606 thí sinh.
Tính từ mốc 9 điểm trở lên, Bắc Ninh có 4533 thí sinh trên tổng số 17.614 thí sinh dự thi.
Như vậy trung bình cứ 4 thí sinh Bắc Ninh đi thi tốt nghiệp THPT thì có 1 em đạt 9 điểm văn trở lên.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 có hơn 1 triệu thí sinh dự thi trên toàn quốc. Điểm thi đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáng nay.
Thủ khoa khối A00 là thí sinh đến từ Thái Bình với 29,6 điểm. Đây cũng là mức điểm của thủ khoa khối A01 đến từ TPHCM.
Thủ khoa khối B00 người Hải Phòng với 29,55 điểm.
Thủ khoa khối D01 là học sinh Vĩnh Phúc đạt 28,75.
Riêng khối C có 19 thủ khoa cùng đạt 29,75 điểm. Trong đó 13 thủ khoa là học sinh Bắc Ninh.
6 thủ khoa còn lại đến từ Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và Nghệ An.
Từ ngày 18/7, các thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ, được điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn số lần đến 17h ngày 30/7.
Chậm nhất ngày 21/7, Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) với khối ngành sức khỏe và sư phạm.
Từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến.
Chậm nhất 17h ngày 19/8, các trường đại học, cao đẳng sẽ công bố điểm chuẩn và kết quả xét tuyển đợt 1.
Đến 17h ngày 27/8, thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống.
Từ ngày 28/8, các trường thông báo tuyển sinh đợt bổ sung.
Từ tháng 9 đến tháng 12, các trường xét tuyển các đợt tiếp theo, cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định.
" alt=""/>Điểm văn tốt nghiệp THPT tăng phi mã, chỉ đứng sau giáo dục công dân