Bố của các em là anh Xồng Bá Ná, người hiền lành, chịu thương chịu khó. Năm 2003, anh lấy vợ, cuộc sống gia đình cứ thế êm đềm trôi, dù còn nhiều khó khăn, vất vả.
Niềm hạnh phúc của một gia đình chẳng kéo dài được là bao. Năm 2019, anh Ná mắc bệnh hiểm nghèo rồi qua đời. Cuộc sống gia đình thời điểm đó quá cơ cực, không chịu được áp lực, mẹ Vả đi làm công ty rồi bỏ rơi các em.
Ngày bố mất, mẹ bỏ đi, Mai lên 9, Vả lên 5, Lầu cũng chỉ mới 3 tuổi, các em còn quá nhỏ để có thể cảm nhận được nỗi đau tột cùng ấy. Thương các cháu, bác ruột Xồng Bá Nỏ đón về chăm nuôi.
Theo ông Nỏ, từ khi bố mất, 3 chị em cứ lẳng lặng, gần như đêm nào những đứa bé tội nghiệp này cũng khóc và đòi ông Nỏ phải gọi bố về, dỗ mãi không chịu nín. Nhiều lần ông Nỏ vì quá xót thương cho bọn trẻ mà òa khóc theo.
“Là công chức xã, giờ mình tôi phải chăm lo cho 9 người trong gia đình. Hiện vợ chồng tôi vẫn có thể làm thuê, làm mướn kiếm được tiền nên còn có thể nuôi cháu được. Nhưng tôi cũng già yếu rồi, sợ không lo được cho cháu đến lúc trưởng thành”, ông Nỏ lo lắng.
Giáo viên chủ nhiệm của Xồng Bá Vả, cô Lô THị My La cho hay, bản Phá Lõm là 100% là đồng bào người H’Mông, hạn chế về tiếng Việt.
“Em Vả nói được ít và hiểu chưa nhiều. Thiếu sự ân cần của mẹ, sự chỉ bảo của bố, không thường xuyên trau dồi kiến thức, em khó mà thành thạo được tiếng Việt”, cô La trăn trở.
Nhận số tiền hơn 46 triệu đồng, tấm lòng của bạn đọc giúp đỡ, ông Xồng Bá Nỏ vui mừng, gửi lời cảm ơn tới Báo VietNamNet cùng các nhà hảo tâm. Ông cho biết, số tiền trên sẽ góp phần hỗ trợ các em tới trường.
" alt=""/>Bạn đọc giúp đỡ hơn 46 triệu đồng đến 3 đứa trẻ bơ vơ đói rét giữa núi rừngTụt hậu về công nghệ web
So với các đối thủ khác, Safari đang tụt hậu đáng kể về khả năng hỗ trợ các tính năng web. Cho dù còn xa mới có thể xem Safari như một "IE mới" khi thị phần của nó vẫn còn quá bé so với IE trước đây, nhưng Safari – đặc biệt là Engine WebKit của nó – đang "hít khói" các đối thủ của mình. Theo công bố của Web Platform Test, các trình duyệt nền Chrome hỗ trợ 94% các bộ thử nghiệm, Firefox hỗ trợ 91% nhưng Safari kém xa khi chỉ hỗ trợ 71% bộ thử nghiệm.
Trên desktop, điều này không phải là vấn đề lớn khi người dùng có thể đổi sang bất kỳ trình duyệt nào họ muốn. Tuy nhiên, trên iOS, điều này lại bất khả thi. Dù có nhiều loại trình duyệt khác nhau trên App Store, nhưng tất cả đều buộc phải sử dụng engine WebKit theo quy định của Apple.
Nói cách khác, Apple hoàn toàn độc quyền thị trường trình duyệt trên iOS – điều ngay cả Microsoft cũng không thể làm được với IE trên Windows. Và với các giới hạn về tính năng của Safari, các nhà phát triển web không thể không khó chịu về nó.
Một điều khác mà các nhà phát triển web cảm thấy lo lắng là chu kỳ phát triển chậm chạp của Apple. Nhanh nhất Apple cũng phải mất đến 6 tháng để cập nhật trình duyệt của mình. Các trình duyệt nền Blink khác thường cập nhật đến sau mỗi 6 tuần (đôi khi chỉ 4 tuần). Firefox cập nhật sau mỗi 4 tuần và Brave thậm chí chỉ còn 3 tuần.
Điều này có nghĩa Apple không chỉ chậm bổ sung tính năng mới, họ còn chậm sửa các lỗi xuất hiện trên trình duyệt của mình – ngay cả khi xuất hiện các lỗ hổng bảo mật đơn giản. Nếu trang web của bạn bị ảnh hưởng bởi lỗi của Safari, bạn có thể phải đợi đến một năm trước khi vấn đề được giải quyết.
Thậm chí ngay cả khi WebKit triển khai một tính năng mới, nó thường không hoàn thiện. Ví dụ như các ứng dụng web tiến bộ (các PWA) – thuật ngữ chỉ các website hoạt động như một ứng dụng di động như hiển thị toàn màn hình, gửi thông báo, khả năng chạy ngoại tuyến và khởi chạy từ một biểu tượng trên màn hình chính. Các ví dụ nổi tiếng về PWA là Twitter, Uber hay Google Docs, Sheet.
Cho dù được Apple triển khai nhiều API cần thiết cho các ứng dụng PWA, nhưng vẫn còn nhiều giới hạn. Apple không hỗ trợ khả năng gửi thông báo hay đặt biểu tượng trên màn hình. Về bản chất, Safari không có các tính năng cốt lõi giúp các trang web hoạt động giống như ứng dụng.
Tụt hậu về công nghệ web, nhưng Safari vẫn độc quyền trên iPhone nhờ vào chính sách của Apple
Chính vì vậy, nhiều người cho rằng, Apple cố tình kìm hãm WebKit để bảo vệ mảng kinh doanh App Store của họ. Nếu WebKit hỗ trợ tốt ứng dụng PWA, các nhà phát triển sẽ xây dựng các ứng dụng web tốt hơn và không ai mua các ứng dụng native nữa, làm Apple mất đi 30% phí hoa hồng họ được hưởng từ App Store.
Tụt hậu về công nghệ hay vì quyền riêng tư của người dùng?
Chắc chắn Apple muốn bảo vệ lợi ích của mình – nhưng theo lập luận của công ty, tất cả những gì họ làm để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng hơn là các ứng dụng web. Theo Apple, họ không triển khai các API hiện đại là vì chúng cho phép nhà phát triển truy cập vào các cổng USB, Bluetooth, tình trạng pin, cảm biến tiệm cận cũng như cho phép các nhà quảng cáo tạo nên "các dấu vân tay" trên thiết bị để theo dõi người dùng – cũng như làm giảm thời lượng pin.
Có thể Apple có lý do đúng để làm việc đó, nhưng điều đó cũng không ngăn cản các nhà phát triển đưa những API này lên các trình duyệt khác. Nó sẽ mất một thời gian hơn khi không có được sự hỗ trợ từ Apple nhưng có thể mọi người đều đã biết kết cục của nó. Một kết cục tương tự như Internet Explorer. Microsoft thua. Mọi người chuyển sang các trình duyệt khác và Microsoft chỉ giữ được một sản phẩm không ai muốn dùng. Nếu Apple đi theo con đường này, không chỉ Apple thua mà cả thế giới web cũng vậy.
Như nhà phát triển web Tim Perry đã chỉ ra, mọi trình duyệt đều có các API riêng của mình. Nhưng "khi Chrome thống trị một cách hiệu quả tư duy lập trình của các nhà phát triển, cung cấp các API mở rộng mạnh mẽ hơn và dễ sử dụng hơn, nó đã trở nên phổ biến hơn nhiều so với Firefox và Safari … tự loại bỏ các API của riêng mình và chấp nhận dùng của Chrome, vô tình cho phép Google đơn phương thiết lập các tiêu chuẩn web mở rộng."
Giờ đây điều tương tự đang xảy ra với các công cụ phát triển và API, khi Google đang cung cấp cho các nhà phát triển những công cụ mạnh mẽ hơn và trải nghiệm phát triển tốt hơn Safari.
Nếu điều này tiếp diễn, cuối cùng, thế giới web sẽ chỉ phát triển xoay quanh người dùng Google, thay vì cho mọi người, bao gồm cả những người dùng của Firefox, Safari. Với thị phần và tiềm lực nhỏ bé hiện tại của Firefox, hy vọng cứu vãn một thế giới web đa dạng giờ chỉ còn trông chờ vào Apple. Như nhà cựu phát triển của Opera, Bruce Lawson chỉ ra: "Nếu Apple cho phép Safari thực sự có khả năng cạnh tranh, nó sẽ tốt hơn cho các nhà phát triển web, doanh nghiệp, người tiêu dùng và sự lành mạnh của web".
(Theo Pháp luật & Bạn đọc, The Register)
Trong thời gian đầu lên iOS 15, nhiều người vẫn lạ lẫm với thao tác sử dụng Safari mới. Nếu chưa quen, người dùng có thể chuyển Safari về giao diện cũ, với thanh địa chỉ được đưa lên trên.
" alt=""/>Tụt hậu về công nghệ web, Safari có đang trên đường trở thành Internet Explorer thứ hai?Hình ảnh biển số 37A – 888.88 vốn của xe Land Rover Range Rover nay gắn ở xe Lexus LX600 gợi cảm giác "mới lạ" trong giới chơi xe. "Nếu không có quy định biển định danh, hẳn nhiều người sẽ nghĩ Lexus LX600 đeo biển giả", một cư dân mạng bày tỏ.
Trao đổi với PV VietNamNet, chủ nhân chiếc xe sang trên, anh Nguyễn Xuân Anh Tuấn, trú tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An cho biết, hôm 14/8, anh đã rao bán chiếc xe SUV Land Rover Range Rover biển số 37A – 888.88 với giá mong muốn là 2,3 tỷ đồng. Đến ngày 17/8, giao dịch bán xe đã thành công. Tuy nhiên, anh từ chối tiết lộ số tiền bán xe ở thời điểm này.
Anh Tuấn chia sẻ, nhờ có quy định biển số định danh cá nhân bắt đầu có hiệu lực từ 15/8, anh Tuấn bán chiếc xe trên nhưng được giữ biển số ngũ quý 8 quý giá.
“Sau khoảng 10 ngày bán xe, tôi đã làm thủ tục đăng ký và cấp lại biển số ngũ quý 8 cho chiếc xe mới mà tôi đã đặt mua từ nước ngoài 2 năm trước. Đó chính là chiếc Lexus LX600. Các thủ tục, giấy tờ theo quy định biển định danh diễn ra khá thuận lợi” – anh Tuấn chia sẻ.
Như VietNamNet đăng tin trước đó, vì muốn đổi sang chiếc xe sang đẳng cấp khác, anh Tuấn đã quyết định rao bán chiếc Range Rover Autobiography 5.0 sau 10 năm sử dụng ngay trước giờ G, thời điểm có hiệu lực áp dụng biển định danh ngày 15/8. Xe được sản xuất năm 2013, 5 chỗ ngồi, đã lăn bánh gần 18 vạn km. Giá lúc mua mới là hơn 7 tỷ đồng nhưng giá rao bán chỉ còn 2,3 tỷ đồng.
Khi đó anh Tuấn bộc bạch, biển số 37A- 888.88 đã gắn bó với anh lâu năm và có nhiều kỷ niệm.
Theo quan niệm phong thuỷ của giới chơi xe, biển số ngũ quý 8 có ý nghĩa phát tài, phát lộc, mang lại sự thịnh vượng nên được rất nhiều người săn đón, tìm kiếm. Các giao dịch mua bán xe biển ngũ quý 8 thường có giá trị rất cao, gấp 3-4 lần so với giá gốc ban đầu của xe. Ví dụ như xe sang Mercedes GLC 200 biển ngũ quý 61A-888.88 được rao bán lại với giá lên đến 7,8 tỷ đồng cuối tháng 3/2022; xe bình dân Kia Cerato biển số 51G-888.88 rao bán giá 3 tỷ đồng hồi tháng 3/2019...
Tại phiên đấu giá biển số đầu tiên ngày 15/9, biển ngũ quý 8 của TP. HCM 51K-888.88 đã từng đạt mức trả giá lên tới 32,34 tỷ đồng. Sau đó, người trúng ở Thanh Hoá đã không nộp tiền trúng đấu giá và bỏ cọc. Biển số này được đấu giá lại ngày 21/10 và mức trúng cũng cao chót vót tới hơn 15 tỷ đồng.
Nếu không có quy định về biển số định danh cá nhân, chắc chắn chiếc Range Rover bán đi kèm biển ngũ quý 8 sẽ có giá cao hơn 7 tỷ đồng nhiều lần. Với chiếc xe mới Lexus LX600 trị giá khoảng 8,5 tỷ đồng, biển ngũ quý 8 được gắn lên sẽ góp phần làm giá trị chiếc xe tăng lên tới 2-3 lần.
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Bán Range Rover giữ biển ngũ quý 8, nhà giàu càng 'giàu' nhờ định danh biển số