OnlinePajak cho phép người dùng lưu lại các khoản thuế phải nộp và giao dịch bằng một vài cú click chuột thay vì điền vào hàng đống giấy tờ. Vì nền tảng được xây dựng trên blockchain, mọi thông tin được bảo đảm an toàn trước lừa đảo chiếm đoạt. Startup với 4 năm tuổi này đã hỗ trợ hơn 800.000 doanh nghiệp và cá nhân thoát khỏi gánh nặng thủ tục thuế quan. Người dùng được miễn phí dịch vụ cơ bản, còn một vài tính năng bổ sung bổ sung như thuế tiền lương sẽ phải đóng một mức phí. Mô hình kinh doanh của OnlinePajak đã thu hút được hàng loạt công ty đầu tư mạo hiểm như Sequoia Capital đổ hàng triệu USD. Cơ quan thuế vụ Indonesia đã chọn OnlinePajak làm đối tác cung cấp dịch vụ trực tuyến e-filing và e-biling.
Trải khắp khu vực Đông Nam Á, những thử nghiệm đã bắt đầu được thúc đẩy. Trong tháng 5/2018, Philippin đã mở cửa chào đón không gian làm việc trên cơ sở blockchain đầu tiên của quốc gia này, tập trung vào ngành công nghệ tài chính. Blockchain Space, nhà điều hành dịch vụ nói trên, đã thực hiện các dự án tương tự ở Jakarta và Kuala Lumpur, cũng như có kế hoạch mở rộng sang Thái Lan và Việt Nam vào cuối năm nay.
![]() |
Trong khi Đông Nam Á chưa hề xây dựng được danh tiếng của một trung tâm công nghệ toàn cầu, những bước đi chậm rãi gần đầy của cộng đồng startup cho thấy tiềm năng nuôi dưỡng công nghệ mới của khu vực. Với những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch nguồn vốn từ thung lũng Silicon sang các khu vực khác. Do khả năng Mỹ có thể ngăn chặn các luồng đầu tư của Trung Quốc vào các công ty công nghệ tại quốc gia này, nguồn vốn của nhiều ông lớn của Trung Quốc sẽ chảy vào những vùng trũng khác. Có thể kể đến các bước đi trong khu vực Đông Nam Á của các tập đoàn hàng đầu đại lục như Alibaba mua lại Lazada Group và ký các thỏa thuận hợp tác tại Malaysia và Thái Lan. Tencent đang đầu tư vào Sea, công ty vận hành sàn thương mại điện tử Shopee và nền tảng game Garena. JD.com, trong năm ngoái đã đầu tư vào nhãn hàng thời trang Pomelo của Thái Lan, còn hai dịch vụ đi chung lớn nhất khu vực, Grab của Singapore và Go-jek của Indonesia đều nhận được vốn từ Didi Chuxing và Meituan Dianping.
Tiến bộ đang được nhìn thấy khắp nơi. Tại Indonesia, một công ty phân tích dữ liệu trên nền tảng AI, Dattabot, đã phát triển một nền tảng chia sẻ dữ liệu qua blockchain mang tên HARA để giúp nông dân tạo ra mùa vụ bội thu trên quy mô lớn hơn. Ở Việt Nam, startup mang tên Sero đã dựa trên AI để tìm hiểu các bệnh dịch ảnh hưởng tới cây trồng và chia sẻ cách thức giải quyết với nông dân. Sero cho biết các bác sĩ ảo có thể xác dịnh được 20 bệnh cây trồng với độ chính xác từ 70 đến 90%.
![]() |
Bù lại những khách đặt cọc mua Bphone 2 sẽ được tham gia chương trình rút thăm để được hoàn lại 100% tiền cọc trên giá sản phẩm (giá dự kiến khoảng gần 10 triệu) kèm quà tặng ốp lưng chính hãng. Hiện đang có các mức tiền cọc là 2 triệu, 5 triệu và 8 triệu đồng. Theo đó sẽ có 5 người may mắn được hoàn lại số tiền cọc 8 triệu, 20 người được hoàn lại số tiền cọc 5 triệu và 475 người được hoàn lại số tiền cọc 2 triệu.
Thông trường, dù đặt cọc nhưng khách hàng không bị bắt buộc phải mua sản phẩm.
Thời gian để đặt mua Bphone 2 là từ hôm nay (26/7) đến ngày 7/8, ngay trước thời điểm lễ ra mắt chính thức ngày 8/8. Ban tổ chức sẽ tiến hành quay số vào lúc 14h ngày 9/8 và công bố danh sách trúng giải lúc 17h ngày 10/8. Điều kiện trúng giải là 6 số cuối số điện thoại trùng hoặc nhỏ hơn gần nhất với dãy số ngẫu nhiên gồm 6 chữ số (từ 0 - 999.999) được lấy thông qua trang random.org.
Thực ra việc "đặt gạch" Bphone 2 khá đơn giản và bài viết này chỉ điểm qua một vài chỉ dẫn cơ bản nhất.
" alt=""/>Hướng dẫn đặt mua Bphone 2 chờ giá hoàn tiền cọc 100%Chiều nay, ngày 18/6, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết kế hoạch triển khai hợp tác về ứng dụng CNTT giữa Bộ Nội vụ với Tập đoàn VNPT giai đoạn 2018-2019 và ra mắt Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ. Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng.
Theo nội dung hợp tác, VNPT sẽ tư vấn, hỗ trợ giải pháp, xây dựng và triển khai Đề án “Hệ thống CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã” nhằm tạo nền tảng về cơ sở dữ liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật về tích hợp để liên thông dữ liệu và thu thập dữ liệu quốc gia về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ công chức cấp xã.
Bên cạnh đó, VNPT còn tham gia đề xuất và triển khai dự án “Thí điểm hệ thống thẻ công chức, viên chức điện tử tại áp dụng tại khối cơ quan Bộ Nội vụ”, bao gồm: tích hợp thông tin về hồ sơ điện tử, thẻ ra vào cơ quan Bộ, thẻ ngân hàng, chữ ký số…tạo cơ sở triển khai rộng tới các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ.
Là một trong những doanh nghiệp Viễn thông - CNTT hàng đầu Việt Nam, VNPT có lợi thế sở hữu hệ thống hạ tầng hiện đại với mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh, thành phố, hệ thống kinh doanh với 7.000 nhân viên kinh doanh và hơn 103.000 điểm kinh doanh trên toàn quốc. Trung tâm dữ liệu IDC của VNPT là một trong những trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam đã đạt chứng chỉ quốc tế Up Time Tier III và ISO 27001 đảm bảo nhu cầu lưu trữ và bảo mật dữ liệu cho các cơ quan, doanh nghiệp.
Đặc biệt, VNPT đang là đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp Viễn thông - CNTT đến các cơ quan Đảng, Chính phủ, Bộ, Ban ngành và cơ quan hành chính tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo định hướng phát triển, VNPT sẽ là đơn vị chủ lực trong việc cung cấp giải pháp, xây dựng chính quyền số cũng như đô thị số. tập trung phát triển các sản phầm phần mềm ứng dụng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh, y tế, giáo dục… để trở thành Hub về CNTT trong khu vực châu Á.
Với những lợi thế kể trên, tại lễ ký hợp tác với Bộ Nội vụ, đại diện VNPT đã cam kết đầu tư nguồn lực tốt nhất đáp ứng nhu cầu ứng dụng viễn thông - CNTT của Bộ Nội vụ, trọng tâm của nội dung hợp tác giữa hai bên.
" alt=""/>VNPT hỗ trợ Bộ Nội vụ xây cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức