Ý tưởng xuất phát từ trường học
Vài ngày sau khi lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo trẻ Quảng Trị lần thứ XIII năm 2024 diễn ra, chúng tôi gặp 2 em: Trịnh Bảo Như (lớp 7B) và Trần Nguyễn Thủy Tiên (lớp 7A) tại Trường Tiểu học & THCS Trung Sơn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh. Thủy Tiên chia sẻ: “Vào năm học lớp 6, em nhận thấy sau mỗi giờ tan trường, mặc dù học sinh đã về hết nhưng tại nhiều lớp học, các thiết bị điện như: bóng đèn, quạt điện... vẫn còn hoạt động, dễ gây cháy nổ và lãng phí điện.
Vì vậy, em ấp ủ thiết kế và làm một thiết bị có thể tự động bật/tắt đèn, quạt và báo cháy”. Thủy Tiên trao đổi ý tưởng của mình với Bảo Như, người trước đó đã đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi Sáng tạo trẻ Quảng Trị năm 2021 với phần mềm phòng, chống COVID-19. Tuy nhiên, lúc bấy giờ học sinh lớp 6 chưa được học các kiến thức liên quan đến điện dân dụng nên ý tưởng này vẫn chưa thực hiện được.
Đầu năm học lớp 7, được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ thầy giáo Trịnh Giang Nam dạy môn Công nghệ và cô giáo Nguyễn Thị Phương dạy môn Vật lý, Thủy Tiên và Bảo Như bắt tay hiện thực hóa ý tưởng của mình. “Qua tìm hiểu, chúng em biết rằng trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thiết bị tự động bật/tắt đèn, quạt và báo cháy. Tuy nhiên, các thiết bị đó chỉ có 1 chức năng riêng biệt chứ chưa tích hợp được tự động bật/tắt đèn, điện và báo cháy trong 1 hệ thống duy nhất. Vì vậy, chúng em muốn thử sức làm ra một thiết bị tích hợp các chức năng trên”, Bảo Như nói.
Để làm ra thiết bị điều khiển đèn, quạt, báo cháy tự động thông minh trong lớp học, trước tiên 2 em thiết kế sản phẩm trên máy vi tính. Sau đó, dựa vào bản vẽ này để xây dựng mô hình thực tế. Tiếp theo, 2 em lập trình cho bộ phận điều khiển. Cấu tạo của thiết bị này gồm: 1 bảng mạch điện tử và 4 cảm biến điều khiển hệ thống điện (cảm biến chuyển động, cảm biến ánh sáng, cảm biến nhiệt độ, cảm biến khói).
Trong đó, cảm biến ánh sáng cho phép tự động bật đèn khi trời tối và tắt đèn khi trời sáng theo 4 chế độ khác nhau; cảm biến nhiệt độ cho phép quạt tự động tắt/mở theo nhiệt độ thực tế của phòng; cảm biến khói khi nhận được tín hiệu có khói, cháy sẽ kích hoạt chuông reo...
“Thiết bị này giúp con người giảm tiếp xúc với nguồn điện, tránh được những tai nạn không đáng có, đồng thời tiết kiệm điện. Thiết bị hoạt động rất ổn định và chính xác, chi phí đầu tư thấp (khoảng 1,4 triệu đồng); được áp dụng vào nhiều mục đích như tắt/mở hệ thống điện, quạt, báo cháy và có thể chống trộm được nếu thay thế các cảm biến khác. Chúng em đã thử nghiệm tại trường học và phát huy hiệu quả”, Thủy Tiên phấn khởi.
Sáng tạo từ niềm đam mê máy tính
Hoàng Duy Quản Trọng (lớp 12A1, Trường THPT Gio Linh), chủ nhân phần mềm nhận diện và cảnh báo dòng chảy rút xa bờ qua hình ảnh từ camera đoạt giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo trẻ Quảng Trị năm 2024 là người điển trai và thông minh. Năm lớp 11, em đoạt giải Nhì Kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hóa lớp 12 THPT môn Tin học.
“Mùa hè năm nào cũng có vài vụ đuối nước tại các bãi biển. Một người bạn của bố em cũng bị đuối nước khi tắm biển. Em được biết hầu hết nguyên nhân gây ra đuối nước khi tắm biển là do dòng chảy rút xa bờ. Dòng chảy này thường khó nhận biết và phát hiện bằng mắt thường. Trong khi đó, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn Quảng Trị và các tỉnh lân cận chưa có giải pháp nào để đảm bảo an toàn cho người tắm biển một cách chủ động. Vì vậy, em ấp ủ ý tưởng làm ra phần mềm nhận diện và cảnh báo dòng chảy rút xa bờ qua hình ảnh từ camera”, Quản Trọng mở đầu câu chuyện.
Từ tháng 9/2023, Quản Trọng dành thời gian tìm hiểu về cách nhận diện, hình thái, nguyên nhân và hậu quả của dòng chảy rút xa bờ. Sau đó là nhiều tháng trời khảo sát, chụp ảnh tại bãi tắm Cửa Việt, huyện Gio Linh.
“Em sử dụng ngôn ngữ lập trình Python, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với thuật toán YOLOv7, Google Colab, Thư viện OpenCV để xây dựng bộ dữ liệu, huấn luyện phần mềm. Em đã nhập 2.900 bức ảnh và dữ liệu về dòng chảy rút xa bờ để phần mềm học cách nhận diện. Trong đó, có 2.000 bức ảnh do em tự chụp bằng máy ảnh cá nhân và flycam”, Quản Trọng kể.
Khi hoạt động, mô hình này gồm có hệ thống camera giám sát kết nối với máy vi tính và hệ thống loa phóng thanh. Nếu phần mềm nhận diện có dòng chảy rút xa bờ qua hình ảnh từ camera thì sẽ phát thông báo qua hệ thống loa phóng thanh và gửi tin nhắn về hộp thư điện tử (email) của ban quản lý bãi tắm.
Từ đó, kịp thời cảnh báo, nhắc nhở người tắm biển tránh xa khu vực nguy hiểm, tránh tai nạn đuối nước xảy ra. Sau khi phần mềm hoàn thành, Quản Trọng đã tiến hành 3 đợt thực nghiệm ở bãi biển Cửa Việt và thành công.
Khi được hỏi về dự định sắp tới, Quản Trọng cho hay: “Em sẽ tiếp tục nghiên cứu để nâng cao cấp độ, giúp phần mềm có thể nhận diện và cảnh báo dòng nước rút xa bờ chính xác hơn và có thể cảnh báo khi có người đang tắm trong khu vực biển có dòng nước rút xa bờ”.
TheoTrần Tuyền (Báo Quảng Trị)
" alt=""/>Sáng tạo từ thực tiễn cuộc sốngTrao đổi với PV VietNamNet, anh Bình cho rằng thông thường xe có vấn đề gì sẽ hiện đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ nhưng má phanh mòn thế nào thì phải tháo bánh xe ra kiểm tra mới biết được. Anh đi xe cũng ít khi phanh gấp, xe cũng ít đi nên cũng lười đi bảo dưỡng định kỳ. Vì vậy, anh chủ quan không để ý đến bộ phận phanh và cũng không bao giờ nghĩ má phanh lại có thể mòn "hết sạch" như vậy.
Vị chủ xe cho biết: "Cách đây chưa lâu, vợ tôi có cầm lái xe, đi một đoạn dài thấy xe khá ì, kiểm tra thì thấy vợ tôi quên nhả phanh tay. Mazda CX-5 này được trang bị phanh tay điện tử nhưng lại không tự nhả như mấy dòng xe mới gần đây. Cũng vì là phanh điện tử nên tôi khó phát hiện ra là nó đã được nhả hay chưa như phanh tay truyền thống. Có thể vì điều đó mà má phanh của xe bị mòn nhanh hơn bình thường."
Để sửa chữa, anh Bình đã phải để xe lại xưởng mất mấy ngày. "Thật may là phát hiện kịp thời, dù có hơi muộn nhưng sự việc chưa bị đi quá xa. Thử tưởng tượng mình đang chạy tốc độ cao mà đạp phanh không ăn thì nguy hiểm đến mức nào", anh Bình kể lại.
Mặc dù cái giá phải trả cho sự chủ quan của anh Bình không cao, chỉ vài triệu đồng cho việc sửa chữa hệ thống phanh nhưng đây có thể được xem là một bài học về kinh nghiệm chăm sóc xe dành cho vị chủ xe này.
Nguyên nhân nào gây ra sự cố ở đĩa phanh và má phanh?
Về vấn đề này, kỹ sư Nguyễn Thành Tâm, chủ gara ô tô Thành Tâm tại phường Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) cho hay: "Để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động hiệu quả, bề mặt đĩa phanh (rô-to phanh) phải hoàn toàn phẳng và nhẵn. Má phanh cần phải tiếp xúc liên tục với đĩa phanh khi giảm tốc độ xe. Nếu bề mặt đĩa phanh có rãnh hoặc cong vênh, áp suất của má phanh sẽ không đồng đều, gây ra hiện tượng rung khi phanh để giảm tốc."
Các vấn đề thường gặp nhất với đĩa phanh là trầy xước và biến dạng. Nếu má phanh bị mòn, nó sẽ gây trầy xước. Như trường hợp xe Mazda CX-5 của anh Bình, má phanh này hết sạch, chỉ còn các lớp kim loại bên dưới ép vào đĩa phanh khi xe giảm tốc. Trong thời gian dài, điều này dẫn tới một phần bề mặt đĩa phanh đã bị mòn và tạo thành rãnh sâu.
Anh Tâm cho biết: "Trường hợp chủ quan, không thường xuyên kiểm tra bộ phanh và chạy mòn không còn cả má phanh như vị chủ xe Mazda CX-5 không phải là ít. Nguyên nhân thường đến từ thói quen lái xe phóng nhanh phanh gấp của người dùng, đặc biệt là nhiều trường hợp lơ đãng quên hạ phanh tay."
Theo vị kỹ sư này, trong trường hợp đĩa phanh của xe không bị hư hỏng nghiêm trọng, độ mòn vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo quy định của mỗi nhà sản xuất, kỹ thuật viên có thể thực hiện láng đĩa phanh để tạo ra bề mặt hoạt động trơn tru và phẳng. Chi phí láng đĩa phanh vào khoảng 200.000 đồng/đĩa.
"Tuy nhiên, việc láng đĩa phanh không thể làm lại quá nhiều lần bởi bộ phận này sẽ bị mòn nhiều sẽ mất khả năng tản nhiệt và hấp thụ nhiệt. Tùy theo từng trường hợp, phía gara sẽ tư vấn cho khách hàng nên khắc phục đĩa phanh hay cần thay mới. Chi phí cho một đĩa phanh mới từ vài trăm ngàn đồng cho đến vài triệu đồng", anh Tâm nói.
Trong trường hợp má phanh cũ của xe có thể vẫn còn tốt, nhưng người dùng cũng cần thay mới vì vật liệu ma sát có thể đã mòn không đều. Chi phí thay má phanh mới cũng chỉ dao động từ 300.000-800.000 đồng (đối với xe phổ thông).
Khi nào cần thay má phanh, đĩa phanh?
Theo kỹ sư Nguyễn Thành Tâm, vì thành phần và thiết kế của đĩa phanh khác nhau do đến từ các thương hiệu khác nhau nên tuổi thọ trung bình của mỗi đĩa phanh cũng sẽ khác nhau.
Để biết khi nào xe cần thay đĩa phanh cũng sẽ phụ thuộc vào phong cách lái xe của mỗi người. Nếu chủ xe thường xuyên lái xe trong thành phố, chắc chắn sẽ cần thay má phanh và đĩa phanh sớm hơn so với khi lái xe trên đường trường.
Cách tốt nhất để hạn chế tối đa các sự cố liên quan đến hệ thống phanh, người dùng nên kiểm tra bộ phận này trong mỗi lần thay dầu định kỳ. Má phanh có độ dày ban đầu là 10-12 mm, khi độ dày giảm xuống khoảng 2-4 mm (tương đương khoảng 20-30% độ dày ban đầu), đó là thời điểm người dùng nên cân nhắc thay thế để tránh phải thay đĩa phanh quá sớm.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Mang Mazda CXNắm được thông tin, CLB xe cổ Sài Gòn (Saigon Classic Car Club) liền chủ động ngỏ ý giúp đỡ. Sau đó, chiếc Rockne 91 tuổi được đưa về garage của anh Võ Quốc Bảo tại quận Tân Bình, TP.HCM. Dù khá bận rộn nhưng mọi công việc ở xưởng được "vứt" sang một bên, anh Bảo và nhóm thợ của mình lập tức dồn lực "giải cứu" cho chiếc Rockne Six 75 1932 nhanh nhất có thể. Các thành viên của CLB xe cổ Sài Gòn, đặc biệt là anh Nguyễn Xuân Thủy và anh Trần Hữu Phước luôn túc trực tại garage để hỗ trợ và cập nhật tình hình cho chủ xe Manuel Dubs.
"Rất may, qua kiểm tra, các bánh răng hộp số còn lành lặn, không có dấu hiệu bể hoặc xuất hiện mạt kim loại. Chỉ có bạc đạn hộp số bị rơ nhưng vẫn ở mức độ cho phép. Tuy nhiên, sau đó chúng tôi phát hiện thêm bánh răng cầu sau bị mòn và có mạt sắt nên xe có tiếng kêu hú lớn. Có lẽ, do thốc ga mạnh lúc chạy xe tại trường đua Đại Nam nên bộ bánh răng bị ảnh hưởng", anh Võ Quốc Bảo cho biết.
Để khắc phục, nhóm thợ của anh Võ Quốc Bảo đã chêm lại bạc đạn hộp số để giảm độ rơ, đồng thời, thay loại nhớt hộp số mới. Cụm bánh răng cầu sau được căn chỉnh, vệ sinh nhằm hạn chế tối đa tiếng kêu hú.
Anh Bảo cho hay: "Hư hỏng ở bánh răng cầu sau là điều không tránh khỏi khi chiếc xe được sử dụng trong thời gian rất dài. An toàn nhất vẫn là thay mới nhưng chờ được phụ tùng chuyển về từ nước ngoài sẽ rất lâu bởi đây là dòng xe hiếm. Dù sao, đây là giải pháp khả khi nhất trong bối cảnh hiện tại để đảm bảo chiếc xe vẫn vận hành an toàn và tiếp tục được hành trình. Anh em chúng tôi hôm trước làm tới tối muộn rồi hôm sau xuyên trưa đến tận tối mới xong để bàn giao cho ông Manuel Dubs".
Cuối cùng, chiếc xe cổ 91 tuổi đã được bàn giao cho người chủ sau 30 tiếng sửa chữa. Cuộc "giải cứu" cấp tốc này đã giúp cho tay đua 65 tuổi đến từ Thụy Sĩ kịp đuổi theo đoàn vào ngày thứ 3 của hành trình, khi đó đã đến Đà Nẵng, cách TP. HCM khoảng 900 km.
Ông Manuel ngỏ ý muốn gửi thù lao nhưng anh Võ Quốc Bảo nhất quyết từ chối. "Mặc dù với khách nước ngoài, điều này rất khó để chấp nhận, tuy nhiên với sự chân thành của chúng tôi, cuối cùng ông Manuel đã đồng ý. Ông ấy đã cảm ơn và gửi tặng một số vật phẩm kỷ niệm của đất nước Thụy Sỹ (dụng cụ đa năng Victorinox) và một số đồ lưu niệm của cuộc đua", anh Nguyễn Xuân Thủy kể lại.
"Với những người cùng đam mê xe cổ, chào hỏi khi gặp nhau trên đường và hỗ trợ nhau khi gặp sự cố dường như đã thành văn hóa của “người chơi xe”. Chúng tôi làm điều đó như một sự chia sẻ của những người cùng đam mê và thấy vui khi được làm như vậy", anh Thủy tâm sự.
Anh Thủy bày tỏ: "Việt Nam là một điểm đến trải nghiệm hấp dẫn của các tay đua xe cổ quốc tế với rất nhiều cung đường đẹp. Chúng tôi rất mong muốn khi đã đến Việt Nam, những người chơi xe cổ quốc tế cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam, với tất cả sự hiếu khách, thân thiện và chân thành".
Trước đó, năm 2018, trong hành trình xe cổ “Singapore to Ho Chi Minh”, một chiếc Mercedes-Benz đời 1970 đến từ Bỉ cũng bị trục trặc giữa đường do hỏng cầu sau. Anh Nguyễn Hữu Nhơn, thành viên của CLB xe cổ Sài Gòn, tình cờ sở hữu một chiếc xe tương tự đã sẵn sàng tháo bộ cầu sau trên xe mình để lắp vào xe của vị khách quốc tế, khi nào vị khách này hoàn thành chặng đua thì... trả lại. Tuy nhiên, sau khi phát hiện nguyên nhân do bánh răng bị lệch khiến xe không hoạt động được, anh Nhơn liền sắn tay vào, gia cố căn chỉnh bánh răng không khác gì thợ sửa chuyên nghiệp. Nhờ đó, chiếc xe cổ gần 50 năm tuổi đã hồi phục chỉ sau 1 ngày, giúp cho tay đua người Bỉ không bị tụt lại quá xa trong hành trình.
Đặc biệt, trong hành trình năm 2018, ông bà Manuel Dubs và Irene Dubs cũng góp mặt và cầm lái chính chiếc xe Rockne Six 75 1932 này. Cảm động trước những nghĩa cử đó, trên trang fanpage của CLB xe cổ Sài Gòn ngày 31/1, ông Manuel Dubs viết: "Những con người tuyệt vời! Cảm ơn các bạn rất nhiều".
Mẫu xe độc hiếm, đắt hàng dù chỉ ra đời vỏn vẹn 2 năm
Rockne là thương hiệu của Tập đoàn ô tô Studebaker (Mỹ)- là một trong những hãng xe ra đời sớm nhất ở Mỹ (năm 1852) khi cả thế giới vẫn còn đang đi xe ngựa là phổ biến. Lịch sử của Rockne cực kỳ ngắn ngủi khi chỉ tồn tại vỏn vẹn trong 2 năm (1932- 1933) nhưng lại đạt doanh số tốt đến bất ngờ. Đã có tới 37.879 chiếc xe Rockne được sản xuất bao gồm 16.860 chiếc phiên bản "65" năm 1932, 13.695 chiếc phiên bản "10" năm 1933 và 7.324 chiếc phiên bản "75" sản xuất trong trong cả 2 năm 1932 và 1933. Doanh số này bao gồm cả xe tải, sedan và coupe.
Tên thương hiệu Rockne được Studebaker đặt để vinh danh và tưởng nhớ huấn luyện viên bóng đá Notre Dame Knute Rockne, người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay thương mại, vốn là một nhân vật thân thiết với Tập đoàn ô tô Studebaker. Ngày nay, những chiếc Rockne luôn được săn tìm bởi độ độc hiếm nhưng giá cả phải chăng và động cơ bền bỉ. Mẫu xe được sưu tầm nhiều nhất ở Mỹ, rải rác trong cộng đồng chơi xe ở khắp các châu lục như Vương quốc Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Argentina, Đức, Bỉ, Hà Lan, Bulgaria, Ấn Độ, New Zealand, Philippines, Nam Phi, Na Uy, Austrailia và Canada.
Chiếc Rockne Six 75 đời 1932 của ông bà Manuel Dubs và Irene Dubs là chiếc coupe 2 chỗ ngồi, sử dụng động cơ xăng dung tích 3.3L, 6 xy- lanh thẳng hàng, công suất 71 mã lực, hộp số sàn 5 cấp với trục cơ sở dài 114 icnh (2,9m). Kể từ năm 2013, hai ông bà đã cùng chiếc xe này tham gia tới 8 hành trình và cuộc đua xe cổ quốc tế ở nhiều nơi. Tại Thụy Sĩ, ông Manuel Dubs vốn là tổng giám đốc một công ty nổi tiếng chuyên về phục chế xe cổ.
Trong hành trình “Road to Hanoi Marathon”, đoàn đua của CLB xe cổ quốc tế Rally The Globeg gồm các thành viên đến từ 10 quốc gia Âu- Mỹ, đều là các nhà sưu tầm giàu có và thành đạt. 26 chiếc xe sang cổ độc hiếm thuộc của các thương hiệu Bentley, Ford, Posrche, Mercedes, Fiat, Volvo, Jaguar... Cuộc đua được xuất phát từ trường đua Đại Nam (Bình Dương) ngày 28/1. Theo lịch trình, đoàn xe đã đến Campuchia vào ngày 2/2, sau đó chạy xuyên Thái Lan, Lào và sẽ trở lại Việt Nam vào ngày 18/2.
Bạn đang sở hữu chiếc xe đẹp, độc lạ? Hãy chia sẻ bài viết, thông tin và hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!