Tháng 8/2021, Văn phòng UBND tỉnh Sơn La là đơn vị đầu tiên triển khai mô hình “Phòng họp không giấy”. Sau gần 3 năm triển khai, điều dễ nhận thấy nhất, đó là giảm văn bản giấy, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian chuẩn bị họp... Từ khi triển khai đến nay, đã góp phần cải cách hành chính, hướng đến xây dựng chính quyền điện tử.
Ông Bùi Lê Mạnh, chuyên viên công nghệ thông tin, Văn phòng UBND tỉnh, cho biết: Trước đây, để phục vụ một cuộc họp, Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị của Văn phòng UBND tỉnh phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ và hàng tập văn bản. Từ khi ứng dụng mô hình “Phòng họp không giấy”, trước mỗi cuộc họp, dự thảo nội dung và tài liệu liên quan được bộ phận phụ trách tổng hợp gửi lãnh đạo phê duyệt.
Sau đó, bộ phận phụ trách cập nhật lên hệ thống để các thành viên tham dự cuộc họp nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến đóng góp. Với mô hình này, nguồn tài liệu mở và luôn sẵn sàng để các đại biểu tra cứu trên hệ thống. Sau khi họp xong, kết quả biểu quyết, ý kiến chỉ đạo, kết luận sẽ được tổng hợp và thông báo đến các đơn vị, cá nhân liên quan. Giảm văn bản giấy, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian chuẩn bị họp, tăng tương tác giữa các thành viên dự họp, là hiệu quả bước đầu khi triển khai mô hình “Phòng họp không giấy” tại Văn phòng UBND tỉnh.
Toàn bộ quy trình của “Phòng họp không giấy” được thực hiện thông qua hệ thống văn bản điện tử. Các thành viên dự họp có thể truy cập tức thời nhiều tài liệu liên quan đến nội dung họp qua thiết bị thông minh, như: Máy tính, ipad, smartphone... Bên cạnh đó, mô hình còn tăng cường các tiện ích điều hành cuộc họp, như: Sơ đồ phòng họp, đăng ký phát biểu, quản lý thành phần tham dự, biểu quyết kết hợp ký số...
Ông Trần Bình Minh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, cho biết: Qua triển khai thực hiện, “Phòng họp không giấy” rất tiện ích, giúp tổ chức quản lý điều hành của cơ quan hành chính chuyên nghiệp hơn. Giảm tối đa thời gian họp, thời gian lấy ý kiến, biểu quyết, qua đó, nâng cao chất lượng cuộc họp. Với một quy trình đầy đủ, khép kín hoàn toàn trên môi trường mạng, từ các khâu trước phiên họp, trong và sau phiên họp, giúp nâng cao công tác quản lý, giảm tối đa việc sử dụng văn bản giấy, sử dụng 100% văn bản và tài liệu điện tử trong các phiên họp.
Ông Phạm Quốc Chinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, chia sẻ: Trước sự phát triển công nghệ thông tin, việc chuyển đổi từ phòng họp truyền thống sang “Phòng họp không giấy” là rất cần thiết để thực hiện chuyển đổi số và cải cách hành chính trong việc tổ chức, triển khai, điều hành các cuộc họp. Phòng họp không giấy là giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin hữu hiệu với đầy đủ các tính năng, nhằm giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong phòng họp; nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian, chi phí, giúp lãnh đạo đưa ra quyết định kịp thời, nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, tạo ra môi trường tương tác đa chiều và tức thời, giúp người dùng có thể chia sẻ thông tin, trao đổi và phản hồi dễ dàng. Nhờ vậy, mọi vấn đề được xử lý nhanh chóng, hiệu quả, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Phòng họp không giấy là cơ sở quan trọng hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số ở Văn phòng UBND tỉnh, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành dựa vào dữ liệu số. Qua đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng đến cải cách thủ tục hành chính toàn diện, chuyên nghiệp, hiện đại, tạo lập môi trường làm việc ngày càng công khai, minh bạch và tiện lợi.
Theo Diệp Hương(Báo Sơn La)
" alt=""/>“Phòng họp không giấy” tiết kiệm, hiệu quảHTX Nông nghiệp Xứ Đoài đã đầu tư làm nhà màng cho toàn bộ diện tích nho và áp dụng phương pháp tưới nước nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng đến từng gốc nho, giữ ẩm cho đất và giảm chi phí công lao động.
Sau hơn 2 năm chăm sóc với không ít thất bại, đến nay cây nho hạ đen đã cho hiệu quả kinh tế cao, gấp hàng chục lần so với rau màu truyền thống. Đây cũng là cơ sở để chủ hộ trang trại nho Xứ Đoài mạnh dạn kêu gọi thêm vốn, tích tụ ruộng vườn để hình thành HTX Nông nghiệp Xứ Đoài.
Không chỉ nho HTX Nông nghiệp Xứ Đoài, thành công của cây nho hạ đen cùng với 1 số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới dần khẳng định xu hướng áp dụng công nghệ cao, chuyển đổi số (CĐS) trong sản xuất nông nghiệp ở các địa phương ngoại thành Hà Nội đang mang lại hiệu quả cao.
Bà Đỗ Thị Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quốc Oai cho hay: “Chúng tôi luôn hỗ trợ các hội viên tiếp cận ứng dụng công nghệ chuyển đổi số (CĐS) trong sản xuất nông nghiệp. Mô hình sản xuất nho hạ đen ở xã Cộng Hòa cũng đã triển khai phần mềm quản lý các đầu vào của trang trại như: quản lý phân bón và giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc khi sử dụng sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tới đây, Hội Nông dân huyện sẽ triển khai các lớp tập huấn để giúp hội viên có thể ứng dụng CĐS trong sản xuất nông nghiệp tốt hơn. Hội Nông dân huyện cũng triển khai hỗ trợ cài đặt các App như App Nông dân Việt Nam, App Dân Việt giúp cho hội viên nông dân tiếp cận được nhiều thông tin trong sản xuất nông nghiệp”.
Là một trong những đơn vị tham gia thực hiện quy trình nhật ký điện tử, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn - huyện Chương Mỹ đã ghi nhận được kết quả hết sức khả quan. Việc dán tem truy xuất nguồn gốc đã giúp sản phẩm rau của HTX minh bạch thông tin trên thị trường, từ đó giúp HTX kết nối tiêu thụ sản phẩm, thực hiện đồng bộ với các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị lớn và sàn giao dịch thương mại điện tử. Nhờ đó, nguồn rau của HTX tiêu thụ ổn định, sản lượng khoảng 3 tấn/ngày, cung cấp cho các siêu thị lớn, các bệnh viện, trường học… Sau khi trừ chi phí, mỗi năm HTX thu về hàng chục tỉ đồng.
Ông Hoàng văn Khảm, Giám đốc kỹ thuật HTX Rau quả sạch Chúc Sơn - huyện Chương Mỹ cho hay, HTX trước đây hoạt động theo phương pháp truyền thống nhưng từ ngày có sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác thì quản lý trên điện thoại thông minh. Tất cả những dữ liệu từ lúc làm đất, chăm sóc, đến khi thu hoạch đều qua hệ thống phần mềm kết nối giữa điện thoại thông minh và máy chủ của HTX. Khách hàng chỉ cần vào phần mềm quản lý rau Chúc Sơn là sẽ nắm được quy trình sản xuất rau VietGAP của HTX.
Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội, thành phố đến các huyện đang rà soát phương án quy hoạch nông nghiệp tích hợp vào quy hoạch thành phố. Trong đó định hướng cụ thể về quy hoạch nông nghiệp cao Hà Nội trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo ra 1 cấu trúc cân bằng hợp lý giữa các yếu tố trong hệ sinh thái nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường Thủ đô.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh CĐS trong nông nghiệp, Hà Nội xác định dựa trên nền tảng dữ liệu, tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như: đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh, chính xác, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các khâu trong quy trình sản xuất kinh doanh, quản lý giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm bảo đảm minh bạch, chính xác an toàn… giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.
Bà Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố Hà Nội cho biết: Thời gian qua, Hội đã hỗ trợ cho nông dân từng nội dung về việc ứng dụng CNTT, khoa học kỹ thuật cũng như CĐS trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đưa các sản phẩm tiêu biểu lên sàn thương mại điện tử. Thời gian tới, Hội sẽ tập trung triển khai xây dựng các kế hoạch, đề án về tập trung ruộng đất, xây dựng các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, chi, tổ hội nghề nghiệp, tập trung phát triển kinh tế tập thể.
Theo thống kê hiện nay, Hà Nội đã xây dựng được 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số hiện nay chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội. Các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao phát huy được tối đa giá trị nông sản, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bên cạnh đó giảm sức lao động cho người sản xuất." alt=""/>Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tạo đà phát triển bền vững