Gửi lời chúc mừng tới toàn thể nữ cán bộ công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại khối cơ quan Bộ TT&TT nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, Thứ trưởng Phạm Đức Long nhận định đây là một ngày đặc biệt nhằm tôn vinh những cống hiến thầm lặng nhưng đầy giá trị của các chị em, sự hy sinh và vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, lĩnh vực TT&TT đang đứng trước những thay đổi mang tính chất căn bản, đầy thách thức, đòi hỏi sự đổi mới liên tục. Các chị em ngành TT&TT đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình không chỉ trong chuyên môn mà còn trong xây dựng văn hóa làm việc, hết việc chứ không hết giờ của Bộ TT&TT.
Từ những đóng góp ý kiến xây dựng chính sách đến việc hoàn thiện văn bản pháp luật, từ những đề xuất giải pháp đến việc tham vấn chiến lược, ở đâu cũng ghi nhận sự chủ động, sáng tạo, đầy trách nhiệm của chị em.
Bên cạnh sự sắc sảo, bản lĩnh trong công việc, các chị em còn là người giữ lửa cho tổ ấm gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho chồng con yên tâm công tác, góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ ngành TT&TT giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Trong không khí vui vẻ, thân tình, cởi mở, các nữ cán bộ công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại khối 18 Nguyễn Du đã chia sẻ nhiều góc nhìn, đề xuất nhiều ý kiến, kiến nghị với lãnh đạo Bộ TT&TT.
Chánh Văn phòng Bộ TT&TT Hoàng Thị Phương Lựu đề xuất tới Thứ trưởng Phạm Đức Long - Chủ tịch Công đoàn TT&TT Việt Nam về việc cần có thêm các sân chơi cho chị em, với các hoạt động thể dục thể thao, nữ công gia chánh.
Thay mặt lãnh đạo Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phạm Đức Long ghi nhận các ý kiến đóng góp, đề xuất đã được chị em phụ nữ nêu lên tại buổi gặp mặt.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, Bộ TT&TT có cường độ làm việc, xử lý, giải quyết công việc rất cao, cán bộ công chức, người lao động luôn tận tâm với công việc, làm ngày làm đêm, không quản Thứ 7, Chủ nhật.
“Chúng tôi thấu hiểu rằng, để có được những thành quả hôm nay, các chị đã phải cân bằng giữa công việc và gia đình, giữa trách nhiệm xã hội và những bổn phận riêng, sự bền bỉ, kiên cường và sáng tạo của các chị đã làm nên sức mạnh tập thể, đưa ngành TT&TT phát triển ngày càng vững mạnh”, Thứ trưởng Phạm Đức Long chia sẻ.
Nhân dịp 20/10, thay mặt lãnh đạo Bộ TT&TT, các đồng nghiệp, Thứ trưởng Phạm Đức Long gửi đến toàn thể chị em những lời chúc tốt đẹp nhất, chúc các chị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
“Mong các chị tiếp tục giữ vững niềm đam mê, tình yêu nghề, không ngừng sáng tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành TT&TT và xã hội. Kính chúc chị em phụ nữ một ngày 20/10 thật ý nghĩa và tràn ngập niềm vui”, Thứ trưởng Phạm Đức Long chia sẻ.
Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương cũng gửi những lời chúc mừng chân thành nhất: "Chúc các chị em luôn xinh tươi, hạnh phúc, mạnh khỏe nhân ngày 20/10".
Qua đánh giá các lỗ hổng bảo mật theo danh sách của Microsoft công bố, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia vừa đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đặc biệt chú ý vào 9 lỗ hổng có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng.
Trong 9 lỗ hổng bảo mật mới được cảnh báo tới các đơn vị tại Việt Nam, có 7 lỗ hổng cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa, gồm: CVE-2024-43468 trong ‘Microsoft Configuration Manager’; CVE-2024-43582 trong ‘Remote Desktop Protocol Server’; CVE-2024-43572 trong ‘Microsoft Management Console’; CVE-2024-43504 trong ‘Microsoft Excel’; 2 lỗ hổng CVE-2024-43576, CVE-2024-43616 trong ‘Microsoft Office’; và CVE-2024-43505 trong ‘Microsoft Office Visio’.
Cảnh báo cũng chỉ rõ, lỗ hổng bảo mật CVE-2024-43583 trong ‘Microsoft Winlogon’ cho phép đối tượng tấn công thực hiện leo thang đặc quyền. Trong khi đó, lỗ hổng bảo mật CVE-2024-43573 trong ‘Windows MSHTML Platform’ cho phép thực hiện tấn công giả mạo.
Đáng chú ý, trong số 9 lỗ hổng bảo mật mới tồn tại trong sản phẩm Microsoft, các chuyên gia còn lưu ý thêm, thông tin chi tiết về lỗ hổng CVE-2024-43583 trong ‘Microsoft Winlogon’ đã được công bố công khai; còn 2 lỗ hổng CVE-2024-43572 trong ‘Microsoft Management Console’ và CVE-2024-43573 trong ‘Windows MSHTML Platform’ đều đang bị khai thác trong thực tế.
Cục An toàn thông tin cho hay, các lỗ hổng có mức độ ảnh hưởng cao và nghiêm trọng kể trên, có thể bị đối tượng tấn công khai thác để thực hiện các hành vi trái phép, gây ra nguy cơ mất an toàn thông tin và ảnh hưởng đến các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Vì thế, khuyến nghị với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam là cần kiểm tra, rà soát, xác định máy tính sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp có ảnh hưởng, biện pháp khắc phục tốt nhất là cập nhật bản vá cho các lỗ hổng bảo mật mới theo hướng dẫn của hãng Microsoft.
Cục An toàn thông tin cũng đề nghị các đơn vị tại Việt Nam tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Theo báo cáo tình hình an toàn thông tin mạng tại Việt Nam vừa được Cục An toàn thông tin công bố trên cổng Cổng không gian mạng quốc gia ngày 14/10, trong tháng 9/2024, hệ thống giám sát, rà quét từ xa của Trung tâm NCSC đã phát hiện hơn 1.600 lỗ hổng trên 5.000 hệ thống đang mở công khai trên Internet.
Cũng trong tháng 9, Trung tâm NCSC đã ghi nhận 12 lỗ hổng bảo mật mới được công bố, có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng và cao, có thể bị các đối tượng xấu lợi dụng để tấn công, khai thác vào các hệ thống của các cơ quan, tổ chức trong nước.
Những lỗ hổng bảo mật nêu trên, theo Cục An toàn thông tin, là các lỗ hổng tồn tại trên sản phẩm phổ biến của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
"Đề nghị các đơn vị cần thực hiện kiểm tra toàn diện và rà soát hệ thống của mình giúp xác định hệ thống của mình có sử dụng các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng không, nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời để bảo vệ an toàn thông tin. Đồng thời, liên tục cập nhật thông tin về các lỗ hổng mới, các xu hướng tấn công trên không gian mạng”, Cục An toàn thông tin nêu khuyến nghị.
Giảng viên sẽ phải buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm; Buộc xin lỗi công khai người học bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp người học hoặc người đại diện hợp pháp của người học bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai; Đồng thời cũng buộc thực hiện đúng chính sách đối với người học đối với hành vi vi phạm quy.
Ngược lại nếu có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng. Hành vi không thực hiện đánh giá, xếp loại; không xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; không bố trí nhà giáo đi thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định sẽ bị phạt từ 15 đến 20 triệu đồng.
Biện pháp khắc phục là buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.
Nghị định số 88/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75 triệu đồng, đối với tổ chức là 150 triệu đồng.
Theo đó, Nghị định quy định phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng sai tên gọi theo quyết định thành lập, cho phép thành lập, quyết định đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định thành lập, cho phép thành lập, quyết định chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nghị định quy định phạt tiền từ 50-60 triệu đồng đối với hành vi tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài nhưng không thực hiện báo cáo điều kiện bảo đảm tự chủ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, điều kiện tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài.
Phạt tiền từ 60-70 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp không đúng thẩm quyền; tổ chức hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài được cấp không đúng thẩm quyền.
Đối với hành vi tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Nghị định quy định phạt tiền từ 20-40 triệu đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp; 40-60 triệu đồng đối với trường trung cấp; trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; trường của lực lượng vũ trang nhân dân và phạt tiền từ 60-80 triệu đồng đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên môn đặc thù.
Nghị định quy định phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với hành vi tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài khi không đủ điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài.
Đồng thời, Nghị định cũng quy định nếu công khai không đầy đủ các nội dung về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp bị phạt tới 20 triệu đồng.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp bị phạt tiền từ 60-80 triệu đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động tuyển sinh, tổ chức đào tạo trong thời gian bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Phạt tiền đối với hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đúng tên ngành, nghề đào tạo hoặc ngành, nghề đào tạo không được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự… theo các mức phạt từ 40-150 triệu đồng đối với hành vi vi phạm tuỳ theo số lượng người học...
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 12/12/2022.