"Cuộc đời cũng vậy, chúng ta có những giai đoạn từ lúc bé thơ, thanh niên, trưởng thành, trung niên… trở về cát bụi. Quy luật đó chúng ta không tránh được. Chúng tôi mời các nghệ sĩ, danh ca hàng đầu hải ngoại, là những người đại diện cho mùa Đông và mùa Xuân, những thế hệ tiên phong, những người mang lời lời ca tiếng hát xuyên qua hai thế kỷ.
Thêm vào đó, từ quy luật tự nhiên ấy, liên hệ với cuộc sống của con người thì ta luôn thấy được rằng, những vất vả, khó khăn gặp phải trong cuộc đời này như cơn gió lạnh mùa Đông. Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày Xuân. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Đó cũng là thông điệp mà tôi muốn gửi gắm vào Tết vạn lộc 2023, khi mà chúng ta đã vừa trải qua những ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh toàn cầu Covid-19”, Tổng đạo diễn Nguyễn Công Vượng chia sẻ.
Chương trình sẽ quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và hải ngoại: Chế Linh, Tuấn Vũ, Hương Lan, Trường Vũ, Quang Lê, Ngọc Sơn, NSND Thu Hiền, Quang Hà, Chế Phong, Chế Phi, Chế Phương, Long Nhật, Hồ Quang 8, Đinh Hiền Anh, Dương Hồng Loan, Tuấn Cường.
Như thường lệ,Tết vạn lộckhông thể thiếu các tiểu phẩm hài sâu sắc, cười ra nước mắt – đặc sản của Tổng đạo diễn Nguyễn Công Vượng. Các danh hài sẽ tham gia vào các tiểu phẩm: Bảo Chung, Mr Vượng Râu, Tấn Hoàng, Chiến Thắng, Hiệp Vịt, Xuân Nghĩa, Trà My… Tổng đạo diễn Nguyễn Công Vượng bật mí, tiểu phẩm sẽ xoay quanh chủ đề về Hoa hậu. Bộ 3 MC Thảo Vân, Bạch Công Khanh, Nguyễn Hữu Chiến Thắng sẽ dẫn dắt chương trình.
Bật mí về màn tiểu phẩm của mình, nghệ sĩ Vượng râu cho biết năm nay anh sẽ có một tiểu phẩm về đề tài Hoa hậu. Anh đã nộp kịch bản về Sở Văn hoá, Thể thao trước khi và nhận được sự ủng hộ của đơn vị.
"Những tác phẩm bi hài kịch tôi đã thực hiện như: Mất cái ví, Mừng thọ mẹ, Nỗi niềm của cha, Thầy già con hát trẻ…được khán giả rất yêu thích. Năm nay câu chuyện mà tôi muốn gửi tới khán giả sẽ mang màu sắc tươi vui, giải trí và trẻ trung. Chúng tôi chưa tiết lộ được kịch bản vì sẽ làm mất đi sự thú vị, chỉ biết là có cuộc thi hoa hậu với cả phần thi áo tắm ngay trên sân khấu", nghệ sĩ Vượng râu cho biết thêm.
Quy tụ 4 bố con danh ca Chế Linh trên sân khấu là điều đặc biệt mà Vượng Râu làm trong năm nay. Nam nghệ sĩ cho biết: "Danh ca Chế Linh có 7 người con trai, dự tôi mời là 4 nhưng biết đâu đấy đến khi chương trình diễn ra, chúng tôi lại mời được tất cả tham gia thì sao? Nhưng chắc chắn sẽ là 4 bố con tham gia: là danh ca Chế Linh và 3 con Chế Phong, Chế Phi, Chế Phương. Đây là món quà đặc biệt mà chúng tôi muốn đưa đến cho khán giả yêu nghệ thuật. Là nhà sản xuất chương trình, chúng tôi muốn lưu giữ lại hình ảnh đẹp của gia đình Chế Linh vào Tết năm 2023 này".
Lần đầu trên sân khấu quy tụ được cùng lúc nhiều người con tới vậy, danh ca Chế Linh rất xúc động. "Tôi rất vui khi Vượng có những ý tưởng và chương trình rất bất ngờ. Tôi hạnh phúc khi Vượng đề nghị một chương trình kết hợp những anh em nghệ sĩ hải ngoại như Tuấn Vũ, Trường Vũ trong đó còn có gia đình chúng tôi: Chế Phong, Chế Phương và một số các con tôi sẽ được đứng chung sân khấu Thủ đô Hà Nội. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời tôi, niềm vui vô cùng to lớn của tôi. Tôi cùng các con sẽ hát, sẽ đến với quý vị bằng tình cảm… chân thành và đó là món quà đáng quý gửi tặng quý vị. Sự gắn kết của gia đình tôi trên trên sân khấu có lẽ là kỷ niệm đẹp của chúng tôi với sân khấu Tết Vạn lộc", danh ca Chế Linh chia sẻ.
Là người ít nhận lời đi hát, nhưng vì yêu mến và làm việc với Tổng đạo diễn Nguyễn Công Vượng rất nhiều năm nay nên Chế Phong tiếp tục nhận lời gắn bó. Chế Phong chia sẻ: "Khi được biết tin hát cùng các anh em trong gia đình, tôi vui lắm. Ba tôi có 14 người con với 7 trai, 7 gái, các người con của ba đều biết hát, nhưng cái nghiệp không đến với họ. Nếu lần này, chúng tôi được tụ họp thì vui quá, vì 40 năm rồi anh em chúng tôi không được gặp nhau đầy đủ, bởi mỗi người một nơi: Việt Nam, Mỹ, Canada... Cảm ơn chương trình đã cho tôi gặp được các anh em của mình".
Tết vạn lộc 2023 sẽ được phát sóng dịp Tết Dương lịch trên VTC, kênh YouTube Nụ Cười Vàng.
" alt=""/>Vượng Râu diễn hài kể chuyện khóc cười cùng Hoa hậuH’Hen Nie nổi tiếng là một hoa hậu giản dị, chân thành trong cả lối sống và cách trò chuyện với mọi người. Lần đầu tiên, trong chương trình Gõ cửa thăm nhà, cô chia sẻ về những thiệt thòi, khó khăn thời thơ ấu.
Chào đón 2 MC Quốc Thuận và Ngọc Lan về thăm nhà tại Đắk Lắk, H’Hen đã đưa 2 MC đi tham quan một vòng căn nhà sàn và ngôi nhà mới xây sau khi cô đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2017.
Tuy đã có nhà mới khang trang nhưng bố mẹ cô vẫn sống chủ yếu trong ngôi nhà sàn cũ đã được cơi nới rộng hơn. Chia sẻ về cuộc sống của gia đình sau khi con gái đăng quang Hoa hậu, bố của H’Hen thật thà nói rằng ông ít phải đi làm hơn, “sướng hơn”, “khách đến hay được uống rượu nhiều hơn”.
Cùng MC Ngọc Lan đi tới bờ suối trên con đường quen thuộc của tuổi thơ, H’Hen Nie giới thiệu ngày xưa mọi người hay lấy nước suối về dùng; tắm rửa, gội đầu cũng ở suối. Nhưng bây giờ, dân làng làm nông nghiệp gần nguồn nước nên nước suối không còn được sạch như xưa nữa. Đó là lý do cô thực hiện dự án mang nước sạch về cho bà con dân bản.
Ngồi bên con suối, H’Hen nhớ về thời kỳ tuổi dậy thì “đầy sóng gió”.
Gia đình đông con - 6 anh chị em, hoàn cảnh khó khăn, ba phải đi làm thuê, mẹ bận việc nương rẫy. Từ nhỏ đến lớn, gần như cô và các anh chị em đều không trò chuyện, chia sẻ gì với ba mẹ.
“Bọn em chỉ sống hoà mình vào thiên nhiên” - H’Hen nói.
Những người gần gũi nhất với cô là ông bà, ba mẹ cũng không bao giờ chia sẻ những vấn đề tâm sinh lý, kiến thức giới tính cho con cháu. Một phần vì ngại ngùng, một phần vì văn hoá, mọi người cho rằng đó là những chuyện “kị”, không nên nói tới.
Khi H’Hen bước vào tuổi dậy thì, cơ thể đã có những thay đổi nhưng cũng không ai nói gì với cô, kể cả là mẹ và chị là những người đã từng trải qua.
Cô nhớ, lần đầu có kinh nguyệt, cô sợ hãi, chạy vào vườn, ôm bụng ngồi khóc. “Em tưởng nó giống như đi ngoài, cứ vào toa-lét ngồi là hết nhưng ngồi nửa buổi vẫn vậy. Cứ thế, suốt 3-4 ngày em khóc”.
Cô vẫn nhớ những tháng đầu tiên trở thành thiếu nữ ấy diễn ra vào mùa hè. Không biết phải xử lý như thế nào nên mỗi khi “đến tháng”, cả ngày cô cứ đi thay đồ liên tục. Sau 3-4 tháng, H’Hen mới biết đi mua băng vệ sinh với tâm lý sợ hãi, ngại ngùng. “Mua xong, em còn không biết dán, dán ngược nhưng vẫn không dám nói với mẹ vì ngại”.
Thời đi học, cô có âm thầm thích một vài bạn trai nhưng chỉ là tình cảm con nít thoáng qua vậy thôi. Cô cũng không chia sẻ với ai. Nhưng mẹ cô là người thường xuyên gợi ý con gái đi lấy chồng.
“Nếu có ai thích em, mẹ biết thì 100% sẽ nói ‘mẹ thấy anh này được nè, mẹ sẽ đi hỏi cưới cho con’. (Người Ê Đê có tục lệ con gái đi hỏi chồng).
Hồi em mới học lớp 7, lớp 8 thì mẹ mua mỹ phẩm cho em bôi cho trắng, nói là để sớm có chồng. Vì những người bằng tuổi mẹ trong buôn có cháu hết rồi. Hồi sinh viên, em có kể với ba mẹ chuyện thích một anh gần nhà. Thế là mẹ tự đi tìm hiểu anh đó là ai và tới tặng gạo cho người ta luôn”.
H’Hen nói, mẹ cô không bao giờ động viên các con đi học mà chỉ động viên đi lấy chồng. Nhưng cô không phản kháng bằng cách nói không, mà thường sẽ lảng tránh.
“Thời đi học, hầu như mẹ đều cấm. Mẹ không ưu tiên cho việc học hoặc là không hỗ trợ hết mình. Có những thời điểm khó khăn quá, mẹ cũng hay nói những câu như là ‘nghỉ học đi, đừng đi học nữa, tốn tiền quá rồi’”.
Ngày quyết định vào Sài Gòn học, ba đưa cô ra bến xe. “Ba đợi đến lúc xe chạy mới về vì ba sợ em bị lấy mất đồ” – nàng hậu cười sảng khoái khi nhớ về chuyện ngày xưa.
Còn mẹ thì dặn đi dặn lại phải cất tiền vào trong giày. Nhưng đến lúc lên xe khách giường nằm phải tháo giày ra thì tiền rơi, cô lại phải nhét số tiền vào trong tất.
Thời sinh viên, có những lúc buồn tủi, sợ hãi nhưng cô không dám chia sẻ với bố mẹ vì sợ mẹ lại bắt về quê.
“Em sợ nghe câu đó kinh khủng” - H’Hen nói.
Bù lại cho sự thiếu vắng quan tâm của ba mẹ, H’Hen lại rất gần gũi với ông ngoại. Cô nói, ông là người giúp cô có ước mơ, là người truyền động lực cho cô rất nhiều.
Cô chỉ tiếc nuối một điều, đó là ông ra đi khi cô lên TP.HCM học. “Em đã tự trách mình đã không ở nhà thêm để chăm sóc ông”.
Từ khi H’Hen đăng quang, mẹ cô không còn hối con gái lấy chồng nữa. Thậm chí, khi nghe con có người yêu, mẹ sợ dư luận thay cô.
Mặc dù trải qua tuổi thơ thiệt thòi và thiếu thốn, song H’Hen Nie khẳng định cô chưa từng buồn hay giận ba mẹ về chuyện đó. Bởi vì cô hiểu, ngày xưa ba mẹ rất vất vả nên có cái lý riêng của mình.
Bây giờ, mẹ cô lại là người rất quan tâm và ủng hộ cô thực hiện các dự án cộng đồng. “Mẹ thường hỏi thăm, động viên khi em làm các dự án. Trong buôn, có người khó khăn, mẹ cũng gọi em nói nhà này nhà kia bị bệnh, mẹ tặng 10 triệu, 20 triệu nhé. Có mấy cô, mấy chị trong buôn cần tiền, mẹ cũng gọi em năn nỉ cho mấy cô vay tiền. Đó là việc mà mẹ muốn làm”.
Hiện tại, mong ước lớn nhất của H’Hen là ba mẹ luôn khoẻ mạnh. “Mẹ thường không chịu đi khám bệnh viện vì sợ các loại máy móc. Dù em ngồi cùng, mẹ cũng không chịu khám cái gì liên quan đến máy. Em chỉ giận chuyện đó thôi, còn lại mẹ rất tuyệt vời” - H’Hen chia sẻ.
Đăng Dương
" alt=""/>Hoa hậu H’Hen Nie lần đầu chia sẻ về tuổi dậy thì 'đầy sóng gió'Lá đơn thứ 72do tác giả Hoàng Thanh Du viết kịch bản. Đây là vở diễn đặc biệt bởi nó quy tụ hai nguyên thứ trưởng Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch: NSND Lê Tiến Thọ đạo diễn, NSND Vương Duy Biên thiết kế sân khấu.
Tác giả Hoàng Thanh Du cho biết, đây là kịch bản anh đã thai nghén từ năm 1995. “Sau gần 30 năm ấp ủ nay nay vở diễn đã được sân khấu Lệ Ngọc dựng lại. Tôi thấy rất vui mừng, câu chuyện kịch có thật 100% về một vụ án oan sai, được Bác Hồ yêu cầu điều tra lại…”.
Rất lâu, NSND Lê Tiến Thọ - Nguyên thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, nguyên Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam mới quay trở lại sân khấu với vai trò đạo diễn. Trả lời câu hỏi của VietNamNet: Khán giả mong chờ góc nhìn mới, phương thức truyền tải mới từ “đạo diễn cũ” để vở diễn không bị khô cứng, ông sẽ dùng mảng miếng nghệ thuật gì?Chia sẻ về điều này, Lê Tiến Thọ cho biết, đây là một trong những kịch bản hay của sân khấu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Làm sao chuyển tải được tư tưởng, phong cách và đạo đức của Bác trên sân khấu để khán giả cảm nhận rõ nét nhất và thể hiện ấn tượng nhất hình tượng Bác là trăn trở, thách thức lớn với ê kíp sáng tạo.
“Chúng tôi sẽ cố gắng tổ chức sân khấu, phối hợp âm thanh, ánh sáng, diễn xuất của diễn viên, ngôn ngữ của hoạ sĩ để tác phẩm này có ngôn ngữ của thời đại, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. Vở diễn cũng sẽ là tác phẩm sân khấu đặc biệt chào mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nay”, NSND Lê Tiến Thọ cho hay.
NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, hiện là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam ngoài được biết tới là lãnh đạo ngành văn hoá thì ông còn là nhà điêu khắc, người có nhiều kịch bản sân khấu tuy nhiên lần này ông xuất hiện ở vai trò thiết kế sân khấu. NSND Vương Duy Biên chia sẻ, khi đọc kịch bản, ông hình dung không gian sân khấu không phức tạp, thể hiện về Hà Nội mấy chục năm trước, rất thanh bình. Ở đó có không gian nhà sàn trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch – ngôi nhà sàn đơn sơ gắn với hình tượng Bác Hồ. Trên sân khấu còn có các cảnh về những chuyến đi vi hành của Bác. Bản thân NSND Vương Duy Biên đã tìm hiểu khá nhiều tư liệu về các chuyến đi nắm bắt tình hình, quan sát đời sống của người dân của Người và rất xúc động. Vì vậy, ông sẽ cố gắng thể hiện vào trong trang trí sân khấu để làm sao toát lên được hình ảnh Bác – Người lãnh tụ vĩ đại nhưng thật gần gũi, bình dị.
Truyền tích chùa Một Cột do tác giả Lê Thế Song viết kịch bản, đạo diễn đến từ TP.HCM - NSƯT Lê Nguyên Đạt. Tác giả Lê Thế Song cho hay, Truyền tích chùa Một Cộtlà vở diễn dã sử, mang tính huyền tích nhưng thông qua tác phẩm, ê kíp sáng tạo mong muốn thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn, trân trọng, yêu quý hơn di sản độc đáo này, kể cả việc ngôi chùa Một Cột được xây dựng vào thời kỳ nào, có kiến trúc độc đáo ra sao. Vở diễn cũng đồng thời chuyển tải thông điệp về tinh thần đại đoàn kết, hướng đến xây dựng đất nước hòa bình…"Vở diễn ngoài yếu tố tôn trọng lịch sử, tất nhiên cũng có chút hư cấu. Nhưng hư cấu gì thì hư cấu, điều cuối cùng tôi muốn truyền tải đó chính là góp tiếng nói cho thế hệ trẻ hôm nay thấy được một thời kỳ bách niên thịnh thế".
Theo NSƯT Lê Nguyên Đạt cho hay, khi đọc kịch bản anh đã rất tâm đắc và tìm ra được 3 thông điệp gửi gắm vào tác phẩm đó là: đạo giáo, đạo làm vua và đạo làm người.
Tình Lê
" alt=""/>Hai nguyên Thứ trưởng Bộ văn hoá cùng tham gia dựng kịch