Xe máy là phương tiện giao thông ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Tuy đây là một phương tiện hết sức quen thuộc với chúng ta nhưng chắc chắn có những điều về xe máy mà bạn vẫn chưa biết hết được, điển hình như chiếc chống xe.
Một chiếc xe máy đều có hai chiếc chống, một để chống đứng và một để chống nghiêng. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao chân chống nghiêng của xe máy lại ở bên trái chưa?
Chân chống được phát minh bởi Alfred Berruyer vào năm 1869. Ban đầu, chân chống được thiết kế bên dưới tay lái, ở phía bên trái. Có hai câu trả lời khi nói đến vấn đề chân chống ở phía bên trái: về thói quen và về kỹ thuật.
![]() |
Chân chống xe đầu tiên được thiết kế ở ngay dưới tay lái |
Về văn hóa, theo nhiều tài liệu, chống xe máy ở bên trái xuất phát thói quen thuận bên phải của con người.
Bạn có thể thấy, hầu hết chúng ta đều thuận bên phải nên khi dừng xe lại, để xuống xe, đa số đều đưa chân phải lên cao, xoay người theo hướng chiều kim đồng hồ.
Tương tự như khi lên xe, chúng ta cũng đưa chân phải lên và quay người ngược chiều kim đồng hồ để ngồi lên xe.
Vì thế, thiết kế chân chống bên trái là giúp người điều khiển xe có thể dễ dàng xoay người khi lên và xuống xe.
Nếu không tin, bạn có thể làm ngược lại khi lên và xuống xe: dùng chân phải làm trụ, chân trái đưa cao và xoay người qua bên phải, như vậy sẽ rất khó để giữ thăng bằng cho cơ thể. Điều này được áp dụng từ xe đạp cho đến xe máy.
Cũng có tài liệu cho rằng do thói quen lên ngựa, xuống ngựa bên trái của người Anh mà sau này khi xe máy ra đời, chân chống cũng được thiết kế bên trái để chúng ta bước lên và bước xuống ở phía bên trái xe.
Tuy nhiên, ý kiến này cũng gây nhiều tranh cãi.
![]() |
Chân chống nghiêng xe máy luôn được thiết kế ở bên trái xe |
Ngoài ra, chân chống xe ở bên trái còn liên quan đến yếu tố kỹ thuật bởi khi xe tay ga chưa ra đời, những chiếc xe số luôn có thắng sau ở bên phải. Chân chống ở bên trái có thể giúp hai bộ phận thắng và chống hoạt động độc lập.
Thêm vào đó, do hộp số ở bên trái, khi chuẩn bị chạy xe, bạn sẽ dùng chân phải làm trụ, chân trái gạt chống rồi đạp số.
Do đó nếu chân chống đặt ở bên phải, người điều khiển xe sẽ phải tốn thao tác hơn khi dùng chân phải gạt chống, dùng chân phải làm trụ, rồi mới dùng chân trái đạp số.
(Theo goawaygarage, quora, nytimes/ TTVN)
" alt=""/>Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao chân chống xe máy ở bên trái?Khi bắt đầu mới "chập chững" cầm vô lăng, xe số sàn sẽ là lựa chọn của gần như tất cả mọi người. Ở hầu hết các trung tâm lái xe ô tô đều bắt đầu dạy học viên bằng xe số sàn, khi lái được số sàn thì việc lái số tự động trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Sang số đúng cách
![]() |
Sang số xe đúng kĩ thuật. |
Khi sang số xe đúng cách bạn sẽ giúp xe của mình hạn chế côn xe bị mài mòn. Xe sẽ không bị ì và kéo dài tuổi thọ động cơ.
Khi khởi động xe không nên vào số đi luôn mà nên chờ máy nổ khoảng 30 giây đến 1 phút rồi mới sang số 1. Sau đó, khi muốn sang số 2 thì hãy đợi vòng tua máy đến khoảng 2.500 vòng/phút. Lúc này, xe sẽ khỏe hơn để tiếp tục sang số và máy sẽ bền hơn qua thời gian sử dụng.
Chân côn hợp lí
Chân côn luôn là vấn đề đối với mỗi người khi đi xe số sàn, nhưng cũng chính chân côn sẽ giúp xe an toàn hơn rất nhiều.
Nếu muốn xe vận hành êm ái thì bạn nên nhớ đạp côn phải vào hết và khi nhả côn gần hết thì dừng lại khoảng 3 đến 5 giây cho xe bắt đầu chuyển bánh rồi mới nhả hoàn toàn côn ra.
Khi đạp côn mà xe không khựng lại hoặc vọt đi là bạn đang dùng chân côn đúng cách, côn tiếp xúc với bánh đà phù hợp không bị đột ngột sẽ giúp xe bạn bền hơn.
Khi đi xe nơi đường đông người hay đường xấu cũng nên đệm chân côn thường xuyên để xe không bị giật.
Đề pa xe số sàn
Trong khi sát hạch tay lái, đề pa là phần thi dễ bị trượt nhất do quá trình nhả côn quá tầm nên xe chết máy.
![]() |
"Côn ra, ga vào" nhịp nhàng khi đề pa. |
Khi xe đến giữa dốc, đạp côn và phanh để xe dừng, bạn kéo phanh tay để không bị trôi. Sau đó, đề pa theo nguyên tắc "côn ra, ga vào" nhấn ga đến 1.500 vòng/phút và nhả côn (lưu ý không nhả hết côn ngay) cho đến khi xe có cảm giác nhấc đầu thì hãy thả phanh tay và xe sẽ từ từ lên dốc.
Tránh về số N (số mo)
Việc điều khiển xe số sàn về số N được các chuyên gia xe khuyên không nên làm. Vì khi về số N xe sẽ chạy theo quán tính lao về phía trước khiến bạn không làm chủ được tốc độ, khó xử lí khi gặp chướng ngại vật.
![]() |
Không về số N trong mọi trường hợp. |
Nhất là khi xe đổ đèo tuyệt đối không được về số N. Xe lao xuống dốc mà không có sự hỗ trợ của hộp số, chỉ phanh trong thời gian quá lâu sẽ khiến phanh bị nóng, quá nhiệt dẫn đến mất tác dụng. Nhiều người vì tiết kiệm xăng mà về số N nên không kiểm soát được tình hình dẫn đến những sự việc không đáng có.
Vượt xe trên đường
Nếu muốn vượt một xe trên đường thì hãy về số thấp (khoảng số 3), trong lúc về số để vượt cần đệm chân phanh, tránh hỏng động cơ và ly hợp. Trong lúc vượt kết hợp còi và xi-nhan sẽ giúp bạn và những xe xung quanh an toàn. Sau đó, có thể bỏ qua số 4 trung gian mà sang ngay số 5 để tiết kiệm nhiên liệu.
Những lưu ý nhỏ khi lái xe số sàn này sẽ giúp bạn yên tâm cầm vô lăng trên mọi hành trình.
(Theo NĐT)
" alt=""/>Kỹ năng lái xe số sàn an toàn cho các bác tài mớiLập tổ thu thập hồ sơ vụ 'hoa hồng 2,2 triệu đô'" alt=""/>'Chúng tôi không nhận hoa hồng của Bio