Với sự tập trung đầu tư của Nhà nước và các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng viễn thông của tỉnh đáp ứng tương đối tốt nhu cầu sử dụng phục vụ chuyển đổi số của người dân. Ngành viễn thông đã phủ sóng 100% sóng băng rộng di động và Internet ở tất cả các thôn trong tỉnh.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thanh toán trực tuyến. “Việc các cơ quan hành chính nhà nước đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và thanh toán trực tuyến đã tạo thuận lợi cho công dân trong giải quyết các thủ tục hành chính. Qua đó, rút ngắn thời gian, công sức và tiền bạc của công dân”, chị Phạm Thị Yến Ngọc, ở xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) nhận định.
Số người trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử ngày một tăng. Xu hướng người dân thực hiện mua sắm, thanh toán trực tuyến ngày một phát triển. Đây là tín hiệu cho thấy chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên trụ cột xã hội số, trong đó trọng tâm là hình thành và phát triển hệ sinh thái công dân số.
Em Nguyễn Thị Nhi, ở phường Nghĩa Lộ (TP.Quảng Ngãi) cho biết, em vừa trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Tất cả các bước từ giấy thông báo trúng tuyển, giấy báo nhập học đến việc xác nhận nhập học đều được thực hiện trên môi trường điện tử. Bên cạnh đó, các khoản tiền nộp đầu năm học, đóng tiền ký túc xá... em đều thực hiện trực tuyến nên rất thuận tiện, nhanh chóng.
Hiện nay, nhiều đơn vị, cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức thanh toán điện tử thay cho thanh toán trực tiếp. Nhiều cơ sở kinh doanh tạo mã QR để thuận lợi cho khách hàng khi thanh toán tiền. Không chỉ chuyển đổi số trong thanh toán, tiêu dùng, nhiều ứng dụng số được triển khai trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục... giúp người dân thay đổi cách tiếp cận, góp phần hình thành những công dân số.
Riêng trong lĩnh vực y tế, nhiều nền tảng số đã được triển khai như: Hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; quản lý tiêm chủng; hồ sơ sức khỏe điện tử... Các cơ sở y tế thực hiện kết nối liên thông giữa các cơ sở khám, chữa bệnh với hệ thống giám định của cơ quan BHXH; triển khai phần mềm quản lý thông tin bệnh viện, góp phần quản lý tốt công tác khám, chữa bệnh và thanh toán BHYT...
Theo BÁ SƠN(Báo Quảng Ngãi)
" alt=""/>Xây dựng hệ sinh thái công dân số![]() |
![]() |
Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban tuyên giáo có mặt tại công viên Lưu Hữu Phước cổ vũ cho Bá Vinh vào hôm thi chung kết |
Trong đó, yêu cầu Sở GD-ĐT chuẩn bị nội dung trước thông tin “Ban giám đốc Sở không quan tâm đến thí sinh Cần Thơ thi "Đường lên đỉnh Olympia vòng thi chung kết”; cụ thể là thí sinh Nguyễn Bá Vinh, học sinh lớp 12C, Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng.
Hôm 15/9, vòng chung kết “Đường lên đỉnh Olympia 2019” chứng kiến phần tranh tài của 4 thí sinh gồm: Trần Thế Trung (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An), Nguyễn Hải Đăng (THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa), Nguyễn Bá Vinh (THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ) và Đoàn Nam Thắng (THPT Chuyên Nguyễn Du, Đăk Lăk).
Kết thúc cuộc thi, Thế Trung vô địch đứng đầu với số điểm 245; Hải Đăng về nhì với 210 điểm, tiếp theo là Nam Thắng đạt 200 điểm và Bá Vinh đạt 120 điểm.
![]() |
Nhiều người đội mưa cổ vũ cho Bá Vinh |
Điểm cầu Cần Thơ được truyền hình trực tiếp từ công viên Lưu Hữu Phước. Dù hôm đó tại Cần Thơ có mưa nhưng hơn 1.000 học sinh, giáo viên và lãnh đạo TP Cần Thơ, cùng Sở, ngành “đội mưa” cổ vũ cho Bá Vinh.
Theo phản ảnh của một số tờ báo, hôm đó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ Trần Hồng Thắm không có mặt. Ngoài ra, khi Bá Vinh về đến sân bay Cần Thơ được một Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ra đón và tặng hoa, còn bà Thắm không có mặt…
Ở diễn biến khác, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh vừa có quyết định tặng bằng khen cho em Nguyễn Bá Vinh vì có thành tích xuất sắc tại cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia 2019”.
Tiền thưởng theo quy định tại Điều 73, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31-7-2017 của Chính phủ, từ nguồn khen thưởng của TP.
"Đường lên đỉnh Olympia" là cuộc thi gameshow của Đài Truyền hình Việt Nam, đã tổ chức được 20 năm, thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận. Bình luận về hiện tượng thu hút công chúng này, anh Lê Quang, một kiến trúc sư đang làm việc tại Đức, hiện cũng là nghiên cứu sinh tại Học viện kĩ thuật Liên bang Thụy Sỹ và khoa nghiên cứu sau Đại học ở Đại học Harvard cho rằng: Cuộc thi ra đời 20 năm trước trong bối cảnh thiếu các chương trình khoa giáo hấp dẫn cho thanh thiếu niên, ‘’Đường lên đỉnh Olympia’’ đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của đông đảo người xem. Tuy vậy, không nên vì quá yêu mến mà đặt kỳ vọng rằng người thắng cuộc trong cuộc thi này sẽ buộc phải trở thành những nhân vật kiệt xuất, đoạt giải Nobel, trở thành tỷ phú hay chính trị gia. Bởi lẽ những kỳ vọng đó là quá nặng nề cho một cuộc thi Đố vui.
- Kỳ vọng rằng người thắng cuộc sẽ buộc phải trở thành những nhân vật kiệt xuất là quá nặng nề cho một cuộc thi đố vui.
" alt=""/>Cần Thơ yêu cầu Sở Giáo dục cung cấp thông tin vụ 'không quan tâm đến thí sinh thi Olympia'Cụ thể, theo quyết định mới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùnglãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ TT&TT; trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức, cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ; công tác pháp chế và các công tác khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo Vụ Tổ chức cán bộ.
Thứ trưởng Phan Tâmđược giao giúp Bộ trưởng phụ trách các công tác: Hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế; thi đua - khen thưởng và lịch sử - truyền thống; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn, chất lượng thuộc lĩnh vực TT&TT; chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển ngành TT&TT.
Thứ trưởng Phan Tâm cũng đảm trách việc theo dõi và chỉ đạo Vụ KH&CN, Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, trường Cao đẳng TT&TT, trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT, Viện Chiến lược TT&TT, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
Thứ trưởng Phạm Đức Longđược phân công giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, giao dịch điện tử; phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; nội dung số; an toàn thông tin mạng; viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện.
Đồng thời, giúp Bộ trưởng phụ trách công tác Đảng, Đoàn thể; cải cách hành chính; đổi mới tổ chức quản lý, tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đầu tư, tài chính doanh nghiệp và hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Bộ; công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
Thứ trưởng Phạm Đức Long được giao theo dõi và chỉ đạo các đơn vị gồm Vụ Kinh tế số và Xã hội số; Cục Chuyển đổi số quốc gia; Cục An toàn thông tin; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Viễn thông; Cục Tần số vô tuyến điện; Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia; Viện Công nghệ số và Chuyển đổi số quốc gia cùng 2 doanh nghiệp là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.
Bộ trưởng phân công Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâmphụ trách các lĩnh vực báo chí, truyền thông; xuất bản, in và phát hành; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở. Theo dõi và chỉ đạo Cục Báo chí, Cục Thông tin cơ sở, Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục Thông tin đối ngoại; Báo VietNamNet; Nhà xuất bản TT&TT; Tạp chí TT&TT; Trung tâm Internet Việt Nam. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm còn được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ TT&TT.
Bưu chính và công nghiệp công nghệ số là 2 lĩnh vực Thứ trưởng Bùi Hoàng Phươngđược giao phụ trách. Thứ trưởng cũng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng phụ trách các công tác: Nội chính; kế hoạch - tài chính; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thanh tra; chuyển đổi số trong công tác cán bộ và chuẩn hóa quy trình cán bộ, hồ sơ cán bộ; ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong Bộ TT&TT; công tác quốc phòng - an ninh, quân sự, cựu chiến binh của Bộ.
Các đơn vị do Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương trực tiếp theo dõi và chỉ đạo là: Vụ Bưu chính, Vụ Pháp chế (phụ trách hoạt động hành chính của Vụ), Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Cục Bưu điện Trung ương, Trung tâm thông tin.
Song song với việc điều chỉnh một số công việc cụ thể của các Thứ trưởng, Bộ TT&TT cũng đã có một số thay đổi về phân công lãnh đạo Bộ theo dõi các địa phương, hội, hiệp và tham gia các ban chỉ đạo, ủy ban, hội đồng.