
![]() |
Dự án đường sắt trên cao |
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, lũy kế từ đầu năm 2016, vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của Hà Nội ước đạt 7.968 tỷ đồng, tăng 36% so cùng kỳ năm trước và đạt 26,1% kế hoạch năm 2016.
Nhìn chung, tình hình thực hiện vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách 4 tháng đầu năm tăng đáng kể so cùng kỳ, các chủ đầu tư đang tích cực triển khai các dự án mới và dự án chuyển tiếp.
Trong quý I/2016 đã giải ngân được trên 10% kế hoạch vốn đầu tư năm 2016. Tuy nhiên, hiện nay một số dự án còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện của dự án.
Tiến độ một số dự án trên địa bàn TP. Hà Nội:
Dự án đường vành đai I(đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái), công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đã hoàn thành, hiện còn 3 hộ dân chưa bàn giao, chủ đầu tư đang phối hợp với UBND quận tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất.
Dự kiến sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà thầu trong quý II/2016. Về công tác thi công, hiện nay các gói thầu xây dựng đã thực hiện được trên 80% khối lượng xây lắp và đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công đồng bộ trên công trường để hoàn thành toàn bộ dự án đưa vào khai thác.
Dự án đường sắt đô thị (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội): Gói thầu CP04- Hạ tầng kỹ thuật Depot, hiện đã thi công được 90% khối lượng công việc và chủ đầu tư đang làm thủ tục đóng gói thầu.
Các gói thầu xây dựng khác đoạn tuyến trên cao vẫn đang được thi công và đạt tiến độ đề ra. Gói thầu hầm và các ga ngầm đang được chủ đầu tư phối hợp với các nhà thầu chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khởi công vào cuối tháng 4.
Công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ cho việc thi công phần ngầm đang được triển khai và thực hiện, UBND Thành phố đã chấp thuận bố trí quỹ nhà tái định cư cho các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng.
Dự án thoát nước Hà Nội (giai đoạn 2), tính đến nay đã có 7/16 gói thầu đã hoàn thành công tác thi công, bàn giao đưa vào sử dụng. Hiện dự án đang gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng do dự án trải dài trên 8 quận huyện và chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành.
Mặt khác, công tác thi công chỉ tập trung vào mùa khô, đồng thời chế độ, chính sách trong công tác giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi nên làm gián đoạn và kéo dài thời gian thực hiện bàn giao mặt bằng so với dự kiến ban đầu.
Theo Bizlive
Công trình đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông: Thiếu an toàn, nhiều sai phạm" alt=""/>Soi tiến độ 3 siêu dự án giao thông tại Hà Nội
Nhóm nghiên cứu của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh - Đại học (ĐH) Kinh tế TP.Hồ Chí Minh cũng nêu lên những khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế số của Quảng Ngãi. Nhóm nghiên cứu cho rằng, hạ tầng số phục vụ cho phát triển kinh tế số ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa còn mỏng; Quảng Ngãi còn 11 thôn khu vực miền núi có sóng di động chưa đảm bảo.
Nguồn nhân lực thúc đẩy kinh tế số được phát triển chủ yếu ở khu vực thành thị và chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Vấn đề an toàn thông tin vẫn là thách thức lớn, dễ gây ra nhiều hệ lụy khi sử dụng các phần mềm/nền tảng không có nguồn gốc. Những hạn chế ấy làm ảnh hướng đến công tác chuyển đổi số, đặc biệt phát triển kinh tế số của tỉnh.
Cần lựa chọn các công nghệ số phù hợp
Các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng có các rào cản nhất định làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Theo TS Nguyễn Sơn Tùng- Giảng viên khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng), các DN vừa và nhỏ có 3 rào cản lớn. Bản thân lãnh đạo các DN vừa và nhỏ rất chần chừ trong việc đầu tư công nghệ số.
Bản chất khi quyết định đầu tư vào công nghệ số thì chi phí ban đầu rất lớn, DN sẽ không thấy được lợi ích nhận được trong ngắn hạn. Về mặt cơ cấu tổ chức, DN ứng dụng công nghệ số, thì một số hoạt động phải được cắt bỏ và cắt giảm nhân sự; đồng thời, cần những người am hiểu để ứng dụng vào thực tế DN...
Để vượt qua những rào cản ấy, lãnh đạo các DN vừa và nhỏ phải có tầm nhìn và năng lực trong lĩnh vực chuyển đổi số. Như vậy, họ sẽ lựa chọn các công nghệ số có tính năng phù hợp với thực trạng của DN. Từ đó, DN sẽ có quyết định chi trả chi phí cho hoạt động chuyển đổi số một cách hiệu quả, tránh việc mua các công nghệ quá nhiều chức năng.
Song song với các hoạt động đầu tư về mặt công nghệ trong chuyển đổi số, DN phải thực hiện các hoạt động đào tạo để đảm bảo các nhân viên đủ khả năng để ứng dụng công nghệ số và thao tác được trên hạ tầng số mà DN đã xây dựng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Ngọc - Trưởng phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế (Trường ĐH Tài chính - Kế toán) - đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ, phát triển kinh tế số của tỉnh gặp không ít rào cản, nhưng với những thành công của hoạt động kinh tế số của Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua sẽ là bệ phóng, động lực phát triển kinh tế số của tỉnh trong thời gian tới.
Đầu tiên là hoạt động chuyển đổi số quốc gia, địa phương đang diễn ra mạnh mẽ, còn Quảng Ngãi cũng có nhiều chương trình hành động thúc đẩy kinh tế số. Bên cạnh đó, DN công nghệ số Việt Nam đang nhanh chóng trưởng thành, phát triển nhanh cả về chất và lượng, tạo thêm xung lực mới cho phát triển kinh tế số của tỉnh.
Kinh tế số mở ra các ngành công nghiệp mới, đa dạng hóa cơ hội nghề nghiệp. Trong thời gian qua, tỉnh có nhiều chương trình, xây dựng các vấn đề liên quan đến GD&ĐT gắn với chuyển đổi số. Đây cũng là động lực mới trong phát triển kinh tế số của tỉnh.
Hướng đến phát triển bền vững
Theo PGS.TS Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT), xét trên kinh nghiệm quốc tế của các nước phát triển, địa phương phải có được cơ cấu kinh tế bền vững để có được sự phát triển bền vững, nâng cao khả năng chống chịu trước những tác động bên ngoài.
Thế mạnh của Quảng Ngãi là công nghiệp; trong khi đó, dịch vụ lại chiếm tỷ trọng chưa cao. Vì vậy, để tiến tới cơ cấu kinh tế bền vững thì đến năm 2045, Quảng Ngãi cần tăng tỷ lệ đóng góp vào GRDP của các nhóm ngành dịch vụ.
Nhóm nghiên cứu của Vụ Kinh tế số và Xã hội số đề xuất, để thúc đẩy phát triển kinh tế số của tỉnh thì trước tiên, về mặt dịch vụ, Quảng Ngãi phải tăng cường thương mại điện tử; phát triển các dịch vụ logistics (hậu cần) hỗ trợ thương mại điện tử; dịch vụ viễn thông; các dịch vụ liên quan đến du lịch - văn hóa. Về nông nghiệp, tỉnh tiếp tục phát huy những thế mạnh của ngành nông nghiệp, tuy nhiên, người dân phải xây dựng các thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của mình để tăng giá trị của sản lượng nông nghiệp.
Về mặt công nghiệp, nhóm đề xuất thêm ngành công nghiệp mới đó là công nghiệp trung tâm dữ liệu. Đây là ngành công nghiệp mới, kéo theo hệ sinh thái của các nhà sản xuất phần mềm công nghệ số. Công nghiệp dữ liệu không chỉ đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng tầm trung.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao hiệu suất sản xuất. Song, trong bối cảnh cụ thể của tỉnh, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp bên cạnh những cơ hội thì cũng gặp rất nhiều thách thức. Trước thực tế đó, TS Trần Thị Trương - Phó Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (Trường ĐH Tài chính - Kế toán) đã đề xuất các giải pháp để cải thiện tình hình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh.
Cụ thể, đối với việc phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, tỉnh cần tăng cường công tác đào tạo cho nông dân. Người dân phải có kỹ năng giới thiệu sản phẩm livestream qua mạng xã hội - tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì khâu bán hàng sẽ tốt hơn. Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với vấn đề về cơ sở dữ liệu, nền tảng số, Quảng Ngãi cần tăng cường hạ tầng kết nối ở khu vực nông thôn để nông dân có thể sử dụng công nghệ số phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, mạng lưới liên kết giữa DN, các tổ chức và nông dân rất quan trọng để hỗ trợ nông dân tốt hơn. Đồng thời, nông dân cần xây dựng sơ sở dữ liệu, minh bạch về thông tin để thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ... Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm rủi ro, góp phần phát triển bền vững kinh tế Quảng Ngãi.
Hội thảo khoa học “Thực trạng và định hướng, giải pháp phát triển kinh tế số tỉnh Quảng Ngãi” đã thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia và nhà quản lý, cán bộ chuyên môn thực tiễn cùng 20 bài tham luận, thảo luận. Nhiều ý kiến với những góc nhìn đa chiều được nêu lên trong hội thảo. Trên cơ sở đó, Sở TT&TT sẽ cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh xây dựng Báo cáo đánh giá và đề xuất các định hướng, giải pháp phù hợp nhằm huy động sự tham gia tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng DN và người dân trong phát triển kinh tế số của tỉnh thời gian tới". Phó Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Quốc Huy Hoàng |
TheoTrịnh Phương(Báo Quảng Ngãi)
" alt=""/>Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế số tỉnh Quảng NgãiTheo phản ánh của học sinh, cô L. đã tổ chức dạy thêm nhưng một số học sinh trong lớp không tham gia lớp học. Do vậy, cô giáo đã nhắn tin với học sinh nội dung như trên.
Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Tấn Sĩ, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Linh, xác nhận đây đúng là phản ánh của học sinh nhà trường về cô L. - giáo viên dạy hóa học lớp 12.
Theo ông Sĩ, khi nắm được thông tin, ông đã yêu cầu cô L. giải trình sự việc và cô L. đã giải trình như sau:
"Vào tối ngày 21/ 9, trên diễn đàn học sinh TPHCM có xuất hiện bài viết đăng tải đoạn chat giữa tôi và học sinh lớp chủ nhiệm đã được cắt bớt, có nội dung phản ánh tôi chào mời học sinh học thêm.
Tôi xin giải trình sự việc như sau:
Đầu năm học 2024-2025 tôi nhận được sự phân công của trường giảng dạy môn hóa học và chủ nhiệm lớp 12A1. Lớp có tạo 1 nhóm Zalo chung gồm các thành viên lớp và tôi.
Trong thời gian đầu học tập, qua trao đổi với giáo viên dạy lớp năm trước, tôi nhận thấy học sinh còn yếu, mất kiến thức sau hè nên có đưa ra lời khuyên các em nên học thêm các môn các em định hướng thi tốt nghiệp, để thuận lợi vào được trường đại học mong muốn. Các em có thể học trung tâm hoặc vài thầy cô mà các em thấy tiếp thu được.
Thứ hai, theo tình hình học tập chung của lớp thì tôi vừa dạy và vừa bổ sung lại kiến thức 11 cho các em (do các em vốn học lực đã chưa tốt và nghỉ hè hoàn toàn không ôn lại nên gần như quên hết). Tôi có trao đổi với lớp là với thời lượng phân phối, tôi chỉ kịp dạy bài cơ bản, phần bài tập và kiến thức nâng cao không thể dạy kịp.
Sự việc trên đã bị học sinh cắt, lược, đưa lên diễn đàn, gây ảnh hưởng không hay về giáo viên nói chung, trường chúng ta và giáo viên trường nói riêng".
Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Linh cho hay, trong giải trình, giáo viên L. cũng nhận khuyết điểm về phát ngôn chưa chuẩn chỉnh của mình gây hoang mang cho học sinh của lớp, trường và dư luận không tốt. Đồng thời giáo viên cũng hứa sẽ tự kiểm điểm, sâu sắc rút kinh nghiệm và trau dồi lại ngôn từ của mình khi giao tiếp với học sinh.
Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Linh đã yêu cầu cô L. chấm dứt việc dạy thêm không đúng quy định, đồng thời nghiêm túc rút kinh nghiệm trong giao tiếp, phát ngôn với học sinh.