“Ông nội các cháu đang đi chăm bé út ở ngoài Hà Nội, còn bà nội bận đến nhà người quen hỏi vay tiền gửi ra cho ông nên gần đây, hai chị em chủ yếu phải tự chăm nhau", anh Nguyễn Bá Nhuận, cán bộ UBND xã Liên Thành giải thích.
Hơn 1 năm trước, anh Nguyễn Bá Cường (SN 1987, con trai ông Kỳ) qua đời vì ung thư gan. Sau khi chồng mất, chị Hoàng Thị Hiền (SN 1990) đành gửi 3 con nhỏ cho ông bà nội chăm sóc, xuất khẩu lao động sang Nga. Thế nhưng mới chân ướt chân ráo nơi đất khách quê người, chị nhận được hung tin con trai út Nguyễn Bá Phát (SN 2021) mắc bệnh ung thư máu.
Quá đau đớn, chị Hiền đòi vay tiền để trở về chăm sóc con trai nhưng chưa thể. Số nợ ngân hàng lo cho chị đi nước ngoài còn chưa trả được, nay chị lại như ngồi trên đống lửa, tìm cách xoay xở để lo cho con chữa bệnh.
Vừa trở về nhà sau khi được hàng xóm gọi cho vay chút tiền, bà Nguyễn Thị Vị (SN 1969, vợ ông Kỳ) kể tiếp. Vợ chồng anh Cường có với nhau 3 người con, lần lượt là Nguyễn Thị Cẩm Tú (SN 2012), Nguyễn Bá Tấn Tài (SN 2016) và Nguyễn Bá Phát (SN 2021).
"Do cuộc sống khó khăn nên vợ chồng Cường sống cùng chúng tôi. Hàng ngày Cường với bố đi cày thuê, Hiền ở nhà chăm con cái, làm việc công ty", bà Vị cho biết. Thu nhập tằn tiện cũng đủ trang trải sinh hoạt.
Tuy nhiên bất hạnh ập đến vào năm 2022, anh Cường thấy có biểu hiện đau bụng, đi khám thì phát hiện bệnh ung thư gan đã bước vào giai đoạn cuối. Chẳng bao lâu, anh trút hơi thở cuối cùng. Chứng kiến đàn con nheo nhóc, chị Hiền quyết định vay mượn để sang Nga, hy vọng có thể giúp tương lai các con tốt hơn. Chẳng ngờ, Phát cũng bị bệnh hiểm nghèo.
“Lúc đầu tôi định giấu nó (chị Hiền - PV), nhưng sợ cháu Phát có mệnh hệ gì, mẹ con không gặp được nhau thì không đành lòng. Tôi đành nói thật và cũng động viên con dâu bình tĩnh”, bà Vị đau xót.
Từ ngày cháu đổ bệnh, gánh nặng đặt lên vai ông bà nội già yếu. Ông Kỳ khăn gói đồ đạc đưa cháu ra Hà Nội chữa trị, còn bà Vị ở nhà vừa trông nom hai đứa lớn, vừa tìm cách xoay tiền. Ngày hai ông cháu chuẩn bị đi, vì không có tiền, con bò để nuôi giống phải bán gấp. Ấy vậy, số tiền bán bò cũng chỉ đủ trang trải 1 tháng ở bệnh viện rồi cạn sạch.
"Tôi phải hỏi vay thêm anh em, hàng xóm để gửi ra. Bệnh cháu chưa thuyên giảm mà bây giờ không còn biết nhìn vào đâu được nữa. Hai chiếc máy cày đã rỉ của Cường để lại tôi cũng đang rao bán mà chưa có người mua", bà chua chát.
Qua điện thoại, ông Kỳ cũng nghẹn giọng. Để tích góp mua từng bịch máu, viên thuốc cho cháu không phải chịu đau đớn, ông chỉ dám ăn uống qua loa. Phát đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ, thời gian còn lâu dài và tốn kém. Ở quê nhà, hai anh chị của con vẫn đang cần tiền ăn học.
"Nhiều đêm cháu đau quá, vừa khóc vừa đòi: "Con muốn mẹ, con muốn mẹ", tôi nghe mà buốt lòng, chỉ biết ôm cháu vào lòng khóc theo", ông ngậm ngùi.
Chủ tịch UBND xã Liên Thành, ông Trần Xuân Hương chia sẻ: “Gia đình ông Kỳ là một trong những hoàn cảnh khó khăn nhất xã. Những ngày qua, cán bộ cùng các ban ngành, đoàn thể cũng cố gắng kêu gọi cho gia đình để hỗ trợ cho cháu Phát có thêm kinh phí để chữa bệnh. Qua báo đài, tôi rất mong các nhà hảo có thể san sẻ, giúp cháu bé có thêm cơ hội chữa bệnh".
Việt Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Bá Kỳ, thôn Chùa Thàng, xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. SĐT 0363154407 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2023.332(cháu Nguyễn Bá Phát) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |
Trường Quốc học Huế trở thành di tích quốc gia đặc biệt |
Điều đặc biệt, tất cả các địa danh được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt nằm trong hệ thống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TT-Huế.
Theo tư liệu lịch sử để lại, năm 1895, cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) vào Huế thi Hội nhưng không đỗ.
Chuẩn bị cho kỳ thi năm sau, cụ xin vào học trường Quốc Tử Giám Huế và được chấp nhận.
Khi vào Huế, nhờ người quen giới thiệu, cụ Nguyễn Sinh Sắc thuê được gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba (nay là ngôi nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường Mai Thúc Loan, phường Thuận Lộc).
Sau khi ổn định chỗ ở và để có điều kiện chăm sóc gia đình, cụ Nguyễn Sinh Sắc về quê đưa vợ là bà Hoàng Thị Loan và hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (tên lúc nhỏ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) vào Huế.
Cũng chính tại ngôi nhà này, năm 1901 bà Hoàng Thị Loan từ trần.
Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ hai không đỗ, cụ Nguyễn Sinh Sắc về làng Dương Nổ dạy học.
Tại đây, cụ Nguyễn Sinh Sắc được giao ngôi nhà tranh ba gian hai chái làm chỗ ở và mở lớp dạy học.
Tháng 5/1906, cụ Nguyễn Sinh Sắc vào kinh đô Huế nhận chức Thừa biện Bộ Lễ, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế sinh sống và học tập tại Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba.
Năn 1908, Nguyễn Sinh Cung là một trong 10 học sinh giỏi nhất trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào học lớp đệ nhị niên trung học của Trường Quốc học niên khóa 1908-1909.
Năm 1990, nhân Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh TT-Huế cùng với Trường Quốc học đã xây dựng tượng Nguyễn Tất Thành (tên khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Quang Thành
Môn nữ công gia chánh sẽ dạy về kỹ năng sống, hiểu biết về văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc, giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực Huế cho học sinh.
" alt=""/>Trường Quốc học Huế trở thành di tích quốc gia đặc biệtĐặc biệt, trong số 21 ca mắc Covid-19 nói trên có 15 giáo viên, học sinh các trường thuộc xã Dân Lý.
Theo ông Cận, sau khi phát hiện các trường hợp F0, phòng GD-ĐT huyện Triệu Sơn đã cho toàn bộ học sinh của xã Dân Lý tmaj dừng đến trường. Trước mắt các nhà trường được yêu cầu thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch, điều trị cho số F0 sau đó mới tính phương án dạy học trong thời gian tới.
![]() |
Ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa lấy mẫu test cho người dân |
“Các trường sẽ hướng dẫn học sinh tự học tại nhà. Sau khi bóc tách số F0 và các ca tiếp xúc gần, trường lớp hoặc thầy cô nào đủ điều kiện dạy học online thì sẽ được triển khai”, ông Cận cho biết.
Liên quan tới ổ dịch trên, lực lượng chức năng đã truy vết được hơn 400 F1, gần 1.200 F2.
Hiện các ngành chức năng đã phong tỏa tạm thời toàn bộ xã Dân Lý, tạm dừng tất cả dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn.
Năm học 2021-2022, xã Dân Lý có hơn 480 học sinh bậc THCS, 765 học sinh tiểu học và 270 trẻ mầm non.
Lê Dương
Huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) vừa quyết định cho học sinh tất cả các cấp tạm dừng đến trường từ ngày 29/11 do tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn diễn biến phức tạp.
" alt=""/>Cả xã ở Thanh Hóa phải nghỉ học do có 15 học sinh và giáo viên mắc Covid